Lời nhắc để đời của bố biến cô gái trở thành nhà nghiên cứu nổi tiếng, nuôi dạy 2 con thành tỷ phú, nhà ngoại giao

Sarah Emas được xem là "người mẹ huyền thoại" nuôi dạy 2 con thành tỷ phú và nhà ngoại giao. Nhưng ít ai biết được, bà cũng có 1 người cha tuyệt vời như thế.

Đỗ Thu Nga
10:20 30/07/2022 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Bà Sarah Emas có bố là người Do Thái, mẹ là người Trung Quốc. Bà sinh ra ở thành phố Thượng Hải, trải qua 3 cuộc hôn nhân và có 3 người con (2 trai, 1 gái). Dù đời sống hôn nhân không hạnh phú nhưng trong cách giáo dục con, Sarah được xem là "người mẹ huyền thoại" khi nuôi dạy thành công 2 con trai thành tỷ phú và con gái thành nhà ngoại giao. 

Được biết, Sarah Emas cũng là nhà nghiên cứu xuất sắc tại Học viện Khoa học Xã hội Thượng Hải, thành viên của Hội nghị Hiệp thương Chính trị quận Hồng Khẩu, và là một trong những tác giả có sách bán chạy nhất ở Trung Quốc.

Loi-nhac-cua-bo-bien-co-gai-thanh-nha-nghien-cuu-noi-tieng-8
Bà Sarah Emas

Trong các cuốn sách của mình và cả trong những lời trả lời phỏng vấn truyền thông, ngoài việc chia sẻ cách dạy con, bà cũng kể về người cha của mình. Đây chính là người đã dạy cho Sarah những bài học làm người quý giá, xây dựng nên sự thành công của bà sau này.

Dưới đây là những chia sẻ đáng ngẫm của Sarah về bố mình:

 Giáo dục gia đình luôn đặt "nhân cách" lên hàng đầu

"Nếu là trước đây, bố sẽ cho con học đánh đàn, nhưng chúng ta bây giờ là người tị nạn Do Thái... Con không học được đàn mà phải học làm người", bố tôi nói.

Bây giờ, nhìn lại quãng thời gian lúc nhỏ, chỉ cần bố mở lời, hàu như đều là chân lý làm người. Bố dạy tôi phải "trả giá trước". Ông nói: "Ở Trung Quốc, chúng ta là người nước ngoài, và chúng tôi phải lịch sự trong mọi việc".

Khi còn nhỏ, tôi thường cùng các bạn nhảy dây chun. Bố giải thích cặn kẽ cho tôi hiểu: Dây cao su rất dễ đứt, không nên dùng dây chun của bạn bè mà hãy dùng dây chun của chính mình và chơi với các bạn. Bố dạy tôi đặt người khác lên hàng đầu.

Loi-nhac-cua-bo-bien-co-gai-thanh-nha-nghien-cuu-noi-tieng
Sarah Emas hồi nhỏ và bố

Khi tôi mười tuổi, một đầu bếp ở tầng dưới thường làm bánh mì kẹp thịt cho mọi người ăn, và tôi thường được cho phần góc. Nó khiến tôi không vui. 

Thấy vậy, bố sốt sắng nói: "Con à, con phải biết rằng cái này là do người khác tặng cho con, không phải do chính con làm ra. Con không có quyền lựa chọn, con đừng đòi hỏi người khác".

Khi tôi lớn lên, bố đặt vấn đề giáo dục nhân cách lên hàng đầu. Ông đã từng viết những từ này vào một cuốn sổ và đưa cho tôi: Tình anh em, lòng biết ơn, sự chính trực, kiên nhẫn và lạc quan. Từ "kiến thức" được xếp sau các từ đó.

 Có kỷ luật trong lời nói và việc làm, không buông thả  

Từ khi tôi còn nhỏ, bố đã rất nghiêm khắc và đặt ra một số điều cấm. Ví dụ, không đi bơi, không mặc quần áo tắm. Những hạn chế của người Do Thái đối với con gái là: Váy ít nhất phải dài dưới đầu gối, vì vậy ông tuyệt đối không cho phép con mặc đồ bơi.

Vậy nên tôi đã không học bơi và vẫn chưa biết bơi. Ngoài ra, khi ăn không được gây tiếng động ồn ào. Nếu hai người nói chuyện, chỉ cần hai người đó nghe thấy giọng nhau, sẽ là bất lịch sự nếu làm ảnh hưởng đến người thứ ba. Ngoài ra, cũng không tùy tiện động tay chân với người khác. Vì một cô gái có học sẽ không tùy tiện tát mắng ai.

Ở trường, mặc dù tôi là người nước ngoài duy nhất, nhưng tôi được giáo dục như học sinh Trung Quốc, và bố đã nhiều lần nhắc nhở tôi tuân thủ các quy định của trường như học sinh Trung Quốc.

Tôi rất xinh đẹp, trên mặt có những đốm tàn nhang nhỏ, lông mi quăn và làn da trắng như tuyết, nên bố càng lưu tâm hơn. Ông vẫn luôn nhắc nhở tôi: "Chúng ta đang ở nước ngoài, chúng ta phải có kỷ luật trong lời nói và việc làm, và chúng ta phải nhã nhặn trong mọi việc, khiêm tốn với mọi người".

Cẩn thận với lời nói có thể làm tổn thương người khác

Bố từng kể cho tôi nghe câu chuyện về một con gấu bị thương nặng và đến bên ngoài cabin của một người kiểm lâm để cầu xin sự giúp đỡ.

Anh kiểm lâm nhìn nó, thấy thương và quyết định giữ lại. Vào buổi tối, người kiểm lâm đã kiên nhẫn và cẩn thận lau máu cho gấu, băng bó vết thương, chuẩn bị một bữa tối thịnh soạn cho nó thưởng thức. Điều này khiến gấu rất cảm động. Khi nó chuẩn bị ngủ, vì chỉ có một chiếc giường nên anh kiểm lâm đã mời con gấu ngủ cùng.

Loi-nhac-cua-bo-bien-co-gai-thanh-nha-nghien-cuu-noi-tieng-0

Ngay khi con gấu bước vào chăn bông, mùi khó chịu lọt vào lỗ mũi của nhân viên kiểm lâm. Anh ta nói: "Chúa ơi! Tôi chưa bao giờ ngửi thấy mùi hôi như vậy. Khủng khiếp quá". Con gấu không nói gì, và tất nhiên là không thể ngủ được.

Một lần, cả hai tình gờ gặp lại nhau sau nhiều năm. Người kiểm lâm hỏi gấu: Vết thương năm đó ổn rồi chứ?". Gấu trả lời: "Tôi đã quên đi nỗi đau ở da thịt, nhưng vết thương trong tim thì không bao giờ liền lại".

Bố đã dạy tôi ăn nói cẩn thận và trau dồi kỹ năng xã hội của mình mọi lúc mọi nơi, không được nói những lời tổn thương người khác. Ngôn ngữ thô tục không nằm trong ngôn ngữ và việc làm của tôi. Và tôi đã rèn luyện thói quen như vậy từ khi còn nhỏ. Đồng thời, tôi cũng kỷ luật ba đứa con của mình theo cách này: Không xúc phạm ai một cách tùy tiện, không nhận xét vô trách nhiệm, nói xấu sau lưng và cười nhạo khuyết điểm của người khác.

"Làm người thì nên chừa lại một con đường. Dù có lý do chính đáng cũng nên để lại ba phần cho người khác". Bố đã dạy điều này từ khi tôi còn nhỏ. Bố luôn nói với tôi rằng người Do Thái không có đất nước của riêng họ, họ sống trên đất của người khác, và họ phải để lại một phần ba thời gian của họ trong mọi việc họ làm.

Xem thêm: "Cô bé Lọ Lem" - bài học sâu sắc về cách dạy con của người Mỹ: Nếu không muốn nghèo, hãy đúng giờ

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận