Chuyện chưa kể về thiếu nữ người Pháp quy y trong ngôi chùa Việt, âm thầm giúp đỡ cách mạng

Sau khi quy y cửa Phật, vị ni sư người Pháp đã âm thầm giúp đỡ, tạo những chuyến xe tiếp vận lương thực vô chiến khu cho cách mạng.

Đỗ Thu Nga
08:00 06/06/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Không nhiều người biết rằng từng có một thiếu nữ mang quốc tịch Pháp tên là Marguerite Benz đã quy y trong một ngôi chùa ở Biên Hòa (Đồng Nai) và sau đó trở thành trụ trì chùa này cho đến khi viên tịch. Đây là trường hợp hiếm hoi trong lịch sử Phật giáo Đồng Nai nói riêng và Phật giáo Việt Nam nói chung.

Hiện nay khi du khách đến vãn cảnh chùa Hiển Lâm Sơn (hay chùa Hóc Ông Che) ở ấp Bình Hòa, xã Hóa An, TP Biên Hòa (Đồng Nai), khi bước qua cổng chùa thì thấy tại khuôn viên có một bức tượng bằng đá cao 1,5 mét, tác vị sư đang ngồi, tay để trên gối, tay kia cầm vòng hạt. Đó chính là ni sư Thiện Niệm, trụ trì đời thứ 2 của chùa Hiển Lâm Sơn.

Nếu nhìn kỹ sẽ thấy, đôi mắt vị ni sư này có nét đặc trưng của người phương Tây. Hỏi kỹ sư thầy trong chùa thì mới biết, ni sư này quốc tịch Pháp.

Theo VTC New, hiện nay có rất ít tư liệu về vị ni sư này. Trong cuốn "Biên Hòa sử lược toàn biên”(tác giả Lương Văn Lựu, xuất bản năm 1972) có ghi vài dòng: “Chùa Long Thiền có nhiều bửu tháp, nhưng đáng chú ý nhất là ngôi tháp mộ của yết ma Thiện Niệm, nguyên là thiếu nữ người Pháp lai, trước trụ trì chùa Hiển Lâm Sơn (chùa Hóc Ông Che Hóa An), Trưởng ban Hoằng pháp và là Hội trưởng Lục Hòa phật tử miền Đông, liễu đạo ngày 27 tháng 12 năm 1961”.

chuyen-thieu-nu-phap-quy-y-o-ngoi-chua-viet-am-tham-giup-do-cach-mang-6
Thượng tọa Thích Huệ Ninh, trụ trì chùa Hiển Lâm Sơn bên di cảnh cố sư tổ Huệ Lâm, người đã dạy đạo và truyền quyền trụ trì chùa cho ni sư Thiện Niệm (Ảnh: VTC New)

Ở cuốn "23 chuyện niệm Phật vãng sanh” (tác giả cư sĩ Tịnh Hải, NXB Tôn Giáo) có ghi lại lời kể của Ni sư Thích Nữ Huệ Tâm, hiện là trụ trì chùa Hoàng Ân Cù Lao Phố Biên Hòa: “Năm 1959, lúc tôi 9 tuổi, cha tôi quy y với thầy Yết Ma Thiện Niệm – là một Ni sư người Pháp lai giả trai đi tu. Cha tôi chỉ nghe thầy Yết Ma và Ni Trưởng Huỳnh Liên, Ni sư Thanh Liên, Kim Liên, Tạng Liên dạy niệm A Di Đà Phật được vãng sanh về cõi Phật...”.

Còn theo thông tin ở tấm bia đá bên dưới chân tượng ni sư Thiện Niệm có ghi: “Marguerite Benz, pháp danh : Thiện Niệm. Yết Ma Long Thiền tự. Nguyên trụ trì chùa Hiển Lâm. Trưởng ban Hoằng pháp và là Hội trưởng Lục Hòa phật tử miền Đông. Sanh ngày 13-11-1910 DL, viên tịch ngày 27-12-1961 DL”.

Được biết, cơ duyên người thiếu nữ Pháp đến chùa quy y ở chùa thì thượng tọa Thích Huệ Ninh - trụ trì chùa Hiển Lâm Sơn cho biết: Xưa kia chùa chỉ là một ngôi chùa tranh vách lá ở chốn rừng sâu do thiền sư Huệ Lâm (tục danh là Bùi Văn Tươi, 1887- 1945) khai sơn từ năm 1920. Người dân vùng Hóa An xưa còn gọi Thiền sư Huệ Lâm là ông thầy Hai.

Sau thời gian tu học, Huệ Lâm được sư thầy cho xuống núi hóa đạo chúng sinh, đi về phía hóc rừng nọ lập chùa. Đầu tiên ông che một cái ô nhỏ, có lẽ vì thế mà người ta gọi là "hóc có ông che chòi" nên sinh ra cái tên chùa Hóc Ông Che đến ngày nay. 

Sư Huệ Lâm sống lẳng lặng giữa rừng, ngày ngày bốc thuốc chữa bệnh cho dân nghèo. Tiếng lành đồn xa về vị sư ở chốn rừng thiêng, nước độc mà lại có tài chữa bánh bệnh.

chuyen-thieu-nu-phap-quy-y-o-ngoi-chua-viet-am-tham-giup-do-cach-mang-0
Bức tượng ni sư Thiện Niệm trong khuôn viên chùa Hiển Lâm Sơn (Ảnh: VTC New)

Vào một ngày nọ, thầy Hai gặp vị khách người Pháp tự xưng là Tiếng lành đồn xa về vị sư ở chốn rừng thiêng, nước độc mà lại có tài chữa bánh bệnh.

Thiền sư Huệ Lâm nhận bệnh nhân đặc biệt này ở chùa và tận tình chữa bệnh. Kỳ lạ thay, người con gái này ở chùa thì hết bệnh mà cứ về nhà thì bệnh tại tái phát. Thấy con gái mình có căn tu lại thông minh nên gia đình cho ở lại chùa Hiển Lâm Sơn. 

Sau khi Huệ Lâm mất, ni sư Thiện Niệm tiếp tục làm trụ trì chùa. Đến năm 1945, quân Pháp tiếp tục bố ráp vùng đất chùa Hiền Lam Sơn để tìm Việt Minh thì sư Thiện Niệm tạm tản cư về tá túc chùa Long Thiền cổ tự ven sông Đồng Nai tại phường Bửu Hòa (Biên Hòa) và kết nghĩa huynh đệ với sư trụ trì Thích Huệ Thành.

Nhờ biết tiếng Pháp và có quốc tịch Pháp nên ni sư Thiện Niệm che chở cho ngôi chùa ở Long Thiền và cá nhân thầy Thích Huệ Thành hoạt động cách mạng thuận lợi. 

chuyen-thieu-nu-phap-quy-y-o-ngoi-chua-viet-am-tham-giup-do-cach-mang-3
Ngôi mộ tháp của sư bà Thiện Niệm hiện ở chùa Long Thiền (phường Bửu Hòa, TP Biên Hòa) - Ảnh: VTC New

Cả hai ngôi chùa Hiển Lâm Sơn và chùa Long Thiền cũng không bị quân Pháp tàn phá. Ni sư Thiện Niệm liên tục tạo những chuyến xe tiếp vận lương thực vô chiến khu cho cách mạng mà không hề bị lính chặn khám xét.

Sư thầy Thích Huệ Thành vừa tu hành hóa đạo chúng sanh vừa bí mật hoạt động cách mạng trong tổ chức “Hội Phật giáo yêu nước tỉnh Biên Hòa” của Việt Minh. Sau năm 1975, hòa thượng Thích Huệ Thành được suy tôn làm Phó pháp chủ giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Những năm 1960, vùng đất chùa Hiển Lâm Sơn là nơi giao tranh ác liệt giữa quân giải phóng miền Nam với lính Việt Nam cộng hòa. Ni sư Thiện Niệm thêm lần nữa lánh nạn về chùa Long Thiền. Tại đây, ni sư Thiện Niệm lâm bệnh và qua đời. 

Do chiến tranh khốc liệt nên thi thể của bà không thể đưa về chùa Hiển Lâm Sơn mà phải chôn cất tại chùa Long Thiền. Cho đến nay, cuộc đời đạo và đời của ni sư Thiện Niệm vẫn được các thế hệ tăng ni kính trọng và ngưỡng mộ. Bà là tấm gương sáng để thế hệ sau học hỏi, noi theo.

Xem thêm: Điều bí ẩn ở ngôi chùa cổ không có hòm công đức, cấm đốt vàng mã và dâng cúng rượu thịt

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận