Những điều có thể công dân chưa biết về mã số định danh sẽ thay thế sổ hộ khẩu giấy

Khi mã số định danh được đưa vào sử dụng thì hộ khẩu giấy sẽ bị "khai tử". Điều này tạo thuận lợi rất nhiều cho người dân và sự quản lý nhà nước.

Đỗ Thu Nga
09:51 07/04/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Bộ Công an vừa ra văn bản giới thiệu một số nội dung cơ bản và điểm mới của Luật Cư trú năm 2020, có hiệu lực từ ngày 1/7/2021. Theo đó, hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được xây dựng, hoàn thiện vào tháng 7 tới sẽ giúp các cơ quan giải quyết nhiều loại thủ tục không cần sổ hộ khẩu giấy.

Thiếu tướng Tô Văn Huệ - Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an) cho biết, với tiến độ hiện nay, dự kiến đến 1/7 có thể hoàn thiện hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư giai đoạn 2 và vận hành 1 cách đồng bộ. 

Thông qua việc hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, người dân sẽ không cần phải cầm quyển sổ hộ khẩu giấy đi giao dịch. Mỗi công dân có 1 mã số định danh, một tệp hồ sơ riêng, cảnh sát chỉ cần tra họ tên trên máy tính để xem xét, hoàn thiện hồ sơ. Thậm chí, người dân có thể ngồi tại nhà khai báo thủ tục cư trú trực tuyến…

Mã số định danh là "chìa khóa" để mở ra các trường thông tin về người dân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Khi đó các cơ quan sẽ tra cứu thông tin từ cơ sở dữ liệu này để giải quyết các thủ tục hành chính, thay thế cho việc người dân phải xuất trình hoặc nộp bản sao có chứng thực các loại giấy tờ.

nhung-dieu-can-biet-ve-ma-so-dinh-danh-se-thay-the-so-ho-khau-giay-8
Bỏ sổ hộ khẩu giấy sẽ tạo điều kiện cho người dân và sự quản lý nhà nước

Dưới đây là 1 số điều có thể công dân chưa biết về mã số định danh cá nhân:

Mã số định danh cá nhân có từ đâu?

Mã số định danh cá nhân được xác lập từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo khoản 1 Điều 12, Luật Căn cước công dân năm 2014 và được dùng để kết nối, cập nhật, chia sẻ, khai thác thông tin của công dân.

Số Căn cước công dân (CCCD) được cấp cho mỗi người dân thông qua nhiều hình thức khác nhau:

- Qua đăng ký khai sinh cho trẻ sơ sinh: Số định danh cá nhân được ghi vào giấy khai sinh và đó cũng là số CCCD của người đó sau này  (quy định tại Điều 16 Luật Hộ tịch năm 2014 và khoản 2 Điều 19 Luật Căn cước công dân 2014).

- Qua việc cấp thẻ Căn cước công dân: Số thẻ Căn cước công dân là số định danh cá nhân (khoản 2 Điều 19 Luật Căn cước công dân).

Như vậy, số định danh cá nhân sẽ có từ khi mới sinh ra và sẽ theo công dân đến khi qua đời.

Cấu trúc của mã số định danh cá nhân

Mã số định danh cá nhân là 1 dãy số tự nhiên gồm 12 chữ số, có cấu trúc gồm: 6 số là mã thế kỷ sinh, mã giới tính, mã năm sinh của công dân, mã tỉnh, mã thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh và 6 số là khoảng số ngẫu nhiên (Điều 13 Nghị định số 137/2015/NĐ-CP).

Cụ thể, theo thông tư  số 07/2016/TT-BCA các mã số trong số định danh cá nhân gồm:

- 3 số đầu là mã tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh;

- 1 số tiếp theo là mã thế kỷ sinh, mã giới tính: Là số tương ứng với thể kỷ công dân được sinh ra và giới tính, cụ thể: Thế kỷ 20 (từ năm 1900 đến hết năm 1999): Nam 0, nữ 1;

Thế kỷ 21 (từ năm 2000 đến hết năm 2099): Nam 2, nữ 3;

Thế kỷ 22 (từ năm 2100 đến hết năm 2199): Nam 4, nữ 5;

Thế kỷ 23 (từ năm 2200 đến hết năm 2299): Nam 6, nữ 7;

Thế kỷ 24 (từ năm 2300 đến hết năm 2399): Nam 8, nữ 9.

nhung-dieu-can-biet-ve-ma-so-dinh-danh-se-thay-the-so-ho-khau-giay-4

- 2 số tiếp theo là mã năm sinh: Thể hiện 02 số cuối năm sinh của công dân;

- 6 số cuối là khoảng số ngẫu nhiên.

Mã số định danh cá nhân của công dân được bảo mật theo đúng quy định của pháp luật.

Mã số định danh các tỉnh trên cả nước

Theo Phụ lục 1, Thông tư 07/2016/TT-BCA thông thường chỉ cần nhìn vào 03 số đầu tiên của số định danh cá nhân là có thể biết được người đó được sinh ra ở tỉnh, thành nào.

BẢNG DANH MỤC MÃ TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG NƠI CÔNG DÂN ĐĂNG KÝ KHAI SINH

(Ban hành kèm theo Thông tư số 07/2016/TT-BCA ngày 01/02/2016 của Bộ Công an)

Stt

Tên đơn vị hành chính

1

Hà Nội

001

2

Hà Giang

002

3

Cao Bằng

004

4

Bắc Kạn

006

5

Tuyên Quang

008

6

Lào Cai

010

7

Điện Biên

011

8

Lai Châu

012

9

Sơn La

014

10

Yên Bái

015

11

Hòa Bình

017

12

Thái Nguyên

019

13

Lạng Sơn

020

14

Quảng Ninh

022

15

Bắc Giang

024

16

Phú Thọ

025

17

Vĩnh Phúc

026

18

Bắc Ninh

027

19

Hải Dương

030

20

Hải Phòng

031

21

Hưng Yên

033

22

Thái Bình

034

23

Hà Nam

035

24

Nam Định

036

25

Ninh Bình

037

26

Thanh Hóa

038

27

Nghệ An

040

28

Hà Tĩnh

042

29

Quảng Bình

044

30

Quảng Trị

045

31

Thừa Thiên Huế

046

32

Đà Nẵng

048

33

Quảng Nam

049

34

Quảng Ngãi

051

35

Bình Định

052

36

Phú Yên

054

 

Mã số định danh cá nhân làm ở đâu?

Như đã chia sẻ, mã số định danh cá nhân sẽ được cấp khi đăng ký giấy khai sinh và khi làm thẻ CCCD. Do vậy, việc cấp mã số định danh sẽ được thực hiện ở các đơn vị sau:

- Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ khi thực hiện đăng ký khai sinh;

- Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an cấp huyện;

- Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an cấp tỉnh;

- Trung tâm Căn cước công dân quốc gia, Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an.

Thủ tục cấp mã số định danh công dân cần biết

1. Trình tự, thủ tục cấp số định danh cá nhân khi đăng ký khai sinh (Căn cứ Điều 16 Luật Hộ tịch, Điều 14 Nghị định 137/2015)

- Bước 1: Người đi đăng ký Khai sinh nộp tờ khai theo mẫu và Giấy chứng sinh cho UBND cấp xã nơi cư trú của bố hoặc mẹ đẻ. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh.

- Bước 2: Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ nêu trên, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung khai sinh vào Sổ hộ tịch.

Nếu Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chưa vận hành hoặc Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử chưa được kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư: Cán bộ tư pháp - hộ tịch chuyển ngay các thông tin đăng ký khai sinh cho Bộ Công an qua tài khoản truy cập để nhận số định danh cá nhân của công dân.

Nếu Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử đã được kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cán bộ tư pháp - hộ tịch cập nhật thông tin khai sinh vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy số định danh cá nhân.

- Bước 3: Công chức tư pháp - hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch UBND cấp xã cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh.

2. Trình tự, thủ tục cấp số định danh cá nhân khi cấp thẻ Căn cước công dân

Bước 1: Công dân đã đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú nhưng chưa được cấp số định danh cá nhân khi làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân sẽ được điền Phiếu thu thập thông tin dân cư (DC01) theo mẫu Thông tư 41/2019/TT-BCA.

Bước 2: Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an kiểm tra thông tin của công dân, cấp và chuyển ngay số định danh cá nhân cho cơ quan cấp thẻ Căn cước công dân.

"Giải mã" ý nghĩa thú vị về dãy 12 số trên thẻ Căn cước công dân gắn chíp

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận