Bí ẩn chưa có lời giải về những chuyện kỳ bí về Phật viện ngàn năm tuổi ở Quảng Nam

Phật viện Đồng Dương được coi là lớn nhất Đông Nam Á vào thế kỷ IX. Hiện nay dấu tích vẫn còn ở huyện Thăng Bình, Quảng Nam.

Đỗ Thu Nga
11:33 18/06/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Phật viện Đồng Dương - "cấm địa" không nên vào

Theo tờ Doanh nghiệp Việt Nam, Phật viện này được xây dựng trên kinh đô Indrapura của vương triều. Hiện còn dấu tích lưu lại tại làng Đồng Dương (xã Bình Định Bắc, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam). Chính vì thế trong nhiều tài liệu gọi nơi này là Phật viện Đồng Dương.

Để đi đến Phật viện này, phải băng qua khu rừng keo lá tràm, băng qua nhiều bụi cỏ xanh và đi qua cả Tháo Sáng cỡ 200 mét nữa mới đến. Người dẫn đường vào khu này kể, không được lấy bất cứ một thứ gì ra khỏi khu di tích; hái quả sim; quả ổi thì ăn tại chỗ chứ không được mang về nhà... nếu không sẽ gây ra vận xui cho cả gia đình. 

Dường như trong tâm thức người dân địa phương, nơi đây là "cấm địa" không nên vào, không nên làm tổn hại nếu không sẽ nhận về "quả đắng". Tất cả những điều "không nên" ở khu Phật viện này đều liên quan đến những truyền thuyết kỳ bí mà người dân được nghe từ các cụ cao niên trong làng.

chuyen-ly-ky-o-phat-vien-dong-duong-quang-nam-0
Phật viện Đồng Dương lúc vừa được phát hiện và khai quật

Được biết, khu Phật viện từng được coi là lớn nhất Đông Nam Á này có chiều dài hơn 1.300m. Nhưng hiện nay dấu tích còn lại chỉ là một tháp gạch đổ nát với nhiều cây cột chằng chịt chống dọc ngang. Đâu là dấu vết khu Phật viện bị tàn phá bởi thiên tai và chiến tranh.

Tấm bia được tìm thấy ở Phật viện có ghi, năm 875, vua Indravarman II đã cho xây dựng một tu viện Phật giáo và đền thờ vị Bồ Tát bảo hộ cho vương triều. Dưới triều đại của Indravarman II, kinh đô của Vương quốc Champa là Indrapura là khu vực làng Đồng Dương ngày nay. Đây là trung tâm Phật giáo nổi tiếng không chỉ của Champa cổ mà của cả khu vực Đông Nam Á thời trung đại. Phật viện này được xem là thành địa Phật giáo bởi quy mô đồ sộ và ảnh hưởng của nó về mặt văn hóa, tâm linh đối với người dân trong khu vực. 

Vào những năm 70, 80 của thế kỷ XX, người dân xã Đồng Dương từng sử dụng rất nhiều gạch cổ Champa để xây dựng nhà cửa. Bởi khu di tích này, đào chỗ nào cũng có gạch. Nhưng ở vùng Đồng Dương này, ngoài họ Trà thì không ai dám lấy gạch ở đây sử dụng. Vì cứ dùng gạch ở đây xây nhà là gặp chuyện xui xẻo.

Theo tìm hiểu họ Trà là hậu duệ của người Champa cổ. Theo một số suy đoán, thủy tộc họ Trà ở Đồng Dương có thể là Trà Hòa Bố Đế, vị vua thứ 38 của người Champa và cũng là vị vua cuối cùng của dòng họ Chế Mân. 

Hiện trong làng Đồng Dương có khoảng 200 hộ dân họ Trà, hậu duệ của vua Trà Hòa Bố Đế. Ở làng Đồng Dương ngoài người họ Trà đi vào Phật viện thì không ai dám bé mảng tới dù là trời nắng khô ráo. 

chuyen-ly-ky-o-phat-vien-dong-duong-quang-nam
Phật viện này có rất nhiều cổ vật quý hiếm

Còn có câu chuyện rằng, nếu không phải người họ Trà mà vào Phật viện cắt cỏ cho bò ăn thì về trâu bò lăn ra ốm hoặc không chịu ăn. Và ông Trà Tấn Túc - Chủ tịch xã Bình Định Băc cũng xác định câu chuyện lưu truyền trong làng như trên và nói không đúng 100%. Nhưng có những trường hợp đã ứng nghiệm. 

Ông Túc kể chuyện có những người lỡ đem thứ gì đó ở khu vực Phật viện về nhà đều đem trả. Có những bức tượng đã biến mất khỏi Đồng Dương hàng chục năm nhưng bỗng một ngày nọ người dân thấy xuất hiện trở lại khi những người ở xa đem đến trả.

Ông Túc được một người bạn ở Bảo tàng Chăm Đà Nẵng cho hay, có một thời gian, cứ buổi sáng là thấy những hiện vật liên quan đến di tích Đồng Dương ở sảnh bảo tàng. Khi thì là một tượng nhỏ, khi thì là bệ đá, hay nhiều khi chỉ là cục gạch ở Phật viện... Có lẽ điều này xuất phát từ câu chuyện, lấy đồ của Phật viện sẽ gặp nhiều xui xẻo nên người ta đem trả rất nhiều.

Trong những truyền thuyết liên quan đến văn hóa Champa có lẽ câu chuyện về vàng hời là kỳ bí nhất. Những người già ở Đồng Dương và cả khu thánh địa Mỹ Sơn đều được thế hệ trước kể về những kho vàng người Champa chôn cả ngàn năm trước.

chuyen-ly-ky-o-phat-vien-dong-duong-quang-nam-5
Tuy nhiên, đây là "cấm địa" với những người không mang họ Trà

Kho vàng hời này có nhiều kiểu, nhưng mẫu số chung là những kho báu này chứa nhiều vàng, vàng thỏi, tượng vàng, vàng đúc thành con lợn, con cua, con gà... kể cả có tìm thấy thì có hợp căn, hợp mạng mới có thể giữ được vàng đó trong nhà, không thì nó sẽ tự tìm đường đi.

Ông Trà Tấn Huệ - người sống ở làng Đồng Dương từ nhỏ kể: Những năm 80, ngoài việc trộm tượng để bán, một bộ phận người dân đi tìm kho báu vàng hời. Người ta bới nhiều nhất ở khu vực bán kính 500m xung quanh Phật viện. Họ đào bới hầm gạch và tìm được những hạt cám vàng. 

Hiện nay, Phật viện Đồng Dương chỉ còn là một đống đổ nát, chỉ còn lại tháp Sáng đã hoang tàn. Nhưng những giá trị văn hóa, ý nghĩa tâm linh của nó vẫn còn nguyên. Và với người dân Đồng Dương, đây là "cấm địa" người ngoại tộc không nên đặt chân đến. 

Giờ đây, phần lớn các tác phẩm điêu khắc ở Phật viện Đồng Dương được trưng bày tại Bảo tàng Điêu khắc Champa Đà Nẵng. Những tác phẩm điêu khắc của thời kỳ này đã hình thành nên phong cách Đồng Dương nổi tiếng trong nghệ thuật Champa. Khu di tích Phật viện Đồng Dương được công nhận di tích cấp quốc gia ngày 5/1/2001.

Chuyện ly kỳ về tượng Phật Laksmindra Lokesvara

Vào năm 1901, một học giả người Pháp công bố việc tìm thấy 229 hiện vậy ở Đồng Dương. Đến năm 1902, kiến trúc sư kiêm nhà khảo cổ người Pháp đã khai quật Đồng Dương và tìm thấy khu kiến trúc chính của khu đền thờ cùng nhiều tác phẩm điêu khắc quý giá. Các tác phẩm điêu khắc mang nhiều yếu tố của Phật giáo đại thừa kết hợp với nghệ thuật Ấn Độ giáo cùng sự sáng tạo của người dân bản địa.

Sau này các hiện vật ở Phật viện được tìm thấy rải rác nhưng quý giá nhất là 2 bức tượng được công nhận là bảo vật quốc gia. Đó là tượng Đồng Dương (bảo tàng lịch sử TP Hồ Chí Minh) và tượng tượng Phật Laksmindra Lokesvara (lưu giữ ở bảo tàng Điêu khắc Chăm tại TP Đà Nẵng).

Câu chuyện về tượng Phật Laksmindra Lokesvara được xem là ly kỳ và hấp dẫn nhất. Laksmindra Lokesvara là vị Bồ tát bảo hộ cho Vương triều Indravarman. Theo cuốn sách Thông tin di sản Quảng Nam, bức tượng này được làm bằng đồng thau, cao 114cm, được tìm thấy ở gần khu đền chính khu Phật viện.

Tượng thẳng đứng, tóc được búi thành hình chóp, trên chóp chạm tượng Phật A Di Đà. Gương mặt bồ tát nghiêm nghị, hơi thô, cung lông mày giao nhau, giữa trán có huệ nhãn...

chuyen-ly-ky-o-phat-vien-dong-duong-quang-nam-8
Tượng Phật viện Đồng Dương lúc vừa được phát hiện và khai quật

Người dân địa phương cho biết, khu Phật viện này bị tàn phá bởi thời gian và chiến  tranh. Năm 1975, người dân lùa bò vào núi thả đi ngang qua khu Phật viện thì thấy bức tượng nằm ngổn ngang trên nền gạch. Thậm chí có người còn nhặt được hột đá cổ hình bầu dục nhiều màu sắc. Sau này, người ta bắt đầu lấy tượng cổ đêm bán, có bức lớn quá bán không được, họ cắt phần đầu, để lại phần thân...

Nhưng bức tượng Laksmindra Lokesvara lại được người dân cất giữ và bảo vệ nghiêm ngặt. Bức tượng này được tìm thấy năm 1978. Đến năm 1981 thì ngành văn hóa Quảng Nam - Đà Nẵng quyết định thu hồi để trưng bày trong bảo tàng. 

Cụ Trà Diếu (90 tuổi) từng kể, lần đầu thấy tượng nằm trong tư thế ngửa tại nền Phật viện. Khi ngành văn hóa về thu hồi tượng, người dân phản đối dữ dội. Đại diện chính quyền địa phương phải thuyết phục người dân rằng điều kiện cất giữ tại làng Đồng Dương không đảm bảo, có thể làm hỏng hiện vật quý giá này; vì vậy phải đem đến Bảo tàng Điêu khắc Chăm lưu giữ và trưng bày. Cụ Diếu nghe vậy liền lấy rựa khắc vào tượng để làm dấu và yêu cầu phải cho người dân đến Đà Nẵng xem bức tượng được trưng bày.

Bức tượng đang lưu giữ ở Đà Nẵng cũng chưa phải là hiện vật đầy đủ. Theo cụ Diếu và sự xác nhận của chính quyền xã Bình Định Bắc, bức tượng khi phát hiện còn cầm trên tay hai vật đó là búp sen đã nở và 1 quả cau nằm trên chiếc đĩa. Người dân khi phát hiện bức tượng đã tháo hai hiện vật trên ra. Sau khi thu hồi, chính quyền xã đã cất ở một nơi bí mật. Và đã truyền đến 7 đời chủ tịch xã cất giữ.

Năm 2014, ông Trà Tấn Túc - Chủ tịch xã Bình Định Bắc đã xác nhận chuyện này là có thật. Ông Túc cũng từ chối cho xem 2 hiện vật này. Trước giờ chỉ có đúng 1 vị giáo sư ở Hà Nội xem nhưng vị này muốn lấy dấu thì ông Túc từ chối. 

Nói về lý do không hoàn trả hiện vật, ông Túc cho biết: 6 đời Chủ tịch xã trước không dám quyết thì ông cũng không dám quyết và làng Đồng Dương xem đây như báu vật, nên phải giữ lại tại làng.

Xem thêm: Chuyện chưa kể về thiếu nữ người Pháp quy y trong ngôi chùa Việt, âm thầm giúp đỡ cách mạng

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận