Mục đích cao cả của Niệm Phật là gì?

Niệm Phật chính là tích đức. Niệm một danh hiệu Phật liền có thể làm cho ba nghiệp thanh tịnh, đó là sự minh chứng niệm Phật đầy đủ Giới học.

Đỗ Thu Nga
06:00 31/12/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Niệm Phật là một phép tư trong Tịnh Độ Tông, một tông phái Phật giáo. Niệm là tưởng nhớ. Niệm Phật là tưởng nhớ đến danh hiệu Phật. Khi Niệm Phật phải dồn tâm trí, ý nghĩa hướng về danh hiệu Phật A-di-đà (("Nam mô A-di-đà Phật" hay "A-di-đà Phật"), hoặc hình dung tướng tốt và công hạnh của Phật.

Kinh Lăng nghiêm nói: “Thâu nhiếp tâm là Giới”. Niệm Phật chính là phương pháp thâu nhiếp tâm, tức dùng chánh niệm của việc niệm Phật làm dừng mọi vọng niệm đuổi theo cảnh duyên. Nếu vọng tâm đuổi theo duyên sắc trần, liền chuyên niệm A-di-đà Phật, Tịnh niệm tiếp nối, tự nhiên không theo sắc trần lưu chuyển, thâu nhiếp trở về chánh niệm niệm Phật.

Muc-dich-cao-ca-cua-Niem-Phat-la-gi-8

Khi tâm đuổi theo các duyên thinh trần... mỗi mỗi đều thâu nhiếp về chánh niệm Niệm Phật, như thế tự nhiên không đến nỗi phá giới làm việc ác. Niệm Phật, niệm đến chỗ niệm tương ứng với Phật, các vọng niệm đương nhiên chẳng khởi, ý nghiệp liền thanh tịnh, mọi giới luật tự nhiên đầy đủ.

Hai nghiệp thân và miệng cũng do ý nghiệp sinh khởi, ý nghiệp không nghĩ tưởng làm việc sát sinh, trộm cắp, tà dâm, không nghĩ tưởng nói lời dối trá, thêu dệt, hung ác, hai chiều thì thân và miệng tự nhiên không dẫn đến việc phạm giới. 

Thế nên, niệm Phật là pháp môn Tịnh nghiệp, niệm một danh hiệu Phật liền có thể làm cho ba nghiệp thanh tịnh, đó là sự minh chứng niệm Phật đầy đủ Giới học.

Niệm Phật để đưa đến sự nhất tâm

Làm sao để áp dụng Niệm Phật trong các vấn đề sinh hoạt hàng ngày? Khi ta đang làm một việc gì đó, không thể nào chúng ta vừa làm rồi miệng lại Niệm Phật cùng một lúc được, có khi lại gây ảnh hưởng xấu. 

Do vậy, khi làm bất cứ việc gì chúng ta cần tập trung nhìn nhận rõ, đâu là đúng, đâu là sai, đâu là cái cần gạt lọc, đó là ta đã sống trong phút giây của tỉnh thức rồi, việc này đồng nghĩa với việc chúng ta niệm Phật.

Niệm Phật để được giải thoát

Niệm Phật để được giải thoát, vậy từ giải thoát nghĩa là gì? Chữ giải là mở, thoát là ra. Nhưng đôi khi chúng ta không hiểu rõ rồi lại nhìn chữ giải thoát này ở một góc độ siêu xa vời.

Chúng sinh luôn bị Tam độc Tham - Sân - Si chi phối trong lòng, do đó việc niệm Phật là làm sao thoát khỏi sự ràng buộc của ba yếu tố này.

Muc-dich-cao-ca-cua-Niem-Phat-la-gi-6

Giải thoát ngay trong tâm thanh tịnh của mỗi người. Tâm của ta có sự an lạc, giải thoát tâm hồn thì ngay đó ta sống với thế giới thanh tịnh của Chư Phật. Chúng sinh ai cũng có Phật tính sáng suốt, nhưng bị vô minh che lấp, nên không nhận ra được tự tính sáng suốt của mình. Vì vậy, việc niệm Phật giúp ta trở về bản thể thanh tịnh của chính mình. 

Niệm Phật để được vãng sinh

Vãng sinh là sự kết thúc của cuộc đời này để sinh ra một thế giới khác, hay nói nghĩa rộng hơn, đó là cách chuyển hướng thay đổi từ cách sống này sang một lối sống khác.

 Ví như trước giờ ta sống trong sự giận hờn, buồn phiền và không làm chủ được tâm hồn. Nhưng khi hiểu được sân là nguyên nhân đưa đến sự đau khổ, lúc này chúng ta liền khắc phục sai lầm và thay đổi tích cực mạnh mẽ, đó là chúng ta đã chuyển đổi từ một cuộc sống sân hận thành một cuộc sống bao dung tha thứ, và đó cũng chính là vãng sinh. 

Cũng giống như người ham hút thuốc nhưng khi phát hiện ra mình bị nên bỏ ngay. Có nghĩa là người này cũng thay đổi từ một thói quen xấu sang thói quen tốt, đó cũng gọi là vãng sanh.

Như vậy, không cần phải chết mới được vãng sinh mà ngay trong đời sống hiện tại ta cũng được vãng sinh rồi. Vì thế, vãng sinh là sự thay đổi từ đức tính xấu ác của con người trở về con đường thiện lương, từ một người có thói quen ích kỷ, nhỏ mọn thành người bao dung, độ lượng...

Hành giả tu tập, Niệm Phật cần thực tập và áp dụng việc Niệm Phật trong đời sống thường ngày để tìm được nguồn an lạc hiện thực và luôn luôn trong thế giới của Đức Phật, đoạn dứt phiền não để trở về với bản thể thanh tịnh vốn có của mình. Đó chính là mục đích cao cả của Niệm Phật.

Xem thêm: Thiền sư Thích Nhất Hạnh: Mỗi chúng ta vẫn luôn "mang 1 đứa bé bị thương ở trong"

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận