Lời Phật dạy về chữ tâm thực ra chung quy lại ở 1 điểm: Tâm tạo nên cuộc đời

Sống ở đời, có thể không có tiền, không có tài nhưng nhất định phải có tâm. Người không tiền sống nghèo khổ, người không tài sống vô dụng nhưng người không tâm thì không có cuộc sống.

Đỗ Thu Nga
06:00 19/05/2022 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Những lời Phật dạy về chữ Tâm trong kinh sách giống như kim chỉ nam giúp chúng sinh đi đúng đường đúng lối, tạo ra cuộc đời ý nghĩa, phúc đức....

1. Nhất thiết duy tâm tạo

Kinh Nghiêm Hoa có viết "nhất thiết duy tâm tạo", tức là mọi việc đều do tâm sinh ra. Tâm là thứ điều khiển nảy sinh thiện ác ở đời. Tâm quyết định bạn là người lương thiện hay kẻ xấu xa.

Tâm tốt tạo ra thiện hạnh, nghiệp lành, hướng con người ta vào chính đạo. Tâm xấu thúc đẩy tham, sân, si, tạo ra tội lỗi ở đời. Từ trong tâm sẽ dẫn dắt hành động, từ hành động mà tạo ra nhân quả.

Loi-Phat-day-ve-chu-Tam-dang-suy-ngam

Phật dạy về chữ tâm là mong con người ta sống có tâm, sống hướng thiện. Khi rơi vào vào xoáy oan trái thì biết đường quay đầu, sám hối, cải nghiệp. Tâm sinh tính và tâm sinh tướng, tâm tốt thì mọi điều vẹn tròn.

2. Tùy tâm biểu hiện

Trong kinh Thủ Lăng Nghiêm có viết "tùy tâm biểu hiện", tức là mọi việc thiện ác ở đời đều do chữ tâm biểu hiện ra. Người hành động không tốt, có tính bạo lực, thù địch, dối trá thì tâm không sáng. Người nho nhã, lịch sự, thật thà là biểu hiện của tấm lòng tốt đẹp.

Không có chuyện tâm tốt mà biểu hiện ra xấu xa cũng không có trường hợp tâm xấu mà hành động lại đẹp. Tâm và biểu hiện rất nhất quán, có sự tương đồng, tương thông. Vì thế thông qua hành động của 1 người có thể thấy tâm của người đó. 

3. Tam giới tận tâm, tức thị niết bàn

Kinh A Hàm có chép "tam giới tận tâm, tức thị niết bàn", có nghĩa là chỉ khi nào tâm sạch ba cõi, không còn tham, sân, si thì mới thấy được Niết Bàn - cõi cực lạc tiên cảnh.

Loi-Phat-day-ve-chu-Tam-dang-suy-ngam-0

Lòng tham nổi lên có thể khiến con người gây ra những chuyện xấu xa. Lòng tham vô đáy, không điểm dừng, đạt được cái này lại muốn cái kia nên con người lúc nào cũng vất vả, bôn ba vì những thứ chưa thực sự có ý nghĩa. 

Khi lòng sân hận nổi lên, con người sẽ chìm trong sắc giới, sinh sự bất mãn, tự mình làm khổ mình, dù không tham nhưng có sân thì không thể hết khổ, không thể hết buồn, dễ đố kị, ghen tị mà làm việc ác. Khi lòng si nổi lên, ngu dốt u mê tăm tối, không thấy đúng sai, không màng phải trái, không có tâm dẫn đường, dễ mê lầm.

4. Nhất niệm sân tâm khởi, bách vạn chướng môn khai

Một khi tâm niệm tức giận, sân hận khởi lên mà chúng ta không tự kiềm chế, tự khắc phục thì trăm ngàn vạn chuyện khó khăn, đau khổ, chướng ngại nối tiếp sau đó.

Tâm dẫn đường hành động, tâm sinh tính cách, tâm làm nên tướng người nên tâm xấu ắt hẳn bao chuyện thiếu tử tế sẽ diễn ra.

Vậy nên, muốn có cuộc sống tươi đẹp, an yên hãy sống có tâm!

Xem thêm: Doanh nhân Minh Nhựa: Phía sau tay chơi xế hộp khét tiếng là người đàn ông ngộ đạo, dùng Phật pháp để hàn gắn gia đình

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận