Giật cô hồn là tục lệ gì?
Giật cô hồn (giựt cô hồn) - nhắc đến cụm từ này là nhắc đến tháng 7 âm lịch. Vậy tại sao, tháng 7 âm lại có tục lệ này?
Giật cô hồn là tục lệ gì?
Một tiến sĩ văn hóa học tại TP Hồ Chí Minh cho biết, người Việt xưa tin rằng, con người có 2 phần là phần hồn và phần xác. Khi thác đi, phần hồn vẫn còn tồn tại, người nào khi sống ăn ở hiền lương, tích đức thì được đầu thai sang kiếp khác. Ngược lại người nào sống ác thì sẽ bị đày xuống địa ngục làm quỷ đói và chịu nhiều hình thức tra tấn dã man.
Theo quan niệm dân gian, tháng 7 âm (tháng cô hồn) là thời điểm âm phủ mở cửa cho các vong hồn tự do đi lại, về thăm gia đình. Nhưng không phải vong hồn nào cũng có gia đình để về thăm, vì thế có nhiều vong hồn không nơi nương tựa, đi lang thang. Những người này được gọi là cô hồn.
Do đó, bên cạnh làm những mâm lễ cúng để mời những vong linh người thân trở về thăm gia đình thì sẽ cúng thêm mâm lễ cúng cho các vong ninh không nơi nương tựa để tránh bị ma quỷ quấy nhiễu. Người xưa quan niệm, cúng chúng sinh là giúp đỡ các linh hồn vất vưởng, đói khát, không nơi nương tựa.
Vậy, tại sao trong lễ cúng chúng sinh lại có tục lệ giật cô hồn? Theo nhiều tài liệu, giật cô hồn là một văn hóa ở Sài Gòn (TP Hồ Chí Minh hiện nay) mỗi dịp cúng cô hồn. Lúc này, các gia đình sẽ có một mâm cúng dành cho các âm hồn lang thang không người thờ cúng. Mâm cúng thường có nhiều loại bánh trái, thịt, tiền vàng mã, nhang hương...
Giật cô hồn là hành động giật đồ cúng lễ của gia chủ. Tục lệ này diễn ra sau khi gia chủ cúng lễ xong.
Giật cô hồn có đen không?
Hiện nay có nhiều ý kiến cho rằng, việc giật cô hồn sẽ mang lại xui xẻo vì giật đồ của ma quỷ. Tuy nhiên, người xưa lại quan niệm khác. Càng nhiều người giật cô hồn thì gia chủ càng hên, may mắn trong buôn bán.
Trong không khí ảm đạm của tháng cô hồn thì việc giựt cô hồn trở thành một việc làm bầu không khí nhộn nhịp hơn hẳn, đặc biệt là với trẻ em, tục giật cô hồn luôn được các em yêu thích vì sẽ có thêm đồ ăn vặt. Hành động giựt cô hồn còn mong muốn để giúp đỡ trẻ em, các người nghèo khổ, mang ý nghĩa làm phước, tích đức, làm điều thiện.
Một số lưu ý quan trọng khi tham gia giật cô hồn
Đối với gia chủ
Thời gian thực hiện cúng cô hồn là vào buổi chiều tối bởi ban ngày ánh sáng và khí dương quá thịnh.
Nên cúng cô hồn xong trước 12h đêm rằm tháng 7 Âm lịch.
Đồ lễ cúng cô hồn tránh dùng đồ mặn như xôi, gà, lợn, bò... chỉ nên dùng hoa quả bánh trái, cháo trắng...
Khi rải tiền vàng ra mâm cúng phải để 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc. Mỗi hướng cắm từ 3 - 5 - 7 cây hương.
Thực hiện lễ cúng chúng sinh ở ngoài trời hoặc trước cửa chính ngôi nhà.
Kết thúc lễ cô hồn, gạo, muối được vãi ra sân và ngoài đường. Sau đó mới tiến hành đốt vàng mã.
Đối với người đi giật cô hồn
Sau khi gia chủ đã làm lễ xong mới tiến hành giật cô hồn.
Nếu người khác đã lấy được đồ thì mình không được giành giật, cướp lại.
Xem thêm: Mùng 1 tháng 7 âm 2023 nên làm gì để may mắn cả tháng?
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận