Mục sở thị hòn đảo kỳ lạ sử dụng loại tiền tệ khác thường, có đồng tiền nặng đến 4 tấn

Theo quan niệm của người dân đảo Yap, càng có nhiều người chết trong quá trình vận chuyển đồng tiền đá thì đồng nghĩa với việc, đó là đồng tiền rất có giá trị.

Đỗ Thu Nga
13:12 16/03/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Đảo Yap (người dân địa phương gọi là Wa'ab) thuộc quần đảo Caroline ở Tây Thái Bình Dương (một bang thuộc liên bang Micronesia). Người dân trên đảo đều là dân di cư từ bán đảo Mã Lai (quần đảo Indonesia, New Guinea và quần đảo Solomon).

Có thể không nhiều người để ý nhưng đảo Yap chính là trung tâm liên lạc Hải quân của Đức trước chiến tranh thế giới thứ I. Đảo này còn từng bị Nhật Bản chiếm đóng vào tháng 9/1912 và sau đó được chuyển cho Nhật theo Hiệp ước Versailles năm 1919 với danh nghĩa Lãnh thổ ủy trị dưới sự giám sát của Hội Quốc Liên. 

den-hon-dao-co-loai-tien-te-dac-biet-nhat-hanh-tinh
Toàn cảnh đảo Yap

Ngày nay, đảo Yap là địa điểm du lịch thu hút đông đảo du khách với cảnh sắc thiên nhiên nên thơ; những lời chào ấm áp tình người của các cô gái trong trang phục truyền thống. Đặc biệt, du khách bị thu hút và ấn tượng với hệ thống tiền tệ khác thường mà người dân bản địa sử dụng.

Đồng tiền người dân bản địa trên đảo sử dụng chính là đĩa đá tròn khổng lồ được gọi là Rai. Những đĩa đá khổng lồ này nằm rải rác khắp nơi, từ ngoài khách sạn cho đến các bãi biển, trong rừng sâu hoặc trong các bản làng. Thậm chí những đồng tiền có kích thước lớn hơn người, nặng đến 4 tấn cũng được tìm thấy trên đảo.

den-hon-dao-co-loai-tien-te-dac-biet-nhat-hanh-tinh
Tiền đá trên đảo có nhiều kích thước khác nhau

Giá trị của đồng tiền Rai được thiết lập từ khi người dân bản địa trên đảo tìm thấy đá vôi ở Palau. Họ đã chạm khắc đá vôi lên đá Rai rồi vận chuyển chúng về đảo.

Ban đầu người dân làm việc này với mục đích để trang trí. Song khi xã hội phát triển, họ nhận thấy cần có tiền tệ để mua bán, trao đổi hàng hóa. Từ đó, những viên đá Rai trở thành thứ đồ có giá trị nhất với người dân. Họ dùng nó làm vật ngang giá để trao đổi.

Người dân trên đảo từng cho biết, loại tiền tệ này được sử dụng hàng thế kỷ qua nhưng không ai nhớ rõ chúng xuất hiện từ khi nào. Chúng mang đặc điểm chung là nặng.

den-hon-dao-co-loai-tien-te-dac-biet-nhat-hanh-tinh
Chúng nằm rải rác ở khắp nơi trên đảo

Trên đảo không có kim loại nên người dân đã dùng đá để làm tiền. Nhưng trên đảo Yap không có đá vôi, người dân phải vượt qua hành trình rất khó khăn để đưa đá Rai về. Thậm chí có đoàn người đã đi đến những hòn đảo xa xôi, đối mặt với thú dữ và các cuộc chiến với các bộ tộc khác để lấy đá về. Chính vì thế mà giá trị của nó càng được tăng thêm.

Người dân trên đảo quan niệm, càng nhiều người chết trong quá trình vận chuyển thì hòn đá Rai càng đắt giá. Ngoài ra, nếu đồng tiền được sở hữu bởi một chiến binh nổi tiếng hay các trưởng làng thì nó cũng có giá trị cao hơn.

den-hon-dao-co-loai-tien-te-dac-biet-nhat-hanh-tinh
Càng nhiều người chết trong quá trình vận chuyển tiền thì đồng tiền đó càng có giá trị

Ban đầu kỹ thuật tạc đá còn khá thô sơ nhưng càng về sau kỹ thuật tạc càng được hoàn thiện. Những đồng tiền ra đời tinh xảo hơn và chúng được đục lỗ ở giữa để dễ vận chuyển hơn. 

Từng có đồng tiền trên đảo được đúc với kích thước lớn cần đến 20 người đàn ông trưởng thành cùng hợp sức thì mới di chuyển được. Khi đó, hệ thống tiền hệ của người dân dựa theo sự sở hữu miệng. Tức là để mua được món đồ, họ chỉ cần sự chấp thuận của người chủ sở hữu và di chuyển đá tới nơi là xong. 

Giống như việc David O'Keefe - một thuyền trưởng người Mỹ gốc Ireland được người bản xứ giúp đỡ trong vụ đắm tàu gần đảo Yap. Sau đó ông giúp người dân bằng cách lấy những đồng tiền Rai. Đổi lại ông nhận nhiều món hàng như cùi dừa, hải sâm - khi đó là những món hàng rất có giá trị ở vùng Viễn Đông.

den-hon-dao-co-loai-tien-te-dac-biet-nhat-hanh-tinh

Trải qua hàng trăm năm, giá trị lịch sử được tích lũy trong những đồng tiền đá Rai quan trọng hơn nhiều so với giá trị thực tế của no. Người dân trên đảo truyền đồng tiền này từ đời này sang đời khác. Mọi thành viên trong tộc đều biết rõ từng đồng tiền thuộc quyền sở hữu của ai, của gia đình nào.

Ngày nay, nhiều đồng tiền đá Rai được trưng bày trong bảo tàng, người dân trên đảo cũng chuyển sang sử dụng đồng đô la Mỹ làm tiền tệ của mình. Song trong những sự kiện trọng đại như đám cưới, tiền đá Rai vẫn được sử dụng.

Đảo Kalimantan - thủ đô mới của Indonesia đẹp thế nào?

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận