Hội cháo từ thiện anh em: Còn sức còn tiếp tục nấu cháu giúp người nghèo

"Hội cháo từ thiện anh em" luôn cảm thấy hạnh phúc khi mỗi ngày giúp được nhiều người nghèo hơn bằng những suất cháo tình nghĩa.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Cứ hai tuần một lần, con hẻm nhỏ trên đường Đoàn Văn Bơ, quận 4, TP HCM lại rộn ràng với hoạt động của bếp cháo từ thiện. Việc này đã diễn ra suốt 9 năm qua. Người khởi xướng và duy trì hoạt động ấy là người đàn ông có vẻ ngoài "bặm trợn" nhưng rất hiền lành và được nhiều người yêu mến.

Hạnh phúc khi làm điều có ích

12 giờ trưa, anh Hà Ngọc Lâm (47 tuổi) bắt đầu chất than nhóm bếp. Khi lò than đỏ rực, anh đặt lên 3 chiếc nồi inox loại 60 lít để nấu 500 phần cháo tôm khô, thịt bằm phát tặng những người có hoàn cảnh khó khăn, già yếu, neo đơn. Ít phút sau những người bạn của anh Lâm cũng lần lượt xuất hiện, đứng vào vị trí của mình cùng những tiếng nói cười rộn rã.

Nói về cơ duyên đến với việc nấu cháo từ thiện, anh Lâm cho biết: "Trong những lần đi làm về khuya, nhìn cảnh nhiều cô bác lớn tuổi nép mình bên đường thôi thúc mình phải làm một điều gì đó để giúp đỡ họ. Do khả năng có hạn nên tôi nghĩ đến việc nấu cháo sẽ được nhiều hơn, người lớn tuổi ăn buổi tối cũng dễ tiêu hóa. Vậy là tôi bắt tay vào làm từ năm 2015 đến tận bây giờ".

hoi-chao-tu-thien-anh-em-con-suc-con-tiep-tuc-nau-chau-giup-nguoi-ngheo-0
Các bà, các chị đến phụ múc cháo vào hộp trước khi chuyển tới tay người nghèo

Với anh Lâm, để có được nồi cháo thơm ngon thì không chỉ cần có nguyên liệu tốt mà phải chú trọng cả cách nấu. Từ chiều thứ sáu, anh đã chuẩn bị trước các loại gia vị như: hành, ngò, gừng, tiêu cũng như hộp nhựa, túi ni-lông nhiều kích cỡ. Sáng thứ bảy anh mới đi chợ đầu mối Bình Điền để mua cho được thịt nóng. Gạo, tôm khô cũng phải là loại ngon nhất. 

Anh bật mí bí quyết của mình: "Mỗi lần nấu là 25 kg gạo. Tôm khô 2 kg, phải sàng cho sạch cát mới cho vô nồi. Khi nào cháo bắt đầu sôi lên thì cho thịt vô, mỗi lần nấu vậy cần 20 kg thịt đùi xay. Phải nấu bằng than để lửa cháy đều, khuấy liên tục cho đến lúc lửa tàn mới thôi. Cháo chỉ ngon khi hạt gạo phải chín nhừ hòa quyện cùng với thịt, tôm khô và tỏa mùi thơm".

Tận mắt chứng kiến những lần nấu cháo mới thấy được tâm huyết mà anh Lâm dành cho công việc thiện nguyện này. Mỗi nồi cháo được tự tay anh nêm nếm 3-4 lần trước khi nhắc xuống, chia ra hộp. 

Theo anh, đã làm thì phải làm đến nơi đến chốn. Mình ăn như thế nào thì cũng phải nấu y như vậy, không thể làm đại khái, qua loa. Anh tỉ mỉ đến từng chi tiết nhỏ: "Hành, ngò, gừng và tiêu được để dưới đáy hộp rồi mới múc cháo vô hộp. Làm như vậy để tùy theo khẩu vị, ai thích ăn cay thì cứ trộn đều lên mà thưởng thức. Còn không thì cứ hớt từng lớp cháo bên trên để khỏi đụng đến các loại gia vị. Chứ mình cứ bỏ bừa vô đó người nào không ăn được gừng, tiêu, hành, ngò thì tội nghiệp cho họ lắm".

hoi-chao-tu-thien-anh-em-con-suc-con-tiep-tuc-nau-chau-giup-nguoi-ngheo-8
Tình nguyện viên đến nhận những phần cháo để đi phát cho người nghèo

Địa điểm đặt bếp cháo từ thiện đầu tiên từng là nơi kinh doanh quán ăn của gia đình. Tuy nhiên lại bất tiện mỗi lần nấu cháo từ thiện, vậy là anh đi thuê chỗ khác để kinh doanh, còn ngôi nhà này chỉ để dành riêng cho việc nấu cháo phục vụ cho những hoàn cảnh khó khăn. Trước ngày nấu cháo, anh sắp xếp ổn thỏa chuyện gia đình, nhờ bà xã đưa đón các con đi học để anh có mặt cùng mọi người từ lúc bắc nồi lên bếp cho đến lúc chia phần, mang đi phát rồi dọn dẹp, lau chùi bếp núc.

"Hội cháo từ thiện anh em"

Anh Lâm kể tiếp: "Hồi mới bắt đầu chỉ mình tôi tự nấu, múc ra rồi tự đi phát luôn. Sau đó có chị hàng xóm cùng phụ một tay. Rồi từ từ anh em, bạn bè, mấy cô hàng xóm nhiệt tình hỗ trợ. "Hội cháo từ thiện anh em" cũng ra đời từ đó. Từ mấy chục phần tăng lên một hai trăm phần, vậy mà cũng không đủ. Cháo phát hết rồi mà vẫn còn rất nhiều người chưa được nhận. Vậy là anh em cùng nhau mỗi người hùn thêm một ít nữa để nấu nhiều hơn. Thêm nồi, rồi thêm nồi nữa là thành ba nồi, với 500 phần như hiện nay".

Dù đã hoạt động nhiều năm nhưng "Hội cháo từ thiện anh em" không cố định số lượng thành viên đứng nấu. Ngoài anh Lâm luôn thường trực, các thành viên khác có thể thay đổi. Bởi nhóm hoạt động theo hình thức ai có thời gian thì đến hỗ trợ nấu cháo. Tuy nhiên, hôm nào đến lượt, thành viên phải chịu trách nhiệm khuấy nồi cháo của mình liên tục trong 3 giờ, không thể làm nửa chừng rồi bỏ đó.

Tham gia "Hội cháo từ thiện anh em" từ 2 năm trước, anh Đặng Thanh Lam (ngụ quận 11) từng trải qua nhiều cung bậc cảm xúc. Ngoài việc đôi tay rã rời đến không còn cảm giác vì khuấy cháo, anh cũng bị phỏng và nhiều lần nhận cháo đi tặng người nghèo. "Tình cờ tôi quen biết anh Lâm cách đây 2 năm. Thấy việc thiện nguyện của anh Lâm rất có ý nghĩa nên tôi cố gắng thu xếp công việc để tham gia khi có thể. Anh Lâm cũng đã bỏ rất nhiều tình cảm, tâm huyết trong đó, có thể nói đó là nồi cháo nghĩa tình nên tôi cũng muốn đóng góp một chút công sức cùng với mọi người. Từ lúc nấu cháo, nhận cháo đi phát, tôi nhận về nhiều niềm vui. Cảm giác mình cho đi được điều gì đó, giúp được một ai đó khiến tôi rất hạnh phúc" - anh Lam bộc bạch.

hoi-chao-tu-thien-anh-em-con-suc-con-tiep-tuc-nau-chau-giup-nguoi-ngheo-4

Luôn cảm ơn những người tiếp sức

Còn với anh Nguyễn Quốc Hưng (ngụ quận 4) thì: "Nấu cháo số lượng lớn coi vậy chứ không đơn giản đâu. Cháo sôi lên thường bắn vô người gây phỏng sâu. Khi đứng bếp, chúng tôi phải đảo cháo liên tục khoảng 3 tiếng đồng hồ. Cũng mệt nhưng nghĩ tới những người lớn tuổi có hộp cháo ngon để ăn tự nhiên thấy vui, nhẹ nhõm trong lòng".

Cũng theo anh Lâm, đang lúc nấu, cháo nóng bắn ra ngoài rất nguy hiểm nên các anh không để phụ nữ đứng bếp. Các chị, các cô sẽ phụ trách phần vô hộp, đóng gói. Nhóm khác sẽ chịu trách nhiệm đi phát cháo, thường thì mỗi người phụ trách một quận, do các thành viên nắm rõ những người neo đơn, khó khăn hơn và cũng tránh tình trạng chỗ thừa chỗ thiếu.

Để có thể duy trì bếp cháo miễn phí đến ngày hôm nay, anh Lâm nói mình luôn thầm cảm ơn những người luôn tiếp sức, cùng anh gánh vác mọi khó khăn. Từ các cô chú ở nhiều nơi đến hàng xóm, các bạn trẻ làm đủ ngành nghề. Tất cả họ có thể khác nhau về lứa tuổi, công việc nhưng chung nhau một tấm lòng cảm thông với những phận nghèo.

Anh Hồ Văn Tài (ngụ quận 7), cơ trưởng một hãng hàng không, tâm sự: "Tôi bắt đầu tham gia bếp cháo từ thiện của anh Lâm vào năm 2021, khi các chuyến bay không thể cất cánh bởi dịch COVID-19 và gắn bó đến hôm nay. Ban đầu cũng lóng ngóng nhưng làm riết rồi quen nên khâu nào mình cũng làm được từ khuấy cháo, bưng bê, múc ra hộp, đóng gói. Cảm nhận được ý nghĩa của việc anh Lâm đang làm khiến tôi càng thêm quý mến. Bây giờ, khi không trùng với lịch bay là tôi ưu tiên tham gia nấu cháo hơn những cuộc hẹn khác".

Hơn 16 giờ, 500 phần cháo đã được hoàn thiện chu tất các khâu. Tất cả đã sẵn sàng cho chuyến rong ruổi mọi nẻo đường để tặng miễn phí cho những người khó khăn. Hơn thế nữa, các thành viên trong nhóm còn chủ động tìm đến tận nhà hỗ trợ các hoàn cảnh già yếu, neo đơn. 

Còn sức là còn làm

"Tôi chỉ có tấm lòng để kết nối từ các nhà hảo tâm, bè bạn rồi chia sẻ đến những người còn khó khăn. Cũng có thời gian thất nghiệp, công việc lúc có lúc không, đâu phải lúc nào mọi thứ trong đời của mình đều suôn sẻ. Nhưng không sao, có bao nhiêu thì làm bấy nhiêu. Lúc không có nhiều thì mấy anh em góp vô mỗi người một chút rồi làm riết cho tới bây giờ. Mỗi lần mình nấu xong đi phân phát cho bà con mình thấy vui lắm. Bao nhiêu mệt nhọc dường như tan hết. Với anh em chúng tôi, hễ còn sức khỏe là còn làm, khi nào không còn sức, không thể làm được nữa thì mới thôi" - anh Lâm bày tỏ chân thành.

(Theo Người lao động)

Xem thêm: 

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.
PC Right 1 GIF

Bài mới

Nam sinh mắc ung thư máu sáng truyền hóa chất, tối học bài xuất sắc đạt 28 điểm khối A00 kỳ thi tốt nghiệp THPT

Dù phải gồng mình chiến đấu với căn bệnh ung thư máu quái ác, nam sinh Trương Huy Bách vẫn nỗ lực học tập, xuất sắc đạt 28 điểm khối A00 kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025.

Hải An
Hải An 14 giờ trước
Nữ sinh nghèo dành hai điểm 10 trong kỳ thi tốt nghiệp làm món quà tặng người mẹ quá cố

9 điểm môn văn cùng với 10 điểm môn địa lý và lịch sử là thành quả cố gắng suốt nhiều năm qua của nữ sinh Trần Thị Hồng Thủy với mong ước tạo ra món quà ý nghĩa dành tặng cho người mẹ quá cố.

Hải An
Hải An 2 ngày trước
Nữ sinh học bằng tai ở Đắk Lắk “gặt” hai điểm 10 trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Thị lực chỉ khoảng 1/10, nữ sinh Nguyễn Thị Thanh Huyền, Trường THPT Lê Hữu Trác, tỉnh Đắk Lắk vẫn lấy hai điểm 10 trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025.

Hải An
Hải An 2 ngày trước
Chàng sinh viên khuyết tật nỗ lực mang tiếng Anh đến gần hơn với trẻ em nghèo

Vươn lên từ nghịch cảnh, chàng sinh viên khuyết tật Chương Đình Phúc, sinh viên năm 3 ngành sư phạm tiếng Anh, Trường ĐH Tây Nguyên đã nỗ lực học tập, hoạt động xã hội, nuôi dưỡng ước mơ mang tiếng Anh miễn phí đến với trẻ em vùng khó.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Bố phụ hồ, mẹ không biết chữ nuôi dạy con trai trở thành thủ khoa toàn quốc thi tốt nghiệp THPT 2025

Với nam sinh Trần Xuân Đam, thành công không phải là đích đến mà là hành trình. Hoàn cảnh khó khăn đã tạo động lực, giúp em xuất sắc trở thành thủ khoa toàn quốc kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Chân dung tài xế tốt bụng đưa cháu bé đi cấp cứu kịp thời trong vụ tai nạn liên hoàn tại Hà Nội

Trong vụ ô tô điên đâm liên hoàn tại khu vực khu đô thị CT7K Parkview Dương Nội một tài xế tốt bụng đã kịp thời đưa cháu bé đi cấp cứu.

Thanh Tú
Thanh Tú 3 ngày trước
Cựu chiến binh ở Ninh Bình tình nguyện bỏ tiền túi bắc những nhịp cầu yêu thương

Chứng kiến những vụ tai nạn đau lòng vì cầu tạm, một cựu chiến binh 72 tuổi ở Ninh Bình đã bỏ tiền xây sửa 7 cây cầu phục vụ nhu cầu đi lại của người dân.

Hải An
Hải An 4 ngày trước
Ấm lòng những bữa ăn “triệu view” của trẻ em vùng cao

Các clip nấu những món ăn ngon chiêu đãi trẻ em vùng cao của chàng trai trẻ Đinh Nghiêm Văn Đức đăng trên kênh “Đức Đủ” đã nhận về rất nhiều lượt yêu thích vì lan tỏa năng tích cực, yêu đời đến với mọi người.

Thanh Tú
Thanh Tú 4 ngày trước
Mất thị lực sau tai nạn, chàng trai gác lại ước mơ thành bác sĩ nỗ lực vực dậy chính mình: “Sẽ có một ngày bạn nhìn lại và tự hào vì đã không bỏ cuộc”

Bị mất thị lực sau tai nạn, chàng trai Nguyễn Thế Anh (SN 2002) đã từng tuyệt vọng đến mức không dám dùng từ “khiếm thị” hay nhắc đến chữ “mù”… nhưng giờ đây cậu đã có thể bình thản chấp nhận và nỗ lực sống tốt mỗi ngày.

Đăng Dương
Đăng Dương 6 ngày trước
Anh hùng giữa đời thường: Nhờ phản xạ nhanh chàng trai Hải Phòng cứu sống bé trai ngay trước mũi tàu hỏa

Bé trai 7 tuổi thoát nạn ở đường ray tàu hỏa nhờ sự nhanh trí, dũng cảm của chàng trai Hải Phòng. Khoảnh khắc ghi lại sự việc khiến ai xem cũng phải thót tim.

Hải An
Hải An 7 ngày trước
Từ bản nghèo không biết chữ bố mẹ nuôi con tốt nghiệp thủ khoa đại học

Không phụ sự mong mỏi của bố mẹ, chàng trai Sừng Thanh Xuân (dân tộc Hà Nhì, sinh viên Học viện Hành chính và Quản trị công) xuất sắc trở thành thủ khoa tốt nghiệp ngành Quản trị văn phòng.

Hải An
Hải An 12/07
“Vua mìn” Trịnh Tố Tâm: “Hùm xám đèo Hải Vân” gieo rắc nỗi kinh hoàng cho địch với 53 lần được phong tặng danh hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ

Chỉ trong vòng 3 năm (1963-1970) ở mặt trận Trị Thiên, “vua mìn” Trịnh Tố Tâm đã chỉ huy đơn vị đánh 58 trận, diệt 1.500 tên địch, phá hủy 61 xe quân sự, đánh bật 19 đoàn tàu hỏa... Riêng ông đã tiêu diệt được 272 tên địch, bắn rơi và phá hủy 3 máy bay và cực kỳ nổi tiếng với câu nói: "Tất cả chúng mày đã bị một mình tao bao vây!"

Hải An
Hải An 11/07
Bill Gates rớt top 10 tỷ phú giàu nhất hành tinh chỉ vì… làm từ thiện

Trong bảng xếp hạng tỷ phú của Bloomberg được công bố mới đây, Bill Gates lần đầu tiên sau nhiều năm rơi khỏi top 10 người giàu nhất thế giới. Giá trị tài sản ròng của ông giảm 30%, tương đương 52 tỷ USD, sau khi Bloomberg điều chỉnh cách tính để phản ánh chính xác hơn các khoản quyên góp từ thiện khổng lồ của vị đồng sáng lập Microsoft.

Hải An
Hải An 10/07
Mẹ Việt Nam Anh Hùng Ngô Thị Lang hơn nửa thế kỷ khóc tìm con: “Để con đi thì tôi dễ mất con, nhưng giữ con lại thì mất nước”

Chồng hy sinh trong kháng chiến chống Pháp, con trai thứ hai 18 tuổi lén mẹ đăng ký đi kháng chiến chống Mỹ và không trở về. Hơn 60 năm nay, mẹ Việt Nam Anh hùng Ngô Thị Lang (Hội An, Quảng Nam cũ) vẫn ôm ấp niềm hy vọng một ngày nào đó có thể tìm được hài cốt con trai thay vào ngôi mộ gió được lập nhiều năm nay.

Hải An
Hải An 10/07
Ấm lòng nam tài xế chở khách đi cấp cứu chẳng màng tiền bạc

Vợ bị dị ứng đến mức khó thở, ngất xỉu, anh Quang hoảng hốt gọi xe chở vợ đến viện cấp cứu. May mắn vợ chồng anh gặp được một nam tài xế tử tế, không chỉ nhanh chóng chở đến viện mà còn tận tình hỏi thăm, không màng tiền bạc.

Thanh Tú
Thanh Tú 09/07
109 bức thư và mối tình vượt qua khói lửa chiến tranh: 'Đêm nay anh sẽ không trở về và cả cuộc đời anh sớm hiến dâng cho Tổ quốc'

Giữa những trang giấy đã úa màu thời gian, 109 bức thư mà bà Vũ Thị Lui nâng niu gìn giữ chính là những mảnh hồn xưa còn sót lại của một thời đạn lửa. Mỗi con chữ đều thấm đẫm tình yêu thương, nỗi mong nhớ và cả tinh thần bất khuất của một thế hệ đã sống, đã yêu và sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc. Những bức thư ấy đã theo chân người lính qua rừng sâu, suối cạn, qua những năm tháng hành quân gian khổ và hôm nay, chúng vẫn còn đó như những nhân chứng thầm lặng kể lại bản anh hùng ca của một thời không thể nào quên.

Hải An
Hải An 09/07
PC Right 1 GIF
Đề xuất