Thời kỳ lạ lùng trong sử Việt: Nạn đút lót, mua bằng cấp diễn ra công khai, thường xuyên

Vào thời Lê trung hưng, giáo dục Đại Việt bắt đầu suy thoái, trường thi trở thành "chợ" mua danh vị, nhiều đại quan tranh thủ gian lận thi cử, ăn đút lót.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Nhà Hậu Lê (1428 - 1789) là triều đại phong kiến tồn tại sau thời Bắc thuộc lần 4 và đồng thời với nhà Mạc, nhà Tây Sơn trong một thời gian, trước nhà Nguyễn. Nhà Hậu Lê do Lê Lợi lập ra. Nó được phân biệt với nhà Tiền Lê (980–1009) do Lê Hoàn lập ra cuối thế kỷ X.

Nhà Hậu Lê gồm 2 giai đoạn là: Nhà Lê Sơ (1428 - 1527) và nhà Lê trung hưng (1533 - 1789). Cách gọi nhà Hậu Lê bao gồm cả hai giai đoạn Lê sơ và Lê Trung hưng. 

Sau khi nhà Hậu lê được thành lập, giáo dục được triều đình đặc biệt chú trọng. Năm 1442, vua Lê Thái Tông mở kỳ thi Đình đầu tiên của triều đại mới. Năm 1484, vua Lê Thánh Tông cho dựng bia sĩ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám để ghi danh những người đỗ đại khoa. Cũng ở thời kỳ này đã xuất hiện nhiều khoa bảng tài năng như Nguyễn Thực, Lương Thế Vinh, Vũ Kiệt, Thân Nhân Trung, Ngô Sĩ Liên...

Thế nhưng bước sang thời Lê trung hưng, giáo dục Đại Việt bắt đầu suy thoái, khủng hoảng. Trường thi lúc này được tổ chức một cách qua loa, cẩu thả. Trường thi biến thành "chợ" để nho sĩ mua danh vị. Thậm chí nó diễn ra một cách công khai, thường xuyên.

le-trung-hung-thoi-ky-thi-cu-la-lung-nhat-trong-lich-su-viet-nam-9
Hình ảnh tái hiện trường thi xưa

Trương thi thành "chợ" mua bán danh vị, không chọn được người thực tài

Trong Lịch triều hiến chương loại chí, sử gia Phan Huy Chú có đánh giá: Việc thi cử dưới thời Lê trung hưng không còn giữ được sự nghiêm túc như thời Lê Thánh Tông nữa. Nho sĩ chỉ chuộng nắn nót từng câu, văn chương ngày càng kém cỏi, học thuộc lòng theo sách vở... Thơ phú, tứ lục đều chép theo bài cũ, không sợ giống nhau.

Lê Quý Đôn cũng viết về vấn đề này trong Kiến văn tiểu lục như sau: "Phép thi thời trung hưng, kỳ đầu thi năm bài kinh nghĩa, sĩ tử đều chuyên trị một kinh, thể thức bài làm, có phá cú, có tiếp từ, có thích thực, có thúc kết, có bình luận, có tổng kết. Các bậc tiền bối soạn sẵn từng bài, lời lẽ rắn rỏi trang nhã, bọn hậu sinh cùng nhau rập theo bản cũ, quan trường chấm thi chỉ thải bỏ bài nào thối nát mà thôi".

Các quan tại trường thi thì dùng lại đề có sẵn từ năm trước, không có gì thay đổi, sáng tạo. Vậy nên, nho sĩ có nhiều người làm bài sẵn rồi mang bán cho nho sinh học thuộc để vào trường thi chép. Quan cứ chấm theo đó là đỗ. Kết quả, đất nước không chọn ra được hiền tài.

le-trung-hung-thoi-ky-thi-cu-la-lung-nhat-trong-lich-su-viet-nam

Kể từ năm 1750, do chiến tranh loạn lạc, tư tưởng Nho giáo cũng vì thế mà suy thoái, việc học hành, thi cử càng suy kém. Quy chế thi cử suy đồi, mất kỷ cương. Theo “kế sách” của Thự phủ Đỗ Thế Giai, chúa Trịnh Doanh cho phép những người muốn thi Hương chỉ cần nộp 3 quan tiền là được dự thi không cần qua sát hạch (tiền thông kinh).

Vì không qua sát hạch nên ai cũng có quyền tham gia khoa cử. Chính vì vậy mà dân buôn, hàng thịt, người làm ruộng... đua nhau nộp đơn xin ứng thí. Có đợt người đông quá, giày xéo lên nhau, có người từng chết ở cổng trường thi. 

Tại trường thi, việc trông con nho sĩ làm bài cũng lỏng lẻo. Thí sinh mang sách vở vào trường thi, tự do trao đổi bài, nhờ người khác thi hộ. Những tệ nạn đó diễn ra công khai làm trường thi trở thành "cái chợ" không hơn không kém.

Lịch triều hiến chương loại chí viết rằng: "Những người có thực tài, mười người thi không đậu một. Hạng sinh đồ ba quan đầy cả thiên hạ. Người trên lấy tiền mà không ngại, kẻ dưới nộp tiền để được mưu đồ mà không thẹn, làm cho trường thi thành chỗ buôn bán".

Đại quan gian lận thi cử

Khi giáo dục suy thoái, nạn gian lận xảy ra thường xuyên, công khai, chúa Trịnh Tạc đã phải cho phúc khảo các sinh đồ. Đại Việt sử ký toàn thư có chép: "Chúa sai quan phúc khảo sinh đồ ba khoa thi Đinh Dậu (1657), Quý Mão (1663) và Canh Tý (1660)... Người nào đỗ vẫn được là sinh đồ, người nào hỏng phải ở lại ba năm học tập, cho miễn tạp dịch. Nếu thi lại lần nữa vẫn không đỗ mới trở về làm dân, chịu tạp dịch. Kết quả, quá nửa không đạt. 

Đến năm 1694, chúa Trịnh Căn ban lệnh cho học trò phải trở lại văn thể thời Hồng Đức. Đến năm 1711, chúa Trịnh Cương cho định lại văn thể thi Hương nhưng không cải thiện được nhiều. 

Đến năm 1720, chúa Trịnh Cương lại thêm lần nữa đặt ra lệ chúa ra đề thi Hương, không để cho quan trường ra đề nữa.  Đề thi được quan kinh ra trong phủ rồi trình chúa phê. Sau đó, các đề thi được sao chép, sai người chạy trạm mang đến các trường. Những nơi xa như Thanh Hóa và Nghệ An cho phép quan Hiến sát được mở sách ra đề như trước.

le-trung-hung-thoi-ky-thi-cu-la-lung-nhat-trong-lich-su-viet-nam-5
Trịnh Căn - một trong những vị chúa mạnh tay với gian lận thi cử (Ảnh: Vanhien.vn)

Vào năm 1721, các quan huyện được giao trách nhiệm khảo hạch học trò, kiểm soát số người đi thi, huyện lớn 200 người, huyện vừa 150 người, huyện nhỏ 100 người. Những người giỏi được đưa lên Phủ doãn hoặc Ty thừa khảo lần nữa, chia làm hai hạng sảo thông hoặc thứ thông.

Đến năm Năm 1725, triều đình ra quy định cách chấm quyển thi Hội. Các quan trường được xét tuyển vào hội đồng chấm. Theo đó, một người đọc, một người nghe, xét cho thỏa đáng rồi mới quyết định lấy đỗ hay đánh trượt.

Không chỉ đổi nội dung thi cử, tổ chức trường thi, các chúa Trịnh còn nghiêm trị quan làm sai thi cử. Nhiều vị quan danh tiếng thời kỳ này dính gian lận đều bị xử phạt thích đáng.

Tại khoa thi Hương năm 1673, Tham chính Thanh Hóa Vũ Cầu Hối nhận bạc, gửi gắm học trò, Phủ doãn Ngô Sách Dụ làm việc trong trường thi ngầm mang sách vở vào trường, sai gia nhân làm quyển thi đưa lẫn vào chấm lấy đỗ. Cả hai đều bị xử đến tội đồ.

Tiến sĩ Ngô Sách Tuân bị kết tội giảo (thắt cổ chết) do gian lận thi cử năm 1696, chủ khảo trường thi Phó đô ngự sử Ngô Hải đồng phạm bị bãi quan, Lê Quý Kiệt bị đuổi về làm thường dân còn Đinh Thì Trung bị bắt đi đày sau vụ gian lận đánh tráo bài thi cho nhau tại khoa thi Hương năm 1775...

Xem thêm: Thần kỳ chuyện hồi sinh của Trạng nguyên tiết nghĩa vang danh lịch sử Việt Vũ Duệ

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Trong dân gian lưu truyền nhiều giai thoại về vị Trạng nguyên xuất thân nghèo khó, dù chỉ chăn lợn nhưng vẫn học lỏm thành tài Nguyễn Nghiêu Tư.

Giai thoại về cậu bé chăn lợn học lỏm đỗ Trạng nguyên nổi danh đất Việt
0 Bình luận

Vụ án Thái sư hóa hổ hại vua diễn ra cách đây hơn 900 năm vẫn còn nhiều uẩn khúc chưa thể giải đáp.

Lật lại vụ án Thái sư hóa hổ hại vua: Nỗi oan ức thiên cổ của vị Trạng nguyên đầu tiên
0 Bình luận

Lịch sử Việt Nam ghi nhận 1 nữ tử cải trang nam đi thi và kết quả đã vượt tất cả các sĩ tử khác, trở thành trạng nguyên đứng đầu khoa thi. Tài năng của bà được vua trọng dụng, dân kính trọng.

Ai là nữ trạng nguyên duy nhất trong lịch sử khoa bảng Việt Nam?
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Người đàn ông Hà Nội đánh rơi 500 triệu đồng vui mừng được nhận lại

Đánh rơi chiếc ví da cùng số tiền mặt gần 500 triệu đồng, anh Nguyễn Thanh Bách (Hà Nội) xúc động, vui mừng khi nhận lại số tài sản lớn và giấy tờ tùy thân nhờ vào hành động tử tế của một quản lý nhà hàng tại Hòa Bình.

Thanh Tú
Thanh Tú 3 giờ trước
Hai cha con đoàn tụ đúng ngày đất nước thống nhất sau 57 năm thất lạc

Sau 57 năm thất lạc, hai cha con ông Chu Nghiêm (84 tuổi, trú P.Tương Mai, Q.Hoàng Mai, Hà Nội) đã được đoàn tụ vào đúng ngày 30/4.

Hải An
Hải An 6 ngày trước
''Vua dầu mỏ'' Rockefeller dạy con 5 điều: Toàn những thứ đơn giản mà giúp gia tộc bền vững trăm năm

Tư duy dạy con "vua dầu mỏ" Rockefeller không có gì quá vĩ mô nhưng lại khiến nhiều người phải suy ngẫm và điều chỉnh lại cách giáo dục con cái của mình.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Đáng giá hơn bạc vàng, 4 câu nói này của cha mẹ sẽ giúp con trưởng thành tự tin, giàu có, hiếu thảo

Đứa trẻ càng cảm nhận được nhiều "tình yêu" từ cha mẹ và người thân thì chiếc dây diều "tình yêu" càng vững chắc.

Nghịch lý từ Harvard: Cha mẹ càng hay sửa sai, IQ con cái càng giảm rõ rệt

Nghiên cứu của Harvard chỉ ra, cha mẹ càng hay sửa sai, chỉ số thông minh của con càng giảm. Đây là hồi chuông cảnh báo thức tỉnh cha mẹ trong cách giáo dục con.

Công ty Hoàng Long với 20 năm cung cấp thông tin minh bạch

Theo một khảo sát gần đây tại các thành phố lớn, có đến 67% người tham gia thừa nhận từng rơi vào trạng thái nghi ngờ, lo lắng vì những dấu hiệu bất thường trong mối quan hệ cá nhân hoặc công việc – nhưng không biết nên chia sẻ với ai, hoặc tìm lời khuyên từ đâu. Đó cũng là lý do mà trong vài năm trở lại đây, nhu cầu tìm đến các văn phòng hỗ trợ tìm kiếm, xác minh thông tin tại Công ty Hoàng Long ngày càng tăng lên.

Ơn người đưa đò – Câu chuyện nhân văn xúc động

Câu chuyện về Khôi và cô Hạnh không chỉ là câu chuyện của một học trò thành đạt biết ơn thầy cô, mà còn là bài học lớn về ơn nghĩa ở đời.

Bác sĩ Nguyễn Hữu Trọng – Một đời tài hoa nhưng duyên tình lận đận

Bác sĩ Nguyễn Hữu Trọng không chỉ được biết đến bởi sự nghiệp, tài hoa, công việc kinh doanh rực rỡ mà còn bởi những mối tình trắc trở trong đời. Dẫu vậy, ông vẫn luôn tin yêu cuộc đời, sống viên mãn bên người vợ kém 53 tuổi và chứng minh tình yêu cổ tích trên đời là có thật.

Tình anh em – Câu chuyện nhân văn cảm động

Qua câu chuyện của bố và chú tôi nhận ra rằng, chỉ cần mình đặt cái tôi xuống một chút thì mọi tổn thương trong các mối quan hệ đều được chữa lành và tình anh em cũng thế.

Trưởng công an xã xây nhà cho dân bằng tiền tiết kiệm

Thương cho cảnh khó khăn của bốn bà cháu phải sống trong căn nhà dột nát, trưởng công an xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, Gia Lai đã tự bỏ 60 triệu tiền tiết kiệm để hỗ trợ.

Thắng đời 2 - 0: Jenny Huỳnh vừa đỗ đại học top 1 nước Mỹ, vừa đỗ đại học top 1 Trung Quốc 

Jenny Huỳnh vừa trở thành sinh viên trao đổi tại ĐH Bắc Kinh sau 2 năm theo học tại  Đại học Stanford, ngôi trường xếp hạng 6 thế giới (theo xếp hạng của QS World University Ranking 2025).

Cổ nhân nói: 4 người này ở cạnh sẽ quyết định sự thành bại của đời bạn

Những người xung quanh có ảnh hưởng khá lớn đến mỗi chúng ta. Vậy nên cổ nhân đã đúc kết và chỉ ra 4 người ở cạnh sẽ quyết thành bại của đời bạn. Đó là ai?

PC Right 1 GIF
Đề xuất