Nguyễn Ngọc Thịnh: Từ cậu bé "suýt đốt nhà" đến Tiến sĩ tài giỏi ở châu Âu

Ngọc Thịnh của năm 2021 đã khác, không còn là "cậu bé suýt đốt nhà" nữa. Ngọc Thịnh giờ đã là chuyên viên nghiên cứu cấp cao của Đại học Luebeck, Đức.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Nguyễn Ngọc Thịnh (28 tuổi) suy mê cơ khí, kỹ thuật từ khi còn nhỏ. Chàng trai Sài Gòn có thể dành hàng giờ đồng hồ để mày mò cách vận hành thiết bị. Thậm chí hồi nhỏ, cậu từng sửa một máy biến áp mà quên không ngắt điện. Hậu quả, máy biến áp nổi, cháy xém một phần còn Thịnh thì suýt "đốt nhà".

Suốt thời phổ thông, Thịnh duy trì kết quả học tập ấn tượng, thường xuyên góp mặt trong TOP đầu của lớp với hàng loạt giải thưởng cấp quận, thành phố. Sau đó, anh thi đỗ vào Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh và Đại học bách khoa (Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh). Do đam mê cơ khí và có định hướng từ sớm nên Thịnh quyết định theo học ở Đại học Bách khoa với chương trình Kỹ sư Chất lượng cao Việt - Pháp (PFIEV).

Thời điểm đó, Ngọc Thịnh chỉ nghĩ rằng, bản thân phải cố gắng học tập, sau khi tốt nghiệp sẽ tìm một công việc tốt ở thành phố. Trong suy nghĩ của chàng trai mê cơ khí chưa bao giờ có khái niệm về "du học". Nhưng "theo thời gian, năm nào cũng thấy các tiền bối du học, mình cũng bắt đầu mơ ước", anh nhớ lại.

Hanh-trinh-tro-thanh-Tien-si-tai-nang-o-troi-Au-cua-Nguyen-Ngoc-Thinh-0
Ngọc Thịnh chụp ảnh cùng bố trong lễ tốt nghiệp thủ khoa Đại học Bách Khoa TPHCM

Chương trình học của Ngọc Thịnh có liên kết với Đại học Bách khoa Grenoble nên anh có cơ hội được tiếp xúc với các giáo sư Pháp. Nhận thấy tài năng của cậu sinh viên Việt, các giáo sư đã đề nghị anh nộp hồ sơ xin học bổng Erasmus Mundus của Liên minh châu Âu và trường Grenoble sẽ đóng vai trò đỡ đầu, đảm bảo nhận Thịnh nếu anh trúng học bổng. Ước mơ của Ngọc Thịnh trở thành hiện thực vào năm 2016. 

Theo kế hoạch, Ngọc Thịnh sẽ ở Đại học Bách khoa Grenoble (Pháp) 1 năm để hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Sau đó sẽ lấy 2 bằng kỹ sư từ cả hai trường Bách khoa TP HCM và Grenoble. 

Khi đó, Ngọc Thịnh tự nhủ "thời gian du học của mình không thể chỉ kéo dài 1 năm" nên ngay trong lúc làm luận văn, anh đã tìm kiếm các học bổng tiến sĩ. Ngọc Thịnh có hứng thú với học bổng nghiên cứu sau đại học của Pháp. Anh mạnh dạn làm hồ sơ lần nữa.

Thế nhưng, một trong những tiêu chí bắt buộc là ứng viên phải có bằng kỹ sư mà lúc đó Thịnh chưa tốt nghiệp. Và từ Pháp, Thịnh liên lạc với ĐH Bách khoa TP Hồ Chí Minh xin xác nhận bảng điểm, giấy chứng nhận thành tích và thư giới thiệu từ thầy cô, đảm bảo năng lực. Cũng nhờ sự giúp đỡ hết sức của nhà trường và thầy cô mà hồ sơ của Thịnh được chấp nhận.

Hanh-trinh-tro-thanh-Tien-si-tai-nang-o-troi-Au-cua-Nguyen-Ngoc-Thinh
Ngọc Thịnh của hiện tại

Sau đó, nhờ thành tích là sinh viên giỏi, đứng thứ 2 trong số hơn 600 sinh viên khoa Cơ khí, Thịnh vượt lên các ứng viên khác giành học bổng tiến sĩ toàn phần về điều khiển tự động. Cùng năm, ĐH Bách khoa TP Hồ Chí Minh cũng công bố kết quả tốt nghiệp. Ngọc Thịnh đứng đầu khóa, đạt Huy chương vàng, nghĩa là không trượt môn nào trong suốt quá trình học, luận văn trên 8,5 và điểm trung bình cả khóa không dưới 8. 

Cùng năm 2016, Thịnh tốt nghiệp thủ khoa Đại học, liên tiếp giành hai học bổng thạc sĩ và tiến sĩ danh giá tại châu Âu, điều mà trước kia anh "chỉ dám mơ".

Ngọc Thịnh tiếp tục chọn Đại học Bách khoa Grenoble để hoàn thành chương trình tiến sĩ. Trong 3 năm học tập ở đây, Thịnh cũng gặp không ít khó khăn khi liên tục bị từ chối bài báo khoa học. 

Ngọc Thịnh đã gửi bài báo khoa học tới một hội nghị chuyên ngành điều khiển dự báo. Bài viết của anh không được đánh giá cao. Nó chỉ xuất hiện một góc ở poster hội nghị thay vì được xuất bản, công bố rộng rãi.

Với Ngọc Thịnh, đó là một cú sốc lớn vì khi đó anh khá tự tin vào những đóng góp, tính minh bạch từ công trình nghiên cứu của mình. "Mình rất buồn và cảm thấy hoài nghi bản thân", anh nhớ lại. Nếu không đạt đủ công bố khoa học chất lượng, Thịnh sẽ không thể hoàn thành chương trình tiến sĩ đúng thời hạn.

Tuy nhiên, những khó khăn đó không khiến anh nản lòng. Ngọc Thịnh tiếp tục làm thêm một số thí nghiệm khác để làm dày hơn số liệu nghiê cứu của mình. Sau đó anh gửi công trình này đến hội nghị Điều khiển tự động tại Mỹ (American Control Conference 2019).  Và những cố gắng của Thịnh đã nhận được đền đáp xứng đáng: Bài luận được xuất bản.

Cuối năm 2019, chàng trai Sài Gòn bảo vệ nghiên cứu tiến sĩ vào đúng ngày Pháp gặp bão lớn. Nhiều giáo sư trong hội đồng đánh giá, phản biện không thể góp mặt vì các chuyến bay bị hủy. Do đó, lần đầu tiên trong nhiều năm tại Đại học Grenoble, nghiên cứu sinh phải bảo vệ đề tài trực tuyến.

Sau 2 tiếng thuyết trình, phản biện theo hình thức trực tuyến, đề tài của Thịnh được đánh giá xuất sắc, nhận nhiều lời khen từ các giáo sư. Chàng trai Sài Gòn nhận học vị Tiến sĩ khi mới 26 tuổi.

Hanh-trinh-tro-thanh-Tien-si-tai-nang-o-troi-Au-cua-Nguyen-Ngoc-Thinh-8
Ngọc Thịnh hướng dẫn sinh viên tại Đại học Luebeck thực hành điều khiển tay máy robot bảy bậc tự do

Sau đó, Ngọc Thịnh nhận được lời mời giảng dạy trong một đại học ở Paris (Pháp). Tuy nhiên, anh đã từ chối. Ngọc Thịnh bay đến Luebeck (Đức) đoàn tụ với người vợ sắp cưới và xin một công việc phù hợp.

Từ năm 2020, Ngọc Thịnh đảm nhận vị trí chuyên viên nghiên cứu cấp cao của Đại học Luebeck, chịu trách nhiệm giảng dạy hai môn Những vấn đề nâng cao trong điều khiển Robot, Robot và điều khiển tự động của chương trình thạc sĩ, đồng thời nghiên cứu các dự án khoa học.

Đầu năm 2021, Ngọc Thịnh gây tiếng vang trong giới nghiên cứu với dự án xe robot tự hành để kiểm tra cây trái trong nông nghiệp. Dự án này của anh đã được kênh truyền hình Đức NDR, bang Schleswig-Holstein đưa tin và chia sẻ rộng rãi. 

Các robot sẽ tự động do NGọc Thịnh nghiên cứu sẽ tuần tra trong vườn, thu thập dữ liệu từ cây trồng, sau đó cung cấp thông tin về sâu bệnh, thời điểm thu hoạch hợp lý cho người nông dân.

PGS Nguyễn Hữu Lộc, Trưởng khoa Cơ khí, Đại học Bách khoa TP HCM rất ấn tượng với cậu học trò này. Ông đánh giá, Ngọc Thịnh ham học hỏi, nghiêm túc với việc nghiên cứu. Và điều đó đã giúp anh trở thành 1 sinh viên xuất sắc.

Còn PGS Ionela Prodan, Đại học Grenoble nhận định: Ngọc Thịnh có hiểu biết sâu rộng về kỹ thuật, mạnh về Toán, tư duy logic và khả năng phân tích vấn đề. Nhờ đó, chỉ trong 1,5 năm đầu tiên từ khi bắt đầu nhận đề tài tiến sĩ, Thịnh đã gặt hái được rất nhiều kết quả quan trọng, trong cả lý thuyết và áp dụng thực tế. Những kết quả này đã được công bố trong những hội nghị hàng đầu của IEEE (Hiệp hội kỹ sư điện và điện tử) và IFAC (Hiệp hội điều khiển tự động quốc tế).

Về dự định tương lai của Ngọc Thịnh, theo VnExpress, trong thời gian tới, song song với công việc ở Đại học Luebeck, Thịnh dự định nghiên cứu về giường bệnh thông minh, có chức năng hỗ trợ vật lý trị liệu, chống viêm, loét cho bệnh nhân nếu phải nằm điều trị quá lâu. Cùng với đó, anh cũng lên kế hoạch lấy bằng tiến sĩ khoa học tại Đức.

Từ một cậu bé suýt "đốt nhà" Ngọc Thịnh không ngừng học hỏi để trở thành Tiến sĩ trẻ tài năng. Nói về hành trình của mình, Thịnh chia sẻ, đó là một hành trình rất dài mà chính anh cũng chưa từng nghĩ đến. Anh cho rằng, cuộc sống sẽ có nhiều điều bất ngờ, việc đón nhận ra sao phụ thuộc vào thái độ mỗi người.

(Theo VnExpress)

Xem thêm: Thủ khoa 21 tuổi được đặc cách học tiến sĩ: "Thay vì đi mua sắm hay cà phê, em thích làm việc có ích cho cộng đồng"

Đọc thêm

Không định cư ở nước ngoài như các nhà vô địch khác, á quân Olympia Nguyễn Nguyễn Thái Bảo chọn về nước cống hiến sau khi nhận bằng tiến sĩ. Giờ đây, anh đã gặt hái được nhiều thành công.

Á quân Olympia 17 năm trước: Sang Nhật lấy bằng Tiến sĩ rồi về nước cống hiến, giờ có sự nghiệp và hôn nhân viên mãn
0 Bình luận

Năm 2017, Nguyễn Thị Sao Ly trở thành "hiện tượng" trong giới du học sinh Việt khi cùng lúc giành 8 học bổng tiến sĩ ở các ngôi trường hàng đầu trong lĩnh vực y khoa của Mỹ. Nhưng 9x đã quyết định chọn Johns Hopkins với học bổng trị giá hơn 9 tỷ đồng.

9x Việt từng ẵm 8 học bổng tiến sĩ quốc tế: Về Việt Nam giờ là lựa chọn chứ không còn là thứ băn khoăn nữa
0 Bình luận

Từ một cậu bé "nhà quê" học dở tiếng Anh nhất lớp, Nguyễn Chí Hiếu đã nỗ lực để đi du học, thành cựu sinh viên xuất sắc nhất nước Anh năm 2004 và trở thành tiến sĩ.

Nguyễn Chí Hiếu: Từ cậu bé 'nhà quê' dở tiếng Anh nhất lớp đến sinh viên xuất sắc nhất nước Anh, tiến sĩ đại học Stanford
0 Bình luận


Bài mới

Tình anh em – Câu chuyện nhân văn cảm động

Qua câu chuyện của bố và chú tôi nhận ra rằng, chỉ cần mình đặt cái tôi xuống một chút thì mọi tổn thương trong các mối quan hệ đều được chữa lành và tình anh em cũng thế.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Trưởng công an xã xây nhà cho dân bằng tiền tiết kiệm

Thương cho cảnh khó khăn của bốn bà cháu phải sống trong căn nhà dột nát, trưởng công an xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, Gia Lai đã tự bỏ 60 triệu tiền tiết kiệm để hỗ trợ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Thắng đời 2 - 0: Jenny Huỳnh vừa đỗ đại học top 1 nước Mỹ, vừa đỗ đại học top 1 Trung Quốc 

Jenny Huỳnh vừa trở thành sinh viên trao đổi tại ĐH Bắc Kinh sau 2 năm theo học tại  Đại học Stanford, ngôi trường xếp hạng 6 thế giới (theo xếp hạng của QS World University Ranking 2025).

Cổ nhân nói: 4 người này ở cạnh sẽ quyết định sự thành bại của đời bạn

Những người xung quanh có ảnh hưởng khá lớn đến mỗi chúng ta. Vậy nên cổ nhân đã đúc kết và chỉ ra 4 người ở cạnh sẽ quyết thành bại của đời bạn. Đó là ai?

Cổ nhân dạy: “Thiên hạ mạc nhu nhược vu thủy, nhi công kiên cường giả, mạc chi năng thắng”

Câu nói trên của cổ nhân mang ý nghĩa, thiên hạ không có thứ gì có thể mềm yếu như nước, nhưng khi dùng để tấn công kẻ mạnh thì lại cũng không có gì có thể thắng được nước.

Người xưa nói: Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi bại cũng lao đao

Khi nắm rõ được phong thủy cổng nhà, bạn sẽ biết vì sao người xưa nói: "Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi cũng bại". 

Chọn chung cư có 5 'tầng vàng': Cuộc sống dễ chịu, giá trị tăng dần theo thời gian

Chọn được căn hộ chung cư ở tầng phù hợp sẽ giúp cho gia đình bạn có cuộc sống thoải mái. Về lâu về dài còn tăng giá trị bất động sản.

Về đây bố nuôi – Câu chuyện nhân văn cảm động

Trải qua nhiều bão tố cuộc đời, nó vẫn vững vàng bước tiếp vì nó biết đằng sau luôn có bố dõi theo với lời khẳng định chắc nịch: “Về đây bố nuôi!”.

Nhớ bát canh chua ngoại nấu – Câu chuyện nhân văn cảm động

Từ ngày ngoại mất, chúng tôi cũng ít về quê hẳn và cũng đã lâu anh em chẳng còn giành nhau chút canh chua còn dư trong bát như ngày còn được ở với ngoại.

Nhà đâu mà về - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mỗi khi nhìn mẹ, nghe mẹ nói "nhà đâu mà về" rồi nghĩ đến cảnh người ta có nhà, có quê để về mình thì không tôi lại xót xa, thương mẹ vô cùng.

Nam sinh 22 tuổi giành học bổng tiến sĩ tại 11 trường đại học Mỹ

Điểm học tập ấn tượng 3.99/4 cùng niềm say mê nghiên cứu giúp nam sinh Hà Hải Dương, 22 tuổi chinh phục 11 trường đại học, trong đó có 8 trường top đầu Mỹ.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 công bố đề thi minh họa kỳ thi riêng 2025

Năm 2025, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tổ chức kỳ thi độc lập để xét tuyển đại học. Đề minh họa của kỳ thi này vừa được nhà trường công bố.

Tri ân tới những “bóng hồng” lặng lẽ sau tiếng chổi tre

Dự án "Light - Ánh sáng đêm" được khởi xướng như một lời tri ân chân thành đối với những người phụ nữ thầm lặng, ngày đêm làm việc dưới ánh đèn đường để giữ gìn sự sạch sẽ, xanh tươi cho thủ đô Hà Nội.

Quản lý tài chính thành công với quy tắc 5 chiếc lọ của người Do Thái

Người Do Thái luôn dạy con cái của họ kỹ năng kiếm tiền và quản lý tài chính để có một tương lai tươi sáng. Và cách nọ quản lý tài nắm nằm ở quy tắc 5 chiếc lọ.

7 kiểu tiết kiệm mà người giàu sẽ không bao giờ làm nhưng người nghèo rất thích làm

Quản lý tài chính tốt sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống. Nhưng những hành động sai lầm có thể khiến bạn phải trải qua những ngày khó khăn, tiền bạc sẽ "không cánh mà bay".

Đề xuất