Hình tượng văn học trong một số tác phẩm

“Hình tượng nhân vật được sinh ra từ tâm trí của nhà văn nhưng chỉ thực sự sống bằng tâm của người đọc”.

Đỗ Thu Nga
12:00 07/08/2023 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

HAI ĐỨA TRẺ - HÌNH TƯỢNG ĐOÀN TÀU

Đoàn tàu như một con thoi ánh sáng xuyên thủng màn đêm dày đặc, đem lại cho phố huyện thứ ánh sáng của chốn thị thành chỉ trong giây lát. Nó như vạch nối giữa quá khứ và hiện tại trong tâm trí của hai đứa trẻ. 

Đối với cư dân nơi đây, đoàn tàu là dấu mốc thời gian kết thúc một ngày. Thứ ánh sáng leo lét của con tàu vừa mang đến hy vọng mong manh cho cuộc sống tẻ nhạt của người dân phố huyện, vừa ngầm nói rằng những đứa trẻ xứng đáng được sống vui, hồn nhiên, được chăm sóc, yêu thương. Đồng tời cũng cho thấy một sự thật của cuộc sống: hi vọng có thể cứu rỗ con người dù cho niềm hi vọng ấy có mỏng manh đến đâu. Nếu có tia hi vọng, con người sẽ rơi vào vực sâu thăm thẳm của sự khốn cùng không thể thoát ra được. Nếu không có những chuyến tàu ấy, hai đứa trẻ có thể bị chìm vào bóng tối của phố huyện. 

DƯỚI BÓNG HOÀNG LAN - HÌNH TƯỢNG CÂY HOÀNG LAN

Cây hoàng lan là biểu tượng của khu vườn bình yên, của bà và quê hương, là sợi dây vô hình níu chân mỗi người con xa xứ. Hình ảnh cây hoàng lan còn là chứng nhân của một mối tình dịu ngọt đang chớm nở, đem lại màu sắc trữ tình lãng mạn, chất thơ cho truyện ngắn. Nó là biểu tượng cho cái đẹp, tình yêu, xúc cảm đầu đời trong sáng đẹp đẽ mà trong một đời người không dễ gì có lại lần thứ hai.

hinh-tuong-van-hoc-trong-mot-so-tac-pham-6

RỪNG XÀ NU - HÌNH TƯỢNG ĐÔI BÀN TAY TNÚ 

Đôi bàn tay của Tnú đã ghi tạc vào lịch sử một lời nhắc nhở vĩnh hằng: "Sẽ ra sao nếu kẻ thù đã cầm lấy súng rồi mà ta chưa kịp cầm giáo?" Khi đôi bàn tay Tnú còn lành lặn, anh không bảo vệ được cho những người anh thương yêu nhất, cũng không bảo vệ được chính anh trước bọn giặc tàn bạo, dã man.

Khi Tnú giết giặc với 10 ngón tay cụt, bàn tay anh hồi sinh, trở thành biểu tượng tiêu biểu của người anh hùng thời đại với lý tưởng sáng ngời, lòng quả cảm mưu trí, kiên cường và bất khuất được hun đúc bởi một khát vọng lớn, một tình yêu lớn. Bàn tay của Tnú đã làm sáng lên chân lý của thời đại cách mạng: Để sức sống của đất nước, nhân dân mãi trường tồn, không có cách nào khác hơn là phải cùng nhau đứng lên cầm vũ khí chống lại kẻ thù tàn ác. Đó là tinh thần mà chúng ta đã được chứng kiến qua 2 câu thơ:

"Đất nghèo nuôi những anh hùng

Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên"

NGƯỜI TRONG BAO - HÌNH TƯỢNG CÁI BAO

Kiểu người, lối sống trong bao đã và đang tồn tại ở nước Nga thời bấy giờ. Đối với Bê-li-cốp, hình tượng cái bao biểu tượng cho cái vỏ mà suốt đời anh ta muốn thu mình vào, giấu đi nỗi sợ hãi, sự nhút nhát, e dè với thế giới xung quanh. Qua đó, tác giả muốn lên án, phê phán những con người sống thu mình trong vỏ bọc sợ hãi, không dám đối mặt với thực tại, trì trệ, không phát triển, bảo thủ, không tiếp nhận cái mới. Có những cái bao có thể nhìn thấy như của Bê-li-cốp nhưng đáng sợ hơn là những thứ bao vô hình đang tồn tại trong cuộc sống thường nhật của con người, chúng trói buộc chúng ta khiến cuộc sống trì trệ, xã hội bức bách không phát triển.

Xem thêm: Bàn về văn chương của Hoàng Phủ Ngọc Tường: "Là mạch vỉa than đá cung cấp nguồn năng lượng cho tâm hồn con người"

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận