Kỳ lạ đàn cá tra ăn chay, hiểu tiếng người di cư đến "nương nhờ" nhà dân ở An Giang

Suốt một năm qua, đàn cá tra tự nhiên di cư đến khúc sông sát gia đình bà Nguyễn Thị Mai "ăn nhờ ở đậu". Điều kỳ lạ nhất là đàn cá này chỉ ăn chay và hiểu tiếng người.

Đỗ Thu Nga
13:00 03/05/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Cách đây không lâu, Báo Thanh Niên đưa tin về sự việc kỳ lạ có thật ở ấp Phú Quới, xã Phú Thành, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang. Đó là việc một đàn cá tra tự nhiên di cư đến nhà bà Nguyễn Thị Mai ở ấp Phú Thành. 

Theo đó, trong một lần rửa chén gần sông, bà Mai phát hiện có nhiều con cá tra xung quanh nên đã lấy cơm rắc xuống cho chúng ăn. Sau đó, đàn cá kéo đến ngày càng đông, hiện số lượng ước chừng đã lên đến 8.000 con (khoảng 15 - 20 tấn) đủ mọi kích thước.

Ngoài giống cá tra trắng ra, bà Mai và chồng còn phát hiện có khoảng 20 con cá tra đen và 2 con cá tra hồng. Chúng "nương nhờ" nhà bà Mai suốt 1 năm qua. 

dan-ca-tra-an-chay-hieu-tieng-nguoi-di-cu-den-nuong-nho-nha-dan-0
Đàn cá tra "nương nhờ" nhà bà Mai từ cách đây 1 năm

Bà Mai phỏng đoán, đàn có này là cá sông tự nhiên có thể do được phóng sinh trước đó. Con kênh nơi gia đình bà Mai sinh sống khá dài nhưng không hiểu vì sao mà đàn cá này lại đến cư ngụ ở đoạn sông sát nhà bà. 

Ban đầu khi đàn cá mới xuất hiện, bà Mai e ngại không nuôi nổi. Nhưng dần dà câu chuyện cá đến "nương nhờ" lan truyền khắp nơi, nhiều người hiếu kỳ đến xem. Đồng thời còn hỗ trợ tiền mua thức ăn cho cá hoặc hái rau mang đến ném xuống cho chúng ăn để bà Mai đỡ phần nào chi phí. 

Theo tờ Thanh Niên, mỗi ngày bà Mai cho đàn cá tra ăn 4 cữ. Khẩu phần ăn của chúng toàn là đồ chay gồm rau củ các loại. Đặc biệt, đàn cá tra này rất thích ăn rau muống. Trung bình mỗi ngày chúng ăn khoảng 4 bao thức ăn và 50kg rau muống trộn chung với cơm. 

dan-ca-tra-an-chay-hieu-tieng-nguoi-di-cu-den-nuong-nho-nha-dan-6
Mỗi ngày bà Mai cho đàn cá ăn 4 cữ thì chúng mới đủ no

Bà Mai còn kể, đàn cá này có linh tính. Nghe thấy ghe, tàu đi qua mà chúng chẳng sợ, song nếu nghe thấy tiếng xẹt điện ở đâu đó thì sẽ nhanh chóng táp vào đám lục bình ở bên mé bờ, có khi còn nhảy cả lên cầu để trốn.

Một lần nọ, bà Mai nói vu vơ "ở gần nhà không ở mà bơi đi xa người ta bắt". Thế là từ đó đàn cá chỉ bơi quanh quẩn mé sông sát nhà bà, không dám đi xa. Cho nên, có lần có người đánh bắt cá cách nhà khoảng 20 mét nhưng kỳ lạ thay, suốt nhiều ngày trời làm đủ mọi cách thả lưới đến cắm cần câu nhưng vẫn không dính một con cá tra nào.

Từ ngày đàn cá tra đến "nương nhờ", khúc sông gần nhà bà Mai đông đức người đến tham quan hơn hẳn. Ông Nguyễn Văn Hoàng (ngụ xã Phú Thọ) cho biết, ông đi bán hàng qua nhiều xã trong huyện nhưng duy nhất có nhà bà Mai là có hiện tượng này. mỗi lần ghé đến ông đều cho chúng ăn, dù nước lớn hay nước ròng chúng cũng đều quanh quẩn dưới mé sông chỗ nhà bà Mai.

dan-ca-tra-an-chay-hieu-tieng-nguoi-di-cu-den-nuong-nho-nha-dan-8

Không chỉ có người trong vùng mà du khách phương xã đến An Giang cũng ghé đến nhà bà Mai để mục sở thị hiện tượng lạ lùng này. Để bảo vệ đàn cá, người dân địa phương đã dựng hàng rào bảo vệ và được chính quyền địa phương làm biển cấm đánh bắt cá trong phạm vi 100 mét. 

Ở đây người dân yêu thương đàn cá này lắm, chúng hiền lành và rất quấn người. Ai có tiền thì mua thức ăn cho nó ăn, ai không tiền ra ruộng cắt rau muống, cắt riết mà rau muống mọc lên không kịp cho nó ăn luôn. Những ngày bình thường khoảng vài chục người đến thăm nhưng vào ngày Rằm, 30, Mùng 1 có khi cả trăm người đến xem", ông Phan Văn Minh nói.

dan-ca-tra-an-chay-hieu-tieng-nguoi-di-cu-den-nuong-nho-nha-dan
Địa phương cắm biển cấm đánh bắt cá để bảo vệ đàn cá tra

Tương tự như gia đình bà Mai, hồi tháng 1/2021, anh  Warren Friedman ở Westville (Nam Phi) đã chia sẻ đoạn video ghi lại hình ảnh 100 con cầy mangut đợi trước cửa nhà để được chia đồ ăn. Theo người đăng tải video, những con cầu này đã đến nhà anh xin ăn trong vài năm nay. 

Chúng đến nhiều đến mức biết được rõ thức ăn để ở đâu. Để tiện việc "xin ăn", đàn cừu còn khoét một lỗ trên cửa rồi chui vào trong lấy đồ.

Một trường khác là gia đình ông  James Blackwood đã cho đàn gấu mèo ở Canada ăn trong suốt 20 năm. Chuyện này bắt nguồn từ việc, vợ ông đã cứu sống một con gấu mèo bị thương và sau đó chúng "trả ơn" bằng cách kéo cả họ hàng đến "xin ăn".

Theo tìm hiểu, cá tra sống ở nước ngọt và nước lợ. Chúng sống với mật độ dày đặc trong môi trường hẹp. Cá tra sống nhiều ở miền Tây. Chúng là loài ăn tạp, nhưng đặc biệt thích ăn mồi sống có nguồn gốc động vật. Vì vậy, việc đàn cá tra ở nhà bà Mai ăn cơm và rau muống là điều khá lạ.

Mục sở thị hòn đảo kỳ lạ sử dụng loại tiền tệ khác thường, có đồng tiền nặng đến 4 tấn

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận