Công dụng của việc lần tràng hạt khi trì chú, niệm Phật
Trong tôn giáo, tràng hạt được xem như một cách để liên kết, thiết lập trật tự cho các lời cầu nguyện, các bài kinh, các kệ tán, các danh hiệu hoặc những thần chú trong khi hành trì...
Tràng hạt có nguồn gốc từ Ấn Độ và trở thành một vật phẩm quan trọng trong đời sống tín ngưỡng, văn hóa của tín đồ các tôn giáo và trong xã hội Ấn Độ cổ. Với Phật giáo, tràng hạt là vật tùy thân giúp cho hành giả dễ chú tâm vào đối tượng trì niệm, là một sợi dây sâu suốt các ý tưởng thành một trật tự. Từ đó hành giả có thể đi sâu hơn vào các trạng thái của định để làm phát khởi tuệ giác.
Cũng giống như chuông, mõ, tràng hạt là phương tiện trong muôn ngàn phương tiện tu tập của Phật giáo. Trong Phật giáo, mọi hình thức pháp khí hay vật phẩm đều là những phương tiện. Song, không phải vô cớ mà người ta bày ra. Dĩ nhiên, mỗi một hình thức của một vật thể đều có ý nghĩa biểu trưng đặc biệt của nó.
Theo Kinh Giảo Lượng Sổ Châu Công Đức, và theo Kinh Kim Cang Đảnh Du Già Niệm Châu có sự ghi chép bất đồng, tràng hạt có các loại như sau:
- Căn cứ Kinh Mộc Hoạn Tử dạy làm chuỗi 108 hạt.
- Kinh Đà Ra Ni Tập quyển 2 phẩm Tác Châu Pháp Tướng, thì nêu ra có 4 loại chuỗi: 108 hạt, 54 hạt, 42 hạt, 21 hạt.
- Kinh Sổ Châu Công Đức, cũng nêu ra 4 loại chuỗi, tức là loại 108 hạt, loại 54 hạt, loại 27 hạt, và loại 14 hạt.
- Kinh Kim Cang Đảnh Du Già Niệm Châu thì lấy 1.080 hạt làm chuỗi bậc thượng, xâu 108 hạt làm chuỗi tối thắng, xâu 54 hạt làm chuỗi bậc trung, xâu 27 hạt làm chuỗi bậc hạ.
- Phẩm Sổ Châu Nghi Tắc trong Kinh Văn Thù Nghi Quỹ bảo rằng: Chuỗi bậc thượng là 108 hạt, chuỗi bậc trung là 54 hạt, chuỗi bậc hạ là 27 hạt, chuỗi tối thượng là 1.080 hạt. Trong những tràng hạt với số lượng hạt như trên thì xâu chuỗi 108 hạt là phổ biến hơn hết.
Trong tràng hạt có một hạt gọi là Sumeru hay Meru, chúng ta thường gọi là hạt Tu di hoặc hạt Di đà, đó là hạt thứ 109, là chỗ giáp nối của vòng tròn. Theo nghi thức, khi lần tràng, không được vượt qua hạt này, lần đến hạt này là lần ngược lại, như trong kinh Kim cương đỉnh du già niệm châu có câu: “Hạt giữa tiêu biểu Phật Di đà, chớ lần qua, phạm tội việt pháp”. Tuy nhiên, trong việc xâu chuỗi hạt, tùy cách xâu mà có thể có hoặc không có hạt thứ 109 này.Ý nghĩa của tràng hạt.
Căn cứ vào những pháp số tổng thành mà nó biểu trưng theo quan niệm của Phật giáo, việc sử dụng tràng hạt có số hạt khác nhau thì ý nghĩa biểu trưng cũng khác nhau:
- Chuỗi 108 hạt là biểu thị cho cầu chứng 108 pháp Tam Muội mà đoạn trừ 108 phiền não.
- Chuỗi 54 hạt là biểu thị cho 54 cấp vị quá trình tu hành của Bồ Tát, tức là Thập Tín, Thập Trú, Thập Hạnh. Thập Hồi Hướng, Thập Địa và Tứ Thiện Căn Nhân Địa.
- Chuỗi 42 hạt là biểu thị cho 42 cấp vị quá trình tu hành của Bồ Tát, tức là Thập Trú, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng, Thập Địa và Đẳng Giác, Diệu Giác.
- Chuỗi 27 hạt là biểu thị cho 27 cấp vị của Tiểu Thừa tu hành Tứ Hướng Quả, tức là 18 bậc Hữu Học của Tứ Hướng Tam Quả trước, với 9 bậc Vô Học của Đệ Tứ Quả A La Hán.
- Chuỗi 21 hạt là biểu thị cho 21 vị, tức là Thập Địa, Thập Ba La Mật và quả vị Phật.
- Chuỗi 14 hạt là biểu thị cho 14 Pháp Vô Úy của Bồ Tát Quán Thế Âm.
- Chuỗi 1.080 hạt là biểu thị cho 10 cảnh giới, mỗi cảnh giới đều có 108, cho nên cộng thành 1.080.
Tràng hạt là vật dụng phổ biến trong nhiều nền văn hóa trên thế giới. Nó được dùng như một thứ trang sức hoặc một pháp khí tùy theo đối tượng sử dụng. Trong tôn giáo, tràng hạt được dùng để liên kết và thiết lập trật tự các lời nguyện cầu, các bài kinh, các kệ tán, các danh hiệu hoặc những thần chú trong khi hành trì.
Với Phật giáo, tràng hạt là một pháp khí quen thuộc, việc sử dụng tràng hạt dường như đã trở thành nét đặc thù trong Tịnh độ tông. Theo lịch sử truyền thừa của Tịnh độ tông, người chế ra tràng hạt để niệm danh hiệu Phật chính là ngài Đạo Xước (562-645), người được tôn là tổ thứ 2 của Tịnh độ tông Trung Quốc. Còn với Phật giáo Nam tông, từ lâu tràng hạt cũng đã dần dần trở thành một vật tùy thân ngoài 8 vật (3 y, kim chỉ, bình bát, dây lưng, dao cạo và túi lọc nước) đã được Phật chế định. Không phải ai niệm Phật cũng lần tràng hạt. Điều này, còn tùy theo căn tính và thói quen của mỗi người.
Song đối với những tín đồ, Phật tử tu theo Tịnh Độ tông, thì nên lần chuỗi để tiện bề đếm số đúng như lời mình đã nguyện. Bởi đối với những người sơ cơ, nhiều nghiệp chướng, tâm chưa thuần Theo lịch sử truyền thừa của Tịnh độ tông, người chế ra tràng hạt để niệm danh hiệu Phật chính là ngài Đạo Xước (562-645), người được tôn là tổ thứ 2 của Tịnh độ tông Trung Quốc. Còn với Phật giáo Nam tông, từ lâu tràng hạt cũng đã dần dần trở thành một vật tùy thân ngoài 8 vật (3 y, kim chỉ, bình bát, dây lưng, dao cạo và túi lọc nước) đã được Phật chế định.Không phải ai niệm Phật cũng lần tràng hạt. Điều này, còn tùy theo căn tính và thói quen của mỗi người.
Hơn nữa, người tu tịnh nghiệp, thì tam nghiệp (thân, khẩu, ý) cần phải giữ thanh tịnh. Tay lần chuỗi thuộc về thân nghiệp, miệng niệm Phật thuộc về khẩu nghiệp, ý chuyên chú vào câu hiệu Phật không rời ra, thuộc về ý nghiệp. Kinh Phật dạy: “Tam nghiệp hằng thanh tịnh, đồng Phật vãng Tây phương”, nghĩa là ba nghiệp đều thanh tịnh thì cùng Phật vãng sanh về Tây phương cực lạc. Như vậy, tay lần chuỗi cũng là mục đích để ghi nhớ mỗi một hạt chuỗi là niệm một câu hiệu Phật, đồng thời cũng là cách ghi nhớ số, để không nhầm lẫn vậy.
Công dụng của chuỗi hạt chỉ là một phương tiện như muôn ngàn phương tiện khác. Người ta dùng để trì chú, niệm Phật. Nhờ lần chuỗi ghi số câu mà tâm ít tán loạn. Song điểm căn bản để loại trừ phiền não, chính là ở cái tâm. Người niệm Phật, tay lần chuỗi mà tâm lăng xăng, luôn nghĩ điều xấu thì dù miệng có niệm Phật, tay lần chuỗi thì cũng không có kết quả gì.
Xem thêm: Ý nghĩa của Kinh Pháp Hoa và cách tụng Kinh Pháp Hoa chuẩn nhất
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận