COVID-19 kéo dài và hậu COVID-19 khác nhau thế nào?

Có không ít người dân thắc mắc "COVID-19 kéo dài và hậu COVID-19" khác nhau như thế? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết về thắc mắc này.

Đỗ Thu Nga
09:49 22/03/2022 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

COVID-19 kéo dài và hậu COVID-19 khác nhau thế nào?

Khái niệm "COVID-19 kéo dài" thường được dùng để chỉ những người có dấu hiệu và triệu chứng tiếp tục kéo dài và phát triển sau nhiễm COVID-19 cấp tính. Trong giai đoạn "COVID-19 kéo dài" người bệnh xuất hiện triệu chứng của COVID-19 kéo dài bao gồm giai đoạn: "Triệu chứng COVID-19 tiếp diễn" (4-12 tuần), và "Hội chứng hậu COVID-19" (từ 12 tuần trở lên).

Sau quá trình nghiên cứu, các nhà nghiên cứu phát hiện các rối loạn chức năng khắp cơ thể người bị COVID-19 kéo dài. Họ ước tính từ 10 đến 30% người từng là F0 có thể gặp hiện tượng này. 

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa, hậu COVID-19 là tình trạng bệnh lý xuất hiện ở những người trong tiền sử nhiễm SARS-COVID-2, thường xuất hiện trong vòng 3 tháng sau khi khởi phát covid 19 với triệu chứng có tác động đến cơ thể và kéo dài ít nhất 2 tháng. Các triệu chứng và ảnh hưởng của nó cũng cần chú ý chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý khác.

COVID-19-keo-dai-va-hau-COVID-19-khac-nhau-the-nao-8

Dịch vụ Y tế Quốc gia Vương quốc Anh (NHS) cũng đưa ra định nghĩa tương tự WHO: "Hội chứng hậu COVID-19" được định nghĩa là các dấu hiệu và triệu chứng xuất hiện dai dẳng mà không thể giải thích bằng các chẩn đoán thay thế, xảy ra ít nhất sau 3 tháng kể từ khi bắt đầu mắc COVID-19.

"Hậu COVID-19" ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần, thể chất với các triệu chứng, mức độ biểu hiện khác nhau tùy thuộc vào năng lực thể chất và tinh thần của mỗi cá nhân. Từ đó gây ra những hậu quả kinh tế kể cho bản thân, gia đình và xã hội. 

Trên thực tế, ngay cả những người nhiễm COVID-19 (thể nhẹ, F0 điều trị tại nhà) cũng có thể gặp các vấn đề của hậu COVID-19. Theo số liệu của Anh cho thấy tỷ lệ hậu COVID-19 ở nhóm đối tượng này lên đến 13,7%.

Chẩn đoán hội chứng hậu COVID-19 thế nào?

Không giống như một số loại hội chứng hậu bệnh lý khác có xu hướng chỉ xảy ra ở những người đã bị bệnh nặng. Còn hậu COVID-19 có thể xảy ra với bất kỳ ai mắc bệnh, ngay cả những người bệnh nhẹ, hoặc thậm trí trong thời gian mắc bệnh họ không có triệu chứng thì vẫn có thể bị "hậu COVID-19".

Cho đến thời điểm hiện tại không có điều trị đặc hiệu nào để giải quyết các vấn đề hậu COVID-19. Phối hợp đồng bộ các biện pháp bao gồm nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể nhằm chống đỡ với bệnh tật; kiểm soát tốt các bệnh lý nền (nếu có); theo dõi, phát hiện và điều trị sớm các di chứng về hậu COVID-19 (nếu có) là phương pháp hiệu quả nhằm kiểm soát và giảm nhẹ các nguy cơ tác động của hậu COVID-19.

COVID-19-keo-dai-va-hau-COVID-19-khac-nhau-the-nao

Điều này đồng nghĩa với việc: Tiêm đầy đủ vaccine + chủ động tự chăm sóc bản thân chính là chìa khóa để đề phòng chống lại những tác hại của hậu COVID-19.

Để ứng phó với các vấn đề của hậu COVID-19, chúng ta cần có các hoạt động nhằm nâng cao sức khỏe, bao gồm dinh dưỡng, vận động, hỗ trợ sức khỏe tinh thần và can thiệp y tế (nếu cần). 

Cụ thể:

- Ăn cân đối, đầy đủ chất. Chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích nên ăn nhiều chất xơ, vitamin đến từ rau xanh, hoa quả, các loại hạt, trứng, 

- Tăng cường khả năng vận động, tham gia các hoạt động tích cực, tập luyện phù hợp với tình trạng sức khỏe và sở thích.

- Ngủ đủ giấc.

- Hạn chế môi trường thuốc lá, kiểm soát stress.

- Duy trì các thuốc đang điều trị bệnh lý (nếu có).

Hậu COVID-19, luyện tập sao cho tốt?

Luyện tập là một trong những biện pháp điều trị không dùng thuốc và không thể thiếu trong phòng và chữa bệnh vì những lợi ích rất lớn của nó đối với sức khỏe. 

Trong việc giải quyết các vấn đề hậu COVID-19, các nhà nghiên cứu đã ghi nhận luyện tập: 

- Nâng hệ miễn dịch.

- Kiểm soát và giảm nhẹ các vấn đề hậu COVID-19.

- Cải thiện chuyển hóa, các vấn đề về hô hấp, tim mạch.

- Nâng cao sự dẻo dai và cải thiện tình trạng tâm lý.

COVID-19-keo-dai-va-hau-COVID-19-khac-nhau-the-nao-0

Một số lưu ý khi luyện tập hậu COVID-19

- Thời gian, cường độ và các dạng luyện tập phải phù hợp với từng người và từng giai đoạn của bệnh. 

- Không nên luyện tập quá sức, trong khi luyện tập nếu thấy mệt, cần nghỉ ngơi và thư giãn.

- Có thể chia nhỏ thời gian luyện tập làm nhiều lần trong ngày.

- Không nên luyện tập khi đói hoặc quá no.

Chuyên gia cũng khuyến khích, cựu F0 nên tập thở. Vì hơi thở chính là nguồn cội của sự sống. Tập thở đúng cách là 1 trong những biện pháp quan trọng giúp chúng ta có một cơ thể khỏe mạnh, đặc biệt là những người nhiễm COVID-19. Có thể thực hiện một số bài tập thở  bằng cơ hoành (thở bụng)...

Xem thêm: Không có loại thuốc nào giúp bổ phổi sau khi khỏi COVID-19

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận