Điểm danh 5 hiện tượng thiên văn kỳ thú ở Việt Nam xuất hiện vào tháng 12/2021

Tháng 12/2021, người yêu thiên văn sẽ được chứng kiến một số hiện tượng kỳ thú như mưa sao băng Song Tử, mưa sao băng Ursids, Trăng Lạnh...

Đỗ Thu Nga
11:57 06/12/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Theo Hội Thiên văn Hà Nội HAS, trong tháng 11/2021, người yêu thiên văn đã được chiêm ngưỡng một số hiện tượng kỳ thú, trong đó nổi bật nhất là nguyệt thực 1 phần. Và khi tháng 12 đến, người yêu thiên văn lại lần nữa được chứng kiến một số hiện tượng thú vị như sau:

Trăng mới (4/12)

Mặt trăng sẽ xuất hiện cùng phía với mặt trời khi nhìn từ trái đất và sẽ không hiện diện trên bầu trời đêm. Pha trăng mới này diễn ra lúc 7h44 (giờ UTC). 

Đó là thời điểm tốt nhất trong tháng để quan sát các vật thể mờ như các thiên hà hay các cụm sao mà không gặp cản trở bởi ánh trăng.

Nhung-hien-tuong-thien-van-nao-se-xuat-hien-o-Viet-Nam-vao-12-2021-o

Nhật thực toàn phần (4/12)

Hiện tượng nhật thực toàn phần xảy ra khi mặt trăng che khuất toàn bộ mặt trời, chỉ còn một quần ánh sáng tuyệt đẹo ở xung quanh, được gọi là vành nhật hoa khi nhìn từ trái đất. Vị trí có thể quan sát được lần nhật thực toàn phần này giới hạn trong khu vực nam cực và nam Đại Tây Dương.

Song cả Nam Phi cũng có thể quan sát được nhật thực 1 phần. Theo NASA Map and Eclipse Information. Việt Nam hoàn toàn không thể quan sát được hiện tượng này.

Nhung-hien-tuong-thien-van-nao-se-xuat-hien-o-Viet-Nam-vao-12-2021-p
Nhật thực toàn phần đã khiến Nam Cực chìm trong bóng tối

Vào ngày 4/12, nhật thực bắt đầu lúc 14h và kết thúc lúc 15h06 (giờ Hà Nội), trong đó giai đoạn toàn phần diễn ra lúc 14h44, kéo dài trong chưa đầy 2 phút. Trong nhật thực, Mặt Trăng di chuyển giữa Mặt Trời và Trái Đất, đổ bóng lên hành tinh xanh. Với nhật thực toàn phần, Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất xếp thẳng hàng một cách hoàn hảo theo thứ tự.

Theo các nhà thiên văn học, nhật thực toàn phần tiếp theo sẽ diễn ra vào ngày 20/4/2023, quan sát được ở khu vực phía Nam và phía Đông châu Á. Trong khi đó, nhật thực một phần tiếp theo diễn ra sớm hơn, vào ngày 30/4/2022, quan sát được ở khu vực Đông Nam Thái Bình Dương và một số nơi thuộc Nam Mỹ.

Mưa sao băng Song Tử (Geminids - 13 - 14/12)

Mưa sao băng Geminid còn được gọi với tên “Vua của mưa sao băng” trong vô số cơn mưa sao băng diễn ra trong vòng 1 năm. Mưa sao băng này khởi nguồn từ việc hướng chính của cơn mưa trùng hợp với chòm sao Song Tử (Gemini). Theo NASA thì đỉnh điểm của Geminids sẽ đến với đêm 14/12 với tần suất đạt 120 sao băng trong 1 giờ. Điều này tương đương với 2 sao băng trong 1 phút.

Đại đa số các trận mưa sao băng khác đều bắt đầu từ sao chổi. Geminids lại có nguồn gốc từ các mảnh vụn của một tiểu hành tinh mang tên 3.200 Phaethon. Đây là 1 tiểu hành tinh sở hữu đường kính tầm 5km, di chuyển xung quanh mặt trời.

Nhung-hien-tuong-thien-van-nao-se-xuat-hien-o-Viet-Nam-vao-12-2021-y

Khi các mảnh vụn của tiểu hành tinh đã lưu lại trên đường di chuyển của chúng khi tiến gần Mặt trời. Mỗi năm, khi Trái đất đi qua các khu vực đó, mọi thiên thạch đi sâu vào khi quyển của Trái đất. Chúng sẽ cháy sáng để tạo ra vô số vật sao băng mà chúng ta có thể quan sát ngay khi ở mặt đất. 

Mưa sao băng Geminids được đánh giá là trận mưa sao băng lớn nhất trong năm. Số lượng lúc cực đại có thể lên đến 120 sao băng/giờ với rất nhiều vệt sao băng to và sáng.

Mưa sao băng này thường diễn ra từ ngày 7/12 đến ngày 17/12 hàng năm, Cực đại của năm nay sẽ rơi vào đêm ngày 13, rạng sáng ngày 14 tháng 12. Pha trăng khuyết sẽ hạn chế khả năng quan sát, nhưng mưa sao băng Song Tử vốn nổi tiếng với rất nhiều sao băng lớn và sáng, do đó khả năng vẫn xuất hiện sao băng đẹp mắt trên bầu trời.

Trăng tròn

Trăng tròn (cũng gọi là Mãn Nguyệt) là một trong các pha Mặt Trăng xảy ra khi Mặt Trăng được chiếu sáng toàn bộ khi nhìn từ Trái Đất.Pha này xảy ra khi Mặt Trăng ở vị trí xung đối với Mặt Trời (khi hai thiên thể nằm ở hai phía ngược nhau so với Trái Đất; một cách chính xác hơn, khi kinh độ hoàng đạo của Mặt Trời và Mặt Trăng chênh nhau giá trị 180 độ). Có nghĩa là, phần bán cầu của Mặt trăng hướng về phía Trái đất (bán cầu gần) được Mặt trời chiếu sáng toàn bộ và hiện lên như đĩa tròn (trong khi phần bán cầu kia không được chiếu sáng).

Nhung-hien-tuong-thien-van-nao-se-xuat-hien-o-Viet-Nam-vao-12-2021-t

Trong tháng 12/2021, pha sáng này diễn ra vào lúc 4h37 (giờ UTC). Trăng tròn tháng 12 được biết đến sớm nhất bởi các bộ lạc người Châu Mỹ bản địa dưới cái tên “Trăng Lạnh” vì đây là thời điểm không khí lạnh bắt đầu xuất hiện và thời gian ban đêm trở nên dài hơn.

Đông chí (ngày 21/12)

Đông chí năm nay sẽ xảy ra vào 15h50 (giờ UTC). Lúc này, cực Nam của trái đất sẽ nghiêng về phía mặt trời và mặt trời sẽ nằm tại vị trí xa nhất trong năm trên bầu trời về phía nam, đồng thời ánh sáng của nó sẽ chiếu thẳng góc lên đường chí tuyến nam ở vĩ tuyến 23,44 độ. 

Đây là lúc bắt đầu mùa đông ở bán cầu Bắc (Đông chí) và mùa hè ở bán cầu Nam (Hạ chí).

Mưa sao băng Ursids (Ngày 21 - 22/12)

Ursids là một trận mưa sao băng nhỏ với tần suất 5-10 vệt/giờ, hình thành từ các hạt bụi còn sót lại từ tàn dư của sao chổi Tuttle, được phát hiện vào năm 1790.

Nhung-hien-tuong-thien-van-nao-se-xuat-hien-o-Viet-Nam-vao-12-2021-g

Mưa sao băng này thường diễn ra từ ngày 17 đến 25/12 hàng năm. Cực đại của năm nay sẽ rơi vào đêm 21, rạng sáng 22/12 - trùng với pha trăng khuyết đầu tháng. Do đó sẽ gây ra trở ngại đối với việc quan sát. 

Tuy nhiên, nếu đủ kiên nhẫn, bạn vẫn có thể nhìn thấy được vài vệt sao sáng nhất. Thời điểm quan sát mưa sao băng tốt nhất là sau nửa đêm, khi mặt trăng đã lặn và ở một khu vực tối, xa ánh đèn thành phố.

Xem thêm: 3 Siêu trăng, 1 trăng máu và 1 trăng xanh sẽ xuất hiện vào ngày nào trong năm 2021?

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận