Anh Cường "béo" ra đi, để lại gia tài chỉ có bằng khen và 1 tấm lòng vì cộng đồng đến hơi thở cuối cùng

Nỗi đau vẫn chưa nguôi ngoai nhưng chị Tuyết Lan và các con luôn tự hào, mong muốn tiếp nối những việc làm thiện nguyện còn dang dở của anh Cường "béo" - người đàn dành cả đời làm từ thiện.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Anh Vũ Quốc Cường (còn gọi là anh Cường "béo", SN 1975, ngụ tại Quận 1, TP HCM). Anh là người thành lập quán cơm chay xã hội Cường "béo". Anh được cộng đồng mạng quý mến vì gần như dành cả đời làm công tác thiện nguyện. 

Trong những ngày dịch bệnh COVID-19 bùng phát ở TP.HCM, anh Cường "béo" lăn xả giữa tâm dịch giúp đỡ bà con khó khăn. Chính vì thế, khi anh qua đời vì COVID-19, cộng đồng vô cùng thương xót. 

Trước những đóng góp của anh Cường "béo" cho công tác thiện nguyện, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã gửi thư động viên. Anh Cường "béo" là tấm gương trong mùa dịch về những điều tử tế và truyền thống giúp đỡ lẫn nhau của người Việt Nam.

Gia-tai-anh-Cuong-beo-de-lai-cho-vo-con-la-gi
Một hình ảnh anh Cường làm thiện nguyện lúc sinh thời

Nỗi đau vẫn còn đó

Dịch bệnh COVID-19 tại TP Hồ Chí Minh đã được kiểm soát phần nào, người dân đã trở lại cuộc sống trong thời kỳ "bình thường mới". Và gia đình chị Nguyễn Thị Tuyết Lan (SN 1975, vợ anh Cường "béo") cũng đã trở lại cuộc sống bình thường.

Ngày ngày chị Tuyết Lan vẫn tất bật trong căn bếp nhỏ của mình để chuẩn bị cơm chay cúng cho chồng - anh Cường "béo" qua đời vì đại dịch COVID-19 khi đang hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng dịch bệnh.

Thắp nén nhang cho chồng, chị quay về góc bếp vốn được tận dụng từ 1-2m2 hiên nhà để lặng lẽ ăn sáng một mình. Từ khi trở về từ bệnh viện, dù chưa thực sự hồi phục sau khi nhiễm COVID-19, chị Lan vẫn hiếm khi có mặt ở nhà.

Chị miệt mài ra ngoài làm từ thiện. Chị muốn tiếp nối những hoạt động thiện nguyện của chồng. Khi đang đi cách ly, chị nhận tin anh qua đời. Nỗi đau ấy đến bây giờ vẫn chưa hề nguôi ngoai. 

Gia-tai-anh-Cuong-beo-de-lai-cho-vo-con-la-gi-0
Anh Cường qua đời để lại nỗi đau khó nguôi cho vợ con

Xuất viện được 2 ngày, chị quyết định tiếp tục tham gia các hoạt động thiện nguyện mà trước đó chồng còn dang dở. Chị Lan đi mua gạo, phát cơm, tặng rau, đồ dùng cần thiết cho những người dân gặp khó khăn.

"Đó là ước muốn và tâm nguyện suốt một đời của anh Cường”, chị Lan nói rồi lấy khăn lau tấm bảng ghi chữ: “Cường Béo quán cơm chay xã hội tự chọn” treo trước nhà.

Quán cơm chay này đánh dấu hành trình thiện nguyện không ngừng nghỉ của anh Cường "béo" lúc sinh thời. Giữa lúc cơm ăn chưa no, áo mặc chưa đẹp, anh bàn với vợ dốc hết số tiền ít ỏi để mở quán cơm. Anh không thể nào cầm lòng được nhìn thấy những người xung quanh quá khổ. Anh muốn quán cơm chay "tiết kiệm" của mình sẽ là nơi những người nghèo khó tìm đến để được ấm bụng... 

Từ ngày mở quán cơm, sáng nào anh chị cũng dậy từ sớm. Anh đi chợ, chị chuẩn bị rau củ lo đứng bếp nấu nướng. Khách của quán chủ yếu là sinh viên, công nhân, người lao động nghèo, người lang thang... Ban đầu, có kinh phí, vợ chồng chị Tuyết bán cơm với giá 5.000 đồng/suất.

Gia-tai-anh-Cuong-beo-de-lai-cho-vo-con-la-gi-4
Biết chồng còn nặng lòng có việc thiện, ngay khi mới xuất viện, chị Tuyết Lan tất bật tiếp nối tâm nguyện của chồng

Sau này thấy nhiều người khổ quá, anh chị dẹp bỏ luôn tấm biển ghi giá cơm, thay vào đó là tấm biển "tùy tâm". Ai không có tiền trả thì cứ đến quán ăn uống cho ấm bụng rồi ra về. 

Sau này khi thấy việc làm của vợ chồng anh Cường quá nhân văn, nhiều mạnh thường quân đã tìm đến, tự nguyên chung tay bằng cách góp gạo, gửi rau củ, mắm muối... Quán cơm từ đó trở thành điểm cơm ngon, cơm no cho sinh viên, người lao động nghèo, người vô gia cư.

Khi quán cơm dần đi vào ổn định, anh Cường "béo" ít ở nhà hơn. Anh để vợ quán xuyến chuyện cơm nước còn mình tất bật ra ngoài làm thiện nguyện. Anh giúp người khuyết tật có xe lăn, trẻ em có xe đạp, sách vở đến trường, người nghèo có cầu dân sinh, nhà tình thương...

“Anh ấy đi suốt, nhiều khi mấy ngày không về nhà. Những ngày qua, khi TP.HCM bình thường mới, nhiều bà con, anh chị em ở các tỉnh từng hoạt động thiện nguyện với anh đã đến nhà thắp nhang tưởng nhớ anh”.

“Có nhiều người tôi không hề quen biết. Họ chỉ nói từng nhận được sự giúp đỡ từ anh. Họ đến và mang theo trái cây, hoa… để viếng anh. Nhiều người khóc và nói anh đi nhanh quá, đến giờ họ vẫn chưa dám tin người tốt như anh lại ra đi nhanh đến vậy”, chị Lan chia sẻ.

Gia tài để lại chỉ là những tấm bằng khen và một tấm lòng vì cộng đồng đến hơi thở cuối cùng

Anh Cường "béo" ra đi là nỗi mất mát quá lớn đối với chị Tuyết Lan và những đứa con. Thế nhưng, nhìn những việc anh đã từng làm, mẹ con chị được phần nào an ủi. Sau khi anh cường qua đời, mấy mẹ con vẫn cố gắng sống mạnh mẽ và tiếp tục di nguyện của anh là giúp đỡ người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn. Chính vì lẽ đó mà vừa ra viện, dù cơ thể còn mệt mỏi, chị Tuyết Lan vẫn lăn xả đi làm thiện nguyện. 

Cũng giống như chồng mình, có bao nhiêu tiền, chị Tuyết liền cầm đi mua gạo, mua thuốc, thực phẩm, đồ dùng thiết yếu... tặng những người cần. Kể từ tháng 9 đến giờ, chị Tuyết Lan đã bỏ ra hàng trăm triệu đồng để làm từ thiện.

Gia-tai-anh-Cuong-beo-de-lai-cho-vo-con-la-gi-3
Chị Tuyết Lan ôm di ảnh chồng trong Lễ tưởng niệm đồng bào tử vong trong đại dịch COVID-19 (Ảnh: Vietnamnet)

“Đó là tiền của các mạnh thường quân, cá nhân, tổ chức thương mến, yêu quý anh Cường gửi đến gia đình thông qua cơ quan báo chí. Ngoài ra còn có một số tiền nhỏ của mẹ tôi để lại cho gia đình tôi trước khi bà mất. Tính ra cũng được mấy trăm triệu đồng", chị Tuyết Lan tâm sự. 

“Tất cả số tiền này, tôi đều mua quà, gạo, vật dụng cần thiết… để gửi tặng người khó khăn hết. Tôi không giữ lại cho mình và gia đình một ngàn đồng nào. Tất cả việc tôi làm, tôi đều bàn bạc với các con và được các con đồng ý, ủng hộ”, chị nói thêm.

Cũng cố một số người khi biết việc này thì có phần trách chị không biết thương bản thân, lo cho tương lai các con. Nghe vậy, chị chỉ cười. Có đôi lúc chị nói, thấy người ta khổ quá nên "mình có điều kiện thì mình cứ giúp họ trước đã".

Hiện chị không lo cho mình và các con vì "cả nhà vẫn có cơm ăn 3 bữa": "Tiền ấy là tiền của mọi người gửi cho gia đình tôi. Gia đình không biết làm sao để tri ân mọi người nên tôi xin phép dùng số tiền này làm thiện nguyện để tất cả mọi người đều có công đức”.

“Hơn thế, làm được như vậy, tôi cũng vơi đi nỗi đau buồn do những mất mát quá lớn đem lại. Trước đây, khi gia đình tôi không có tiền, anh Cường vẫn lầm lũi cho đi như thế”, chị Lan nói thêm.

Gia-tai-anh-Cuong-beo-de-lai-cho-vo-con-la-gi-6
Đây là gia tài anh Cường để lại cho vợ con

Với chị Tuyết Lan, niềm vui bây giờ chính là làm thiện nguyện, tiếp nối những tâm nguyện còn dang dở của anh Cường. Mỗi lần hướng mắt về tấm di ảnh chồng, xung quanh rất nhiều giấy khen, chị lại cười rất hạnh phúc. Anh nói, anh cả đời làm thiện nguyện, gia tài để lại chỉ là những tấm bằng khen và một tấm lòng vì cộng đồng đến hơi thở cuối cùng.

"Lúc còn sống, anh dành hết mọi thứ cho cộng đồng. Lúc đi, anh cũng ra đi trong tay trắng. Gia tài anh để lại chỉ là những tấm bằng khen, giấy khen và một tấm lòng vì cộng đồng đến hơi thở cuối cùng... Dẫu vậy, chúng tôi tự hào lắm. Tôi sẽ để “gia sản” này ở đây như một tấm gương, một cách gợi nhắc các con phải noi gương anh, phải nhớ lời anh “Sống là phải biết chia sẻ, cho đi”, chị Tuyết Lan chia sẻ.

Hiện giờ, noi gương cha, các con của anh Cường cũng tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện theo sức của mình. Nguyễn Vũ Kim Như, cô con gái thứ hai của anh Cường sau khi đậu Đại học Y Dược TP.HCM đã lập tức tham gia tuyến đầu chống dịch.

Kết thúc hành trình thiện nguyện chống dịch, cô tân sinh viên lại tiếp tục đi dạy học miễn phí cho học sinh nghèo. Còn hai em của như cũng giúp đỡ chị ôn bài tập cho các bạn cùng trang lứa.

Chị Tuyết Lan cho biết, khi dịch bệnh lắng xuống thì sẽ mở lại quán cơm từ thiện. Để có kinh phí, ngay từ lúc này, chị Lan nhận thêm công việc tạp vụ, vệ sinh nhà cửa từ 19h-1h sáng cho mọi người.

Xem thêm: Vợ anh Cường béo sẽ tiếp nối hành trình thiện nguyện của chồng: "Đấy là con đường tốt, sao mình bỏ được"

Đọc thêm

Ngay khi vừa chiến thắng COVID-19, bà Nguyễn Thị Nga (83 tuổi, TP.HCM) - thường gọi là má Ba đã lập tức quay trở lại công việc thiện nguyện.

Vừa chiến thắng COVID-19, cụ bà 83 tuổi ở TP.HCM lại dốc sức làm thiện nguyện
0 Bình luận

Dù bản thân đang chiến đấu với căn bệnh ung thư quái ác, trong suốt mùa dịch vừa qua anh Nguyễn Xuân Hoàn (Hà Nội) vẫn hoạt động thiện nguyện hết mình.

Nguyễn Xuân Hoàn: 'Chiến binh truyền lửa' mắc bệnh ung thư vẫn cháy hết mình vì thiện nguyện
0 Bình luận

Từ ý tưởng căn phòng đầy sách ở TP.HCM, 9x Hà Nội Hà Tuấn Linh đã biến phòng riêng thành tủ sách thiện nguyện trao nhận sách cũ tới tay người cần.

9x Hà Nội biến phòng riêng thành tủ sách thiện nguyện, trao nhận sách cũ tới tay người cần
0 Bình luận


Bài mới

Thầy giáo Hậu Giang hết lòng lo hậu sự cho người nghèo

Ngoài tận tâm với công tác chuyên môn, nhiều năm qua thầy giáo Nguyễn Hoàng Nam (H.Phụng Hiệp, Hậu Giang) còn hết lòng lo hậu sự miễn phí cho hàng trăm người nghèo khó.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 12 giờ trước
Cuộc đời truyền cảm hứng của thợ cắt tóc lớn tuổi nhất thế giới

Bà Shitsui Hakoishi (108 tuổi) vừa được kỷ lục Guiness Thế giới công nhận là ''thợ cắt tóc nữ lớn tuổi nhất thế giới'' với 94 năm tuổi nghề và chưa có ý định nghỉ hưu.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Những “hiệp sĩ” miệt mài đi hút đinh trong đêm

Thời gian qua, hình ảnh những chiếc xe máy tự chế rong ruổi khắp mọi nẻo đường tại TP.Bạc Liệu để hút đinh đã trở nên vô cùng quen thuộc với bà con nơi đây.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Nhóm bạn trẻ “Phủ xanh biên giới biển” với hoạt động trồng cây tại Mũi Né

Chiến dịch “Phủ xanh biên giới biển” được Cộng đồng Xanh Việt Nam tổ chức với mục đích góp phần cải thiện cảnh quan và bảo vệ hệ sinh thái ven biển.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
60 năm giữ cờ Tổ quốc mãi tung bay ở Hiền Lương 

Năm xưa, ông Nguyễn Đức Lãng chính là người được nhận trọng trách may cờ Tổ quốc tại cầu Hiền Lương, nơi giới tuyết chia cắt 2 miền Nam - Bắc. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Người phụ nữ bán ve chai dành 4 ngày tiền lời để ủng hộ người dân Myanmar bị ảnh hưởng bởi động đất

Vừa hoàn tất công việc mua bán ve chai, bà Nguyễn Thị Quý (59 tuổi, ở phường An Phú Đông, quận 12, TP.HCM) liền đạp xe một mạch tới tòa soạn để ủng hộ cho người dân Myanmar bị ảnh hưởng bởi động đất

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Lực lượng cứu hộ Việt Nam dựng lều thăm khám cho người dân Myanmar

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ cứu hộ tại Myanmar, lực lượng cứu hộ Bộ Công an Việt nam đã cử tổ công tác dựng lều bạt để hỗ trợ thăm khám cho người dân.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Cú lộn ngược dòng đầy ngoạn mục của chàng trai mồ côi 

Từ một đứa trẻ mồ côi phải bỏ học mưu sinh, hiện nay, Tần Hoan đã trở thành kỹ sư AI với thu nhập hàng triệu tệ mỗi năm. Cuộc đời của anh chính là câu chuyện truyền cảm hứng cho các bạn trẻ cùng cảnh ngộ.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Trở thành 'người hùng' khi cõng cụ bà xuống 40 tầng trong động đất

"Sau tất cả, tôi chỉ muốn khóc. Tôi tự nhủ, nếu phải chết, tôi muốn chết khi đang cứu người"!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Thầy giáo khiếm thị nỗ lực mang “ánh sáng” cho học trò khuyết tật

Không đầu hàng số phận, thầy giáo khiếm thị Hoàng Nhật Minh (26 tuổi, quận Bình Thạnh, TP HCM) đã nỗ lực học tập, mang lại “ánh sáng” cho nhiều học trò khuyết tật.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Cuộc đời Minh Ánh thay đổi từ một cuộc điện thoại

Có những cuộc gặp gỡ đã làm thay đổi cả một cuộc đời... Điển hình là câu chuyện về cô bé Minh Ánh, từ đứa trẻ nhặt củi giữa rừng trở thành cô con gái được yêu thương.

106 cán bộ, chiến sĩ Việt Nam lên đường sang Myanmar làm nhiệm vụ cứu hộ

2 chuyến bay đưa 106 cán bộ, chiến sĩ và 80 tấn hàng cứu trợ đã cất cánh từ Nội Bài sang Myanmar để hỗ trợ nước bạn khắc phục hậu quả sau trận động đất lịch sử.

5 nguyên tắc giúp người một cách thông minh

Cuộc sống này có không ít kiểu giúp người nguy hiểm, vậy nên, dù tử tế thế nào, người thông minh cũng nên học cách từ chối đúng lúc. Đừng cả nể!

Ấm lòng suất ăn giờ ra chơi dành cho học sinh khó khăn tại Hậu Giang

Với mong muốn giúp đỡ học sinh khó khăn, trường THCS Vị Đông (ấp 6, xã Vị Đông, H.Vị Thủy, Hậu Giang) đã thực hiện mô hình “Phần ăn giờ ra chơi, tiếp bước em đến trường”.

Những ổ bánh mì 0 đồng mang thông điệp yêu thương

Với mong muốn giúp đỡ những người lao động có hoàn cảnh khó khăn, các thành viên Câu lạc bộ Người tốt - Việc thiện xã Tân Khánh Đông (TP.Sa Đéc, Đồng Tháp) đã làm những ổ bánh mì 0 đồng trao tặng đến mọi người.

Những cụ già neo đơn chia sẻ nước cam miễn phí cho người đi đường

Đứng sau những chai cam vắt chất lượng, làm dịu cơn khát và nỗi vất vả của người lao động lại chính là những cụ già neo đơn, không nơi nương tựa, hiện đang được cưu mang tại một quán trọ.

Đề xuất