Giải mã tục ăn thịt vịt vào Tết Đoan Ngọ của người Việt

Tập quán ăn thịt vịt vào Tết Đoan Ngọ vẫn còn được duy trì tại nhiều địa phương trên cả nước. 

Đỗ Thu Nga
10:24 14/06/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Vì sao người Việt ăn thịt vịt vào Tết Đoan Ngọ?

Tết Đoan Ngọ (5/5 âm lịch) hay còn gọi là tết Đoan dương. Đoan Ngọ bắt đầu giữa trưa (Đoan: mở đầu, Ngọ: giữa trưa) còn "dương" là mặt trời, là khí dương, Đoan dương có nghĩa là bắt đầu lúc khí dương đang thịnh.

Ngoài Việt Nam thì Trung Quốc và một số nước khác ở châu Á cũng ăn Tết Đoan Ngọ. Tết này gắn liền với quan niệm về sự tuần hoàn của thời tiết trong năm. 

Theo truyền thuyết, một ngày sau khi thu hoạch, nông dân sẽ ăn mừng trúng mùa nhưng sâu bọ năm ấy lại kéo đến dày đặc ăn mất trái cây, thực phẩm đã thu hoạch. Mọi người đau đầu không biết làm cách nào để có thể giải được nạn sâu bọ thì bỗng nhiên 1 ông lão từ xa đi đến tự xưng là Đôi Truân. 

Ông lão này chỉ cho dân chúng cách lập đàn cúng gồm bánh tro, trái cây. Nhân dân làm theo và đàn sâu bọ té ngã rũ rượu. Ông cụ nói thêm, sâu bọ hàng năm vào ngày này rất hung hăng, mỗi năm đúng ngày này làm theo những gì ông đã dặn thì mới trị được chúng. Vì thế nhân dân gọi ngày 5/5 âm lịch là ngày "diệt sâu bọ". 

giai-ma-tuc-an-thit-vit-vao-tet-doan-ngo-cua-nguoi-viet
Tết Đoan Ngọ ăn thịt vịt là truyền thống của người Việt

Vậy tại sao vào ngày "diệt sâu bọ" người dân lại có tập tục ăn thịt vịt? Như các bạn đã biết, thịt vịt là món ăn luôn bị "tẩy chay" vào những ngày đầu tháng. Thế nhưng trong dịp Tết Đoan Ngọ, rất nhiều người lại ăn thịt Vịt. 

Người miền Trung và miền Nam ăn Tết Đoan Ngọ rất to. Người dân Huế, dù làm ăn nơi đâu, Tết Đoan Ngọ cũng đều trở về nhà ăn Tết. Tết Đoan Ngọ nơi đây to gần như Tết Âm lịch. 

3 món không thể thiếu trong mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ là thịt vịt, chè kê (chè hạt kê) và bánh tráng mè (dùng để múc chè kê ăn). Đúng 12h trưa, mâm cỗ cúng được bày lên cũng là lúc người mẹ bê một nồi nước cùng với các loại lá cây có tính lành được đi hái trong sáng 5/5; được dùng để tắm với niềm tin cả năm không bị đau mắt, hết bệnh ốm vặt, rôm sảy,

Tết Đoan Ngọ tại miền Trung không thể thiếu thịt vịt quy hoặc luộc. Với những gia đình Phật tử không cúng mặn thì mâm cúng sẽ có xôi chè. 

Với người miền Nam, việc ăn thịt vịt những ngày đầu năm, kể cả Tết Đoan Ngọ là để giải xui và muốn được may mắn hơn. Song người miền Trung lại có quan niệm khác.

Theo người miền Trung, từ ngày 5/5 trở đi, vịt bắt đầu vào mùa. Lúc đó, những con vịt trở nên béo, thịt ngon hơn, chắc hơn, không có mùi hôi. Vì vậy, các gia đình miền Trung mua vịt về chế biến các món ăn khác nhau từ vịt.

Ăn thịt vịt ngày Tết Đoan Ngọ có tốt không?

Theo đông y, thịt vịt có tính hàn, vị ngọt, hơi mặn. Sử dụng thịt vị thường xuyên mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Ví dụ như lợi thủy tiêu thũng, dưỡng vị, tư âm và giải độc. Đặc biệt, thịt vịt có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh ung thư, tim mạch và những bệnh lao phổi.  Thịt vịt còn tốt cho người có thể chất suy nhược, mắc chứng chán ăn, phù nề, sốt, bàn tay đổ mồ hôi. 

Thịt vịt đặc biệt tốt cho phụ nữ. Ví dụ, phụ nữ kinh nguyệt ít, khí hư bạch đới, thể chất yếu sau khi bệnh, phụ nữ sau sinh thiếu sữa...

giai-ma-tuc-an-thit-vit-vao-tet-doan-ngo-cua-nguoi-viet-8
Thịt vịt có tính hàn, ăn mùa hè rất mát

Theo nghiên cứu của y học hiện đại, thịt vịt hàm lượng chất béo cao nhưng cũng là nguồn thực phẩm đa dạng dinh dưỡng. Thịt vịt chứa hầu hết là chất béo lành mạnh, bao gồm một lượng lớn chất béo không bão hòa đơn, là sự kết hợp của axit béo omega-3 và omega-6; và có hương vị thịt đậm đà. 

Vậy Tết Đoan Ngọ ăn thịt vịt có tốt không? Vào ngày Tết Đoan Ngọ, khí trời nóng nực (thuộc tiết Đại Thử), nhiệt độ cao, nhiều người thường hay chọn những món ăn được chế biến từ thịt vịt để cân bằng nhiệt, bổ thân thể và sâu xa hơn là niềm tin tâm linh truyền thống.

Còn một điều nữa, ít ai biết tục lệ xưa ở nhiều địa phương, vào ngày Tết Đoan Ngọ người ta thường tranh thủ đi mua các loại lá cây thuốc, các món ăn vị thuốc và mang về nhà vào đúng giờ Ngọ ( từ 11 giờ trưa  đến trước 13 giờ chiều), với niềm tin tưởng con người sẽ mạnh mẽ hơn trong ngày Tết Đoan Ngọ, có sức khỏe để diệt trừ sâu bọ, bệnh tật trong người.

Xem thêm: Ý nghĩa của Tết Đoan Ngọ và văn khấn cúng Tết Đoan Ngọ chuẩn nhất

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận