Làm đúng 3 yêu cầu dưới đây, chắc chắn "ẵm" trọn 2/2 điểm nghị luận xã hội 200 chữ

Nghị luận xã hội (NLXH) 200 chữ là phần rất quan trọng dù chiếm điểm số không nhiều. Tuy nhiên, không phải ai cũng dễ dàng "ẵm" trọn 2/2 điểm phần này.

Đỗ Thu Nga
14:00 16/09/2022 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Có không ít bạn học sinh thắc mắc, dù đã làm rất dài, viết cũng hay nhưng sao chẳng đạt được để tối đa phần nghị luận xã hội 200 chữ? Tất cả những thắc này sẽ được giải đáp như sau:

1. XÁC ĐỊNH ĐÚNG DẠNG ĐỀ

Trước tiên, để làm tốt một bài nghị luận xã hội, chúng ta cần xác định đúng dạng đề mình cần viết là gì. Thường thì sẽ có 2 dạng cơ bản là: Tư tưởng đạo lý và hiện tượng đời sống.

Lam-dung-3-yeu-cau-duoi-day-chac-chan-am-tron-2-2-diem-NLXH-200-chu-0

- Nghị luận về tư tưởng đạo lý tức là bàn luận về những vấn đề thuộc tư tưởng, đạo đức, lối sống, cách ứng xử.

- Nghị luận về hiện tượng đời sống là bàn luận về những hiện tượng, những sự việc cụ thể xảy ra trong đời sống hàng ngày, mang tính cấp bách, gần gũi, có ảnh hưởng đến cuộc sống.

2. VIẾT ĐÚNG DUNG LƯỢNG VÀ ĐỦ Ý

Một sai lầm mà nhiều bạn học sinh thường mắc phải đó là viết nghị luận xã hội 200 chữ quá dài. Điều này vừa tốn thời gian vừa có thể làm bài bị trừ điểm nên thông thường 1 bài văn NLXH 200 chữ thì nên gói gọn trong 1 mặt giấy (tránh làm sang tờ thứ 2).

Các ý trong bài cần đúng, đủ và liên kết chặt chẽ với nhau. Mỗi dạng nghị luận xã hội đều có những dàn ý riêng và chúng ta cần phải tuân thủ điều đó.

Lam-dung-3-yeu-cau-duoi-day-chac-chan-am-tron-2-2-diem-NLXH-200-chu-9

Với kiểu bài nghị luận về tư tưởng đạo lý, các bạn học sinh cần triển khai các luận điểm như sau:

- Luận điểm 1: Giải thích các khái niệm về tư tưởng đạo đức.

- Luận điểm 2: Nhận định, đánh giá về biểu hiện/vai trò của tư tưởng đạo lý.

- Luận điểm 3: Liên hệ - Phản đề (Bàn luận mở rộng các tư tưởng vấn đề trái ngược).

- Luận điểm 4: Bài học nhận thức, hành động cho bản thân, kết luận.

Còn với kiểu bài nghị luận về hiện tượng đời sống, đầu tiên cần giải thích hiện tượng đời sống đó là gì. Tiếp theo, các em nêu lên biểu hiện, thực trạng của vấn đề. Nếu đó là vấn đề tích cực thì sau đó hãy nên ra vai trò, lợi ích của vấn đề; nếu đó là vấn đề tiêu cực thì cần lập luận về hậu quả, tác hại của vấn đề. Cuối cùng nêu lên giải pháp, liên hệ thực tế.

3. TẠO RA MÀU SẮC DẤU ẤN CÁ NHÂN

Làm thế nào để được một số điểm tối đa? Chính là bài của bạn phải khác biệt so với những bài còn lại, mang hơi thở và cá tính. 

Lam-dung-3-yeu-cau-duoi-day-chac-chan-am-tron-2-2-diem-NLXH-200-chu-8

Điều này thể hiện qua phần mở rộng, phần liên hệ bản thân, qua cách mà bạn lập luận. Để làm được điều này, chúng ta cần phải thực sự đặt mình vào vấn đề, có góc nhìn đa chiều.

Chẳng hạn khi viết "Ý nghĩa của sự tích cựuc", mọi người có thể ca ngợi rất nhiều về nó nhưng bạn lại nêu thêm về sự tích cực độc hại về hệ lụy và mặt trái thì tất nhiên bài của bạn sẽ tạo ra ấn tượng với giám khảo.

(T/h Báo tin tức, page Văn vẳn vằn văn)

Xem thêm: "Share" về tham khảo dần: Những cách dẫn dắt từ mở bài sang thân bài trong bài nghị luận văn học

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận