Đặc công Việt Nam thổi bay tàu địch ở cảng Rạch Dừa như thế nào?

Cảng Rạch Dừa là hải cảng quân sự lớn của chính quyền Sài Gòn tại Vũng Tàu. Đây là nơi ra vào của các tàu chở vũ khí đạn dược, phương tiện chiến tranh của Mỹ. Và đương nhiên, đây là mục tiêu đáng tiền của đặc công Việt Nam.

Đỗ Thu Nga
09:00 31/10/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Vào ngày 14/10/1966, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert McNamara, người chịu trách nhiệm chính cho cuộc chiến của Hoa Kỳ tại Nam Việt Nam, đã thừa nhận thất bại của mình. Hơn 1 năm trước, khi chính thức từ chức Bộ trưởng, Mcnamara đã gửi một báo cáo đến tổng thống Mỹ Lyndon Johnson, khéo léo thừa nhận rằng ông và Lầu Năm Góc gặp bế tắc trong việc kết thúc chiến tranh theo hướng có lợi cho Mỹ và chính phủ Sài Gòn. Tổng thống Johnsin cần một cách tiếp cận mới.

Ra đời do thất bại trong chiến tranh cục bộ, đặc biệt sau tết Mậu Thân, người dân Mỹ thúc ép chính phủ Hoa Kỳ phải sớm chấm dứt chiến tranh và rút quân về nước. Thất bại này đã tác động sâu sắc đến tình hình chính trị nước Mỹ, tổng thống Richard Nixon trong ngày nhậm chức Tổng thống Mỹ (20 tháng 1 năm 1969) đã phải phát biểu: "Nước Mỹ đang có khủng hoảng về tinh thần, mắc kẹt trong chiến tranh, cấu xé và chia rẽ nội bộ. Cuộc chiến tranh Việt Nam đã gây ra căng thẳng gay gắt với nước Mỹ không riêng về mặt kinh tế, quân sự mà cả xã hội cũng như chính trị. Sự bất đồng cay đắng đã xé rách cơ cấu đời sống tinh thần nước Mỹ và bất kể kết quả chiến tranh như thế nào, vết xé rách vẫn còn lâu mới lành".

dac-cong-viet-nam-thoi-bay-tau-dich-o-cang-rach-dua-nhu-the-nao
Áp phích tuyên truyền của quân đội Hoa Kỳ về Việt Nam hóa chiến tranh

Để cứu vãn tình hình bi đát của Mỹ ở Việt Nam, Tổng thống Nixon sau nửa năm cầm quyền đã đề ra "Học thuyết Nixon" và chiến lược quân sự toàn cầu "Răn đe thực tế" thay thế cho chiến lược "Phản ứng linh hoạt" thời Lyndon Johnson. Việt Nam hóa chiến tranh là một điểm quan trọng trong chiến lược này.

Tháng 1/1969, để thực hiện chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh", Mỹ từng bước thực hiện âm mưu dùng người Việt đánh người Việt. Để tạo sự chuyển biến mới trên chiến trường, quân ta mở các cuộc tiến công mùa Thu và mùa Đông năm 1969, nhằm thu hút, căng kéo địch ra vùng ngoài, tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch.

dac-cong-viet-nam-thoi-bay-tau-dich-o-cang-rach-dua-nhu-the-nao-6

Vào đầu năm 1969, Thị ủy Vũng Tàu chuyển căn cứ về núi Bà Trao (Lạng Sơn) để tăng cường lực lượng bám trụ xây dựng cơ sở ở nội Vũng Tàu. Bộ Tư lệnh Miền đã tăng cường cho Thị đội Vũng Tàu, Đại đội A32 đặc công nước, lập căn cứ bám trụ khu vực Rừng Sác thuộc địa phận xã Long Sơn.

dac-cong-viet-nam-thoi-bay-tau-dich-o-cang-rach-dua-nhu-the-nao-5

Các chiến sĩ A32 phần lớn là người miền Bắc, chưa thông thạo địa hình sông biển Vũng Tàu. Theo chỉ đạo của Thị ủy, Thị đội Vũng Tàu bổ sung cho A32 một số cán bộ, chiến sĩ du kích xã Long Sơn, gồm những người gan góc quả cảm, giàu kinh nghiệm chiến đấu.

dac-cong-viet-nam-thoi-bay-tau-dich-o-cang-rach-dua-nhu-the-nao-4

Đội du kích xã Long Sơn (bí anh A15) gồm 16 chiến sĩ. Các chiến sĩ du kích và đồng bào Long Sơn luôn phối hợp chặt chẽ với Đại đội A32 trong các trận đánh. Đồng thời cung cấp nguồn hậu cần tại chỗ như lương thực, thực phẩm, nước ngọt, hoặc dùng ghe thuyền giúp bộ đội vận chuyển vũ khí, khí tài, đưa đón thương binh, liệt sĩ khi chiến sự xảy ra.

dac-cong-viet-nam-thoi-bay-tau-dich-o-cang-rach-dua-nhu-the-nao-3

Để đối phó với phong trào cách mạng đang mạnh mẽ ở miền Nam, trong 6 tháng đầu năm 1969, địch mở 34 trận càn quét lớn vào các căn cứ cách mạng của ta. Quân đội Mỹ gồm các đơn vị thủy quân thường xuyên dùng ca nô vũ trang và tàu chiến nhỏ tuần tra trên sông Thị Vải, sông Lòng Tàu, săn lùng lực lượng đặc công nước của ta.

Ở khu vực cảng Rạch Dừa, nhiều chuyến tàu quân sự trọng tải hàng chục ngàn tấn liên tục cập bến, chuyên chở các loại vũ khí, phương tiện quân sự, phục vụ cho chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" của Mỹ ở miền Nam.

dac-cong-viet-nam-thoi-bay-tau-dich-o-cang-rach-dua-nhu-the-nao-2

Lực lượng địch bảo vệ cảng Rạch Dừa gồm các đơn vị thủy quân lục chiến thiện chiến nhất của địch, sẵn sàng xả đạn vào đối phương, lực lượng người nhái và hàng trăm giang thuyền trang bị các loại vũ khí hiện đại, túc trực tuần tra.

Đến tháng 9/1969, với tinh thần biến đau thương thành hành động, Thị đội Vũng Tàu phát động đợt tấn công tập kích những mục tiêu trọng yếu của địch ở Vũng Tàu.

dac-cong-viet-nam-thoi-bay-tau-dich-o-cang-rach-dua-nhu-the-nao-1

Lúc này, đại đội A32 quyết định tổ chức tiến công tàu quân sự của địch đang neo đậu ở cảng Rạch Dừa. Nhờ sự giúp đỡ của các cơ sở cách mạng làm nghề đánh cá ở Long Sơn, tổ trinh sát A32 đã bí mật tiếp cận cảng Rạch Dừa, điều tra cách thức bố phòng cũng như quy luật tuần tra của địch để lên phương án tác chiến.

dac-cong-viet-nam-thoi-bay-tau-dich-o-cang-rach-dua-nhu-the-nao-00

Sau khi hoàn thành phương án tác chiến, đại đội A32 được du kích xã Long Sơn giúp đỡ, đưa thuốc nổ đến vị trí tập kết ở một cù lao trên sông gần đảo Long Sơn. Đêm 1/11/1969, 2 chiến sĩ đặc công nước của A32 đã bơi ngầm dưới mặt nước gần 1.000m để tiếp cận cảng quân sự Rạch Dừa.

Đèn pha địch trên tàu liên tục quét trên mặt biển. Cứ vài phút lại có 1 đội giang thuyền địch tuần tra chạy vòng vèo quanh khu vực cảng. Bằng sự mưu trí, gan góc, quả cảm, 2 chiến sĩ đặc công đã tiếp cận những chiếc tàu quân sự loại lớn của địch đang neo đậu, đặt thuốc nổ hẹn giờ vào mạn tàu rồi nhanh chóng bơi ra khoảng cách an toàn.

dac-cong-viet-nam-thoi-bay-tau-dich-o-cang-rach-dua-nhu-the-nao-99

Vài phút sau, những tiếng nổ đinh tai nhức óc vang lên chấn động cả một vùng trời biển. Tàu địch bốc cháy hừng hực tạo thành một biển lửa, rồi chìm dần xuống đại dương. Các đơn vị bảo vệ cảng của địch không kịp trở tay, chúng nháo nhào xả súng xuống mặt nước. Hàng chục giang thuyền lao ra truy đuổi, nhưng các chiến sĩ A32 rút về căn cứ an toàn.

dac-cong-viet-nam-thoi-bay-tau-dich-o-cang-rach-dua-nhu-the-nao-88

Trận tập kích của A32 đêm 1/11/1969 đã đánh chìm 3 tàu quân sự trọng tải gần 10.000 tấn, làm hư hỏng một chiếc khác, tiêu diệt nhiều tên địch. Chiến công của A32 và quân dân Long Sơn đã tác động mạnh mẽ đến khí thế cách mạng cũng như phong trào thi đua diệt giặc trong toàn tỉnh, góp phần đánh bại chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" của Mỹ trên địa bàn.

Xem thêm: Cuộc vượt ngục ly kỳ bằng thùng rác của cựu đặc công Nguyễn Văn Ất

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận