Có hay không chuyện Lưu Quang Vũ tự dự báo về cái chết của mình và vợ con?

Lạ lùng thay, điều mà Lưu Quang Vũ khẩn cầu "Thần chết ơi, ta chẳng cần nhiều đâu. Độ 20 năm nữa... ta sẽ chẳng ân hận gì mà nhắm mắt" đã ứng vào đời anh với độ chính xác đến... phát sợ!

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Những hoài niệm về người quá cố

Nếu còn số, vợ chồng Lưu Quang Vũ - Xuân Quỳnh còn sáng tác ra nhiều vở kịch, bài thơ hay nữa... Nhưng số phận bi thảm đã buộc vợ chồng họ và cậu con trai nhỏ (cháu Quỳnh Thơ) phải ra đi quá sớm.

Trong một buổi họp báo giới thiệu về đêm nhạc kịch "Tình yêu ở lại" nhân kỷ niệm 30 năm ngày mất của vợ chồng cố nhà thơ/nhà viết kịch Lưu Quang Vũ - Xuân Quỳnh và con trai Lưu Quỳnh Thơ (năm 2018), nhà báo Lưu Quang Định - em trai Lưu Quang Vũ đã chia sẻ rằng: Ngày 29/8/1988, giới văn nghệ sĩ, giới sân khấu và người yêu thơ bàng hoàng trước sự ra đi đột ngột của cặp vợ chồng anh trai và cháu nhỏ trong vụ tai nạn thảm khốc dưới chân cầu Phú Lương (Hải Dương). Sự ra đi đột ngột của 3 người đã trở thành một sự kiện lớn lúc đó.

Và cứ vào mỗi dịp kỷ niệm ngày mất của họ, các đơn vị nghệ thuật, các nhà hát, các sân khấu… lại dàn dựng các vở kịch, các tác phẩm thơ để tưởng nhớ về họ. Đó là niềm tự hào của tất cả các thành viên trong gia đình và cũng là một sự tri ân đối với người đã khuất.

Co-hay-khong-chuyen-Luu-Quang-Vu-tu-du-bao-ve-cai-chet-cua-gia-dinh-8
Người thân, bạn bè và đồng nghiệp của cố nhà viết kịch Lưu Quang Vũ - Xuân Quỳnh trong buổi họp báo sáng 14/8/2018

“Anh Lưu Quang Vũ mất khi mới 40 tuổi, chị Xuân Quỳnh 46 tuổi và cháu Lưu Quỳnh Thơ mới 13 tuổi. 30 năm đã thấm thoắt đi qua nhưng hình ảnh của anh Vũ, chị Quỳnh và cháu Thơ vẫn sống mãi trong trái tim người thân, bạn bè, đồng nghiệp… Tôi nghĩ, linh hồn họ ở bên kia thế giới cũng sẽ mỉm cười khi biết họ chưa hề rời xa cuộc đời này”, nhà báo Lưu Quang Định chia sẻ.

Cũng trong họp báo, NSƯT Lê Chức – Phó Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam chia sẻ: "30 năm về trước, tôi cùng với một số anh em như: Ngô Thảo, Ngọc Thụ, Đỗ Hồng Quân, Văn Toản… đã tiếp nhận 3 quan tài của Vũ – Quỳnh – Thơ từ Hải Dương chuyển về đưa vào Nhà tang lễ của Bệnh viện Việt Đức nhưng sau đó thầy Đình Quang thương lượng được với bên Bệnh viện Việt Xô nên chúng tôi lại đưa họ qua đó.

Tôi cho rằng, mọi chuyện của họ dường như có một định mệnh. Họ đã thực hiện xong thiên chức của 3 thiên sứ và trở về nơi mà ngày nay chúng ta vẫn luôn nhớ đến họ.

Co-hay-khong-chuyen-Luu-Quang-Vu-tu-du-bao-ve-cai-chet-cua-gia-dinh

Tôi đã từng nhấn mạnh rất nhiều lần về tính dự báo trong các tác phẩm của Lưu Quang Vũ khi trả lời phỏng vấn các báo đài. Vũ đã cho chúng ta thấy được giá trị về tính dự báo trong những suy tư của Vũ. Vì thế, ngày hôm nay Vũ vẫn có trong chúng ta. Cả 3 người họ vẫn chưa hề đi khỏi cuộc đời, nỗi nhớ và những gì họ để lại cho nhân thế”.

Nhà văn Ngô Thảo khi ấy cũng chia sẻ: "Khi đưa cả 3 người vào trong Nhà tang lễ Hải Dương, chúng tôi thắp hương thì bát hương bỗng nhiên cháy đùng lên. Anh Đoàn Dũng đã đập đầu vào tường mà trách móc tại sao cả 3 người lại bỏ chúng tôi mà đi. Đó là kỷ niệm không bao giờ tôi có thể quên được.

Khi chúng tôi đưa họ về Hà Nội thì đã có hàng nghìn văn nghệ sĩ cùng người hâm mộ đứng chật kín phố Phủ Doãn để đón. Nói chung, thời điểm đó, đây là một sự kiện hết sức chấn động...".

Điềm báo về sự ra đi của Lưu Quang Vũ

Nhớ về Lưu Quang Vũ, nhớ về vụ tai nạn thảm khốc năm đó, không ai là không khỏi giật mình kinh ngạc khi nhận thấy, trong một số câu thơ, một đôi dòng thư, hoặc nhật ký của Lưu Quang Vũ đã "ánh" lên "tiên báo" về cái chết thường sẽ xảy ra trong tương lai...

Trong nhật ký viết ngày 8/11/1964 của Lưu Quang Vũ có đoạn: "Rất có thể sẽ có một điều vô lý nào đó tới cắt đứt cuộc đời ta. Cái chết - ta không sợ nó nhưng nếu chết bây giờ thì uổng quá. Chưa làm được gì cả, ăn hại 17 năm (khi viết những dòng này, tính theo tuổi mụ thì Lưu Quang Vũ vừa 17 tuổi), thế rồi chết ư? Thần chết ơi, ta chẳng cần nhiều đâu. Độ 20 năm nữa, khi ta đã trả nợ xong, khi có thể coi là đã làm được chút gì đó cho đời, ta sẽ chẳng ân hận gì khi nhắm mắt. Đấy là chỉ tiêu của ta, có ngắn ngủi không? Chỉ 20 năm thôi mà...".

Bình luận về điều này, nhà báo Lưu Quang Định đã phải cảm thán thốt lên: "Anh Vũ ơi, ai ngờ được những dòng nhật ký này rồi sẽ lại vận vào đời anh qua cái tai nạn phũ phàng ở chân cầu Phú Lương ấy".

Co-hay-khong-chuyen-Luu-Quang-Vu-tu-du-bao-ve-cai-chet-cua-gia-dinh-0

Không chỉ thể hiện trong những dòng nhật ký, ở bài thơ "Bài hát ấy vẫn còn dang dở", một trong những bài thơ cuối cùng Lưu Quang Vũ viết tặng người vợ yêu thương của mình cũng có những câu khiến người đọc "rùng mình. 

"Phát cuối cùng tay vẫn ở trong tay

Ta đã có những ngày vui sướng nhất

Đã uống cả men nồng và rượu chát

Đã đi qua cùng tận của con đường

Sau vô biên dẫu chỉ có vô biên

Buồm đã tới và lúa đồng đã gặt..."

Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên từng nói rằng, cả Xuân Quỳnh và Lưu Quang Vũ "đều đã linh cảm về cái chết". Và trên "chuyến xe định mệnh" năm ấy, sau 15 năm gắn bó, họ tiếp tục bên nhau, vĩnh viễn bên nhau cùng tình yêu bất tử của mình.

Một việc cũng gây kinh ngạc không kém, là trong lá thư Lưu Quang Vũ gửi Xuân Quỳnh (đề ngày 7/11/1987, chưa đầy 1 năm trước ngày mấy), anh đã có những dòng khá "gai gợn": "Bây giờ làm được việc tốt gì cho bạn, cho mọi người thì phải cố mà làm em nhỉ. Từ tuổi 40 trở lên là bạn bè, người thân sẽ cứ rơi rụng dần và rồi sẽ đến lượt mình. Anh nghĩ vậy nên cố sống thật hiền hòa, thanh thản và cố sức viết…". Nghe cứ như "định mệnh" đang hối thúc nhà thơ của chúng ta vậy.

Đã có không ít đồng nghiệp của Lưu Quang Vũ ở Hội Nghệ sĩ Sân khấu từng nhắc đến việc anh đặt vở kịch đầu tiên của đời mình là "Sống mãi tuổi 17" và vợ cuối cùng (còn viết dở) là "Chim sâm cầm đã chết". Mở đầu bằng "sống" và kết thúc bằng "chết" - họ cho đấy là "điềm' không bình thường, "ứng" với sự ra đi đột ngột của anh.

Có thể vì mọi người quý mến, thương xót Lưu Quang Vũ quá mà suy diễn ra như vậy? Song bằng vào những gì mà Lưu Quang Vũ từng viết - kể từ nhật ký, thơ ca, thư từ, ta không thể không đặt câu hỏi: Phải chăng với một kịch tác gia kỳ tài như Lưu Quang Vũ, "một lời là một vận vào"?

Xem thêm: Vài mẩu chuyện nhỏ về nhà thơ Huy Cận [kỳ 1]: Tặng thơ cho người sửa chữa xe máy

Đọc thêm

Những nét chữ nghiêng nghiêng, những trang giấy đã ố vàng màu thời gian, tất cả đã thuộc về quá khứ. Lưu Quang Vũ và Xuân Quỳnh đã nắm tay nhau đi về cõi vĩnh hằng nhưng những lá thư họ viết cho nhau vẫn còn nồng nàn lời thương nhớ.

Những lá thư tay gói tròn mối tình vượt thời đại của Lưu Quang Vũ và Xuân Quỳnh
0 Bình luận

Ấy thế mà nhà thơ - nhà viết kịch Lưu Quang Vũ đã rời khỏi trần thế được hơn 30 năm, nhưng sự nghiệp của ông vẫn sống mãi với những trang thơ, vở kịch chạm đến đỉnh cao nghệ thuật.

Chuyện ít biết về 3 người đẹp lưu dấu trong trang thơ Lưu Quang Vũ
0 Bình luận

Tên của nhà thơ Lưu Quang Vũ và Xuân Quỳnh sẽ chính thức trở thành tên của 2 con phố tại TP Hà Nội. Hai con phố này nằm ở quận Cầu Giấy.

Phố Lưu Quang Vũ và phố Xuân Quỳnh nằm ở quận nào của TP Hà Nội?
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất