LLVH: Tinh thần nhân đạo trong văn học

Những nhận định văn học dưới đây sẽ rất hữu ích cho các bạn học sinh giỏi Văn, các bạn đang ôn thi  THPT.

Đỗ Thu Nga
10:00 26/09/2023 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

1. Nhà văn Ý Claudio Magrid

Văn chương không cần những câu trả lời mà nhà văn đem lại, văn chương chỉ cần những câu hỏi mà nhà văn đặt ra, mà những câu hỏi này, luôn rộng hơn bất kỳ câu trả lời tường tận, cặn kẽ nào".

2. Giáo sư, nhà giáo nhân dân Lê Trí Viễn

"Tư tưởng nhan đạo xuyên suốt văn học từ xưa đến nay. Khái niệm nhân đạo có những tiền thân của nó, trong lời nói thông thường đó là "tình thương, lòng thương người".

3. Nhà văn Nga Marxim Gorki

"Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên, tôi tách khỏi con thú để lên tới gần con người".

4. Danh sĩ Nguyễn Văn Siêu

"Văn chương có loại đáng thờ và không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương. Loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người".

llvh-tinh-than-nhan-dao-trong-van-hoc-6

5. Nhà thơ Tố Hữu

"Văn học không chỉ là văn chương mà thực chất là cuộc đời. Văn học sẽ không là gì cả nếu không vì cuộc đời mà có. Cuộc đời là nơi xuất phát, cũng là nơi đi tới của văn học".

"Cuộc bể dâu mà con người nhìn thấy trong văn thơ dân tộc là máu trong tim của người nghệ sĩ".

6. Nhà văn Nguyễn Minh Châu

"Nhà văn phải là người đi tìm cái hạt ngọc ẩn giấu bên trong tâm hồn con người".

"Nhà văn tồn tại trên đời trước hết để làm công việc giống như kẻ nâng giấc cho những người cùng đường, tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn đến chân tường, bệnh vực những con người không còn được ai bênh vực".

Xem thêm

7. Nam Cao

"Chao ôi! Đối với những người ở chung quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngôc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương, không bao giờ ta thương". (Lão Hạc)

"Một tác phẩm thật giá trị phải vượt lên trên tất cả bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho tất cả loài người. Nó phải chứa đựng một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi, nó ca tụng lòng thương người, tình bác ái, sự công bằng... Nó làm cho người gần người hơn".

8. Giáo sư Đặng Thai Mai

"Điều quan trọng hơn hết trong sự nghiệp của những nhà văn vĩ đại ấy lại chính là cuộc sống, trường đại học chân chính của thiên tài. Họ đã biết đời sống xã hội của thiên tài. Họ đã biết đời sống xã hội của thời đại, đã rung động tận đáy tâm hồn với những lo âu, bực bội, tủi hổ và những ước mong tha thiết của loài người. Đó chính là cái hơi thở, cái sức sống của những tác phẩm vĩ đại".

Xem thêm: Hình tượng văn học trong một số tác phẩm

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận