Giai thoại kỳ bí về Ô Long Đao - binh khí gắn liền với những trận đánh bất bại của anh hùng áo vải Quang Trung
Ô Long Đao là binh khí huyền thoại ghi dấu bao chiến công lừng lẫy của anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ. Cho đến nay, hậu thế vẫn lưu truyền giai thoại nhuốm màu huyền bí về thanh bảo đao này.
Vị tướng bất bại
Quang Trung - Nguyễn Huệ (1753 - 1792) - Anh hùng dân tộc, nhà quân sự kiệt xuất, danh tướng bách chiến bách thắng. Ông được sử sách ca ngợi là thiên tài quân sự, một trong những tướng lĩnh tài giỏi bậc nhất của dân tộc Việt Nam.
Từ một thủ lĩnh chiến đấu dưới trướng anh trai Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ trở thành lãnh tụ kiệt xuất của phong trào Tây Sơn, chăm lo xây dựng quân đội Tây Sơn thành quân đội tinh nhuệ, thiện chiến. Qua 21 năm chiến đấu, Nguyễn Huệ cùng quân đội Tây Sơn lập nên những kỳ tích oanh liệt.
Năm 1789, trước khi mở trận đánh lịch sử phá tán quân đội nhà Thanh, Nguyễn Huệ đã cho triệu 15 tướng tài để làm cuộc hội ý bí mật. Cuộc hội ý này thống nhất sẽ đánh các thế lực phản loạn trước. Không quản ngày đêm, quân Tây Sơn ra Thăng Long chặn đuổi bọn quan lại nhà Lê, lính Bắc Hà đã tận mắt chứng kiến sức mạnh của hỏa hổ Tây Sơn.
Khi đó, các tướng Bắc Hà kinh hãi, truyền kháo nhau rằng: "Các đội quân Trịnh thấy mũi giáo Tây Sơn quá sắc liệu không chống nổi, cố sức lấy súng lớn bắn ra, quân Tây Sơn đều cúi đầu tránh đạn mà nhảy vào. Chúa Trịnh mặc nhung phục, đứng trên voi phất cờ hồng thúc các quân. Quân Tây Sơn lấy ông hỏa hổ tung ra, quân Trịnh đều tan vỡ, vứt gươm, bỏ giáo, xô nhau chạy trốn thể như núi đổ, chồng chất đạp lên nhau mà chết”.
Sau đó, Nguyễn Huệ quyết định mở cuộc tấn công quân Thanh. Đây là quyết định hoàn toàn sáng suốt. Sử chép, nhiều quan tướng phương Bắc đầu hàng, Nguyễn Huệ đã khoan lòng từ bi tha bổng. Một mặt ông muốn thể hiện lòng nhân nghĩa, mặt khác ông đang tập trung trí lực đánh một trận cực lớn với nhà Thanh.
Nguyễn Huệ có tiếng nói như chuông, mắt sáng như điện, là người thông minh, giỏi chiến đấu. Ông cầm quân từ năm 17 tuổi, đánh đông dẹp bắc đều toàn thắng nhờ vào phương châm chiến thuật: bí mật và thần tốc, lấy chính binh làm chủ, kỳ binh làm phụ. Đỉnh cao nhất là trận phá quân Xiêm - Nguyễn ở Rạch Gầm - Xoài Mút và chiến dịch đại phá 20 vạn quân Thanh. Nguyễn Huệ liên tục quán triệt quan điểm này cho các quan cận thần”. Trước lời truyền tai về sự lợi hại của hỏa hổ-hỏa cầu.
Triều đình nhà Thanh khi ấy trấn an quân sĩ bằng cách rêu rao rằng: "Thật ra, cuân Nam (chỉ quân Tây Sơn) không có sở trường gì khác, toàn dùng ống phun lửa làm lợi khí, gọi là hoả hổ. Khi hai quân giáp nhau, trước hết họ dùng thứ đó để đốt cháy quần áo người ta, buộc người ta phải rút lui.
Nhưng tài nghệ của họ cũng chỉ có thế thôi, so với súng ống của ta thì họ kém rất ra, không có gì là đáng ngại. Hiện nay, ta chế sẵn vài trăm lá chắn da trâu sống. Nếu gặp hỏa hổ của người Nam phun lửa, thì quân tay cầm lá chắn ấy đỡ lửa một tay cầm dao chém bừa chắc rằng chúng bỏ chạy tan tác mà tự nguyện dâng đất cho ta mà thôi”. Khi biết nhà Thanh rêu rao điều này, càng khiến cho Nguyễn Huệ hạ quyết tâm đánh một trận lịch sử.
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ 1 vạn hỏa hổ và 1,2 vạn hỏa cầu, mùa xuân năm Kỷ Dậu 1789 vị anh hùng áo vải Nguyễn Huệ đích thân chỉ huy quân Tây Sơn tấn công thần tốc, bất ngờ vào thành Thăng Long làm nên trận thắng lịch sử Ngọc Hồi – Đống Đa.
Ở trận đánh này, quân Tây Sơn dùng tượng binh phá kỵ binh, dùng hỏa hổ, hỏa cầy gây rối loạn bộ binh quân Thanh, dụ quân địch lên giáp lá cà mới bắn hỏa hổ. Trước thế trận thần tốc cùng với sự sáng tạo của quân Tây Sơn, hơn 20 vạn quân Thanh đã hoảng loạn dẫm đạp lên nhau, chết như rạ.
Giai thoại kỳ bí về Ô Long Đao
Nhắc vị anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ thì không thể không nhắc tới Ô Long Đao (một trong Tam đại thần đao nhà Tây Sơn). Binh khí này đã theo Quang Trung suốt sự nghiệp binh gia, trận mạc.
Theo sử sách chép, Ô Long Đao có cán bằng gỗ mun đen nhánh, lưỡi được rèn bằng kỳ kim, cũng mang 1 màu đen tuyền, khi đao rời vỏ, khí lạnh tỏa ra 1 vùng, lưỡi đao sắc lẹm đến lạnh người. Không những thế, bảo đao này còn có trọng lượng lớn, nếu không phải người có sức mạnh thiên phú thì không thể sử dụng được.
Ngay cả trong trận Rầm Gầm - Xoài Mút trên, Ô Long Đao cũng được nhắc đến. Tương truyền, khi lâm trận, Quang Trung đã dùng nó để chém đầu tướng giặc. Không những thế, ngài còn cùng cây đao này hạ sát hàng trăm tên địch, bảo đao đi đến đâu đầu giặc rụng tới đó. Đến năm 1789, sau lần hành quân lịch sử, Ô Long Đao cùng với Quang Trung - Nguyễn Huệ tiêu diệt vô số quân Thanh xâm lược.
Thế nhưng để có được thanh đao quý này thì không phải chuyện dễ dàng. Truyền thuyết kể rằng, trong một lần hành quân, khi đi đến đèo An Khê, bỗng có 2 con rắn lớn xuất hiện, da đen như mun chắn ngang đường hành quân. Quân sĩ sợ hãi không dám tiến tiếp khiến đoàn nghĩa quân bị ùn lại, không thể đi lên được.
Thấy sự lạ, Quang Trung liền xuống ngựa, đi đến gần và chắp tay cầu: "Nếu Sơn thần, Xà thần phù trợ cho việc làm chính nghĩa của anh em nhà Tây Sơn, biết trước sự thành công thì xin Xà thần mở đường cho quân đi, còn sự nghiệp không thành, thì xin Xà thần hãy trị tội mình tôi, để nghĩa sĩ trở về với gia đình, đồng ruộng".
Kỳ diệu thay, lời vừa dứt thì hai con rắn lập tức quay đầu, đi trước mở đường cho đoàn quân. Được 1 đoạn, chúng lao vào bụi rậm, khi ra mang theo một thanh đại đao lớn dâng vua Quang Trung. Thanh đao đó sau này được gọi là Ô Long Đao.
Quang Trung nhận đao mà kính cẩn thề rằng, sẽ vì đại nghĩa cứu dân, vì ơn của Xà Thần mà quyết tâm đi đến cuối cùng. Rồi từ đó về sau, thanh bảo đao này theo sát Quang Trung trong suốt sự nghiệp binh gia của mình.
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận