Chúa Ruồi - dẫn chứng gần như đạt đến ngưỡng hoàn hảo cho mọi vấn đề trong lý luận văn học

Chúa Ruồi là một cuốn tiểu thuyết đầu tay năm 1954 của tác giả người Anh đoạt giải Nobel William Golding với những giá trị nhân văn sâu sắc, đem lại cho chúng ta cái nhìn về một tương lai khả dĩ của nhân loại.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Chúa Ruồi (tựa gốc tiếng Anh: Lord of the Flies) viết về một nhóm các cậu bé người Anh bị mắc kẹt trên một hòn đảo hoang và nỗ lực thống trị đầy tai hại của chúng. Bao gồm sự căng thẳng giữa tư duy tập thể và tính cá nhân, phản ứng giữa lý trí và cảm xúc, giữa đạo đức và sự vô luân. 

Chua-Ruoi-dan-chung-hay-cho-moi-van-de-trong-ly-luan-van-hoc-0

Tác giả Golding đã định cho "Chúa Ruồi" một cốt truyện không giật gân như thể loại phiêu lưu, trinh thám hay cài vào đó những cú "ploy twist" vào phút chót; ngược lại, ông kể câu chuyện trong mạch văn thong thả mà rất thấm. Tôi có cảm giác như tiến trình của sự việc là hiển nhiên, không thể tránh khỏi, cụ thể là tiến trình của mầm sự dữ. 

Các mảng sáng tối của câu chuyện đan xen vào nhau, đấu đá nhau để rồi hòa tan vào nhau. Tác giả đã rất thành công khi phác họa một bức tranh xã hội thu nhỏ trong hình hài hòn đảo với những đứa trẻ nhỏ. Cùng với đó là các chi tiết, hình ảnh ẩn dụ được ông gieo rắc trong toàn bộ tác phẩm khiến cuốn sách khoác lên một tầng ý nghĩa thâm sâu như chính bản chất con người. 

Và dưới đây là một số hình ảnh đặc sắc trong tác mà các bạn học sinh có thể sử dụng làm dẫn chứng cho các vấn đề lý luận văn học:

GIỌT NƯỚC MẮT CỦA RALPH

Người ta thường nói nhiều về những giọt nước mắt. Nước mắt của hạnh phúc vỡ òa, của những nỗi buồn thương, của sự mỉa mai chua xót. Nam Cao - nhà văn dành cả cuộc đời mình mải miết viết chỉ để giữ gìn sự trong sáng của giọt lệ, đã để Chí Phèo, trong những khoảnh khắc cuối cùng, là "hình ảnh mắt hắn ươn ướt". Dẫu chỉ là thoáng qua, là mong manh nhưng Chí Phèo cũng đã khóc. Còn khóc là còn ánh lên chút thiện trong bản tính người. 

Chua-Ruoi-dan-chung-hay-cho-moi-van-de-trong-ly-luan-van-hoc-5

Trong "Chúa Ruồi", William Golding cũng để Ralph khóc. "Khóc cho sự ngây thơ đã chết và lòng dạ đen rồi của con người". Khóc cho em, và cho cả cuộc đời. Khóc thay cho những tháng năm về sau sống trong bóng tối và ám ảnh, vì đã nhìn thấy những góc khuất, những đớn đau của cuộc đời này quá sớm, khi mà em còn chưa được trang bị gì, chưa va vấp gì. Đời đã ném em vào hố đen, và giờ chỉ còn mình em khuất bóng trong những năm tháng về sau. Và người lớn, chừng như còn biết bao điều phải lo nghĩ, phải bộn bề giữa trăm nghìn công việc, nên chẳng hề quan tâm đến cái nỗi đau hồ mơ, chênh vênh của một đứa trẻ vặt. Nhưng con người thì hoàn toàn, mãi mãi, có thể làm những gì đáng sợ ấy một lần nữa, trên hòn đảo vô danh của Thái Bình Dương nắng gắt.

HÌNH ẢNH NGỌN LỬA

Ngọn lửa không chỉ là ngọn lửa, đối với lũ trẻ, ngọn lửa là mọi thứ - thứ để sưởi ấm, thứ để nướng thịt, và quan trọng nhất là thứ để nuôi niềm hi vọng được cứu. Ngọn lửa giúp biến một nhóm người không liên quan thành một cộng đồng có quan hệ gần như cùng huyết thống. Nó luôn phải được duy trì, để không làm đứt quãng cái sự thờ phụng này. 

Để ý trong mạch truyện, mỗi khi ngọn lửa bị tắt, những suy nghĩ kỳ lạ sẽ bắt đầu nhen nhóm trong từng thành viên. Ngọn lửa bị tắt càng lâu, những suy nghĩ kỳ lạ sẽ ngày càng kỳ lạ. Khi ngọn lửa bị tắt quá lâu, Ralph - người có đức tin nhất trong cả đám - thậm chí còn quên cả lý do vì sao mình phải duy trì ngọn lửa. Không một xã hội nào có thể tồn tại nếu thiếu hình ảnh ngọn lửa này, bất kể đó là một bộ lạc nguyên thủy xa xưa hay một xã hội hiện đại ngày nay. 

Chua-Ruoi-dan-chung-hay-cho-moi-van-de-trong-ly-luan-van-hoc-7

Ở một bộ lạc cổ xưa đó là những lời sấm truyền, những huyền thoại, là lão già làng và những nghi lễ, phong tục văn hóa, tín ngưỡng bất khả xâm phạm. Ở một xã hội hiện đại, đó là hệ tư tưởng, là lý tưởng, tầm nhìn chung, là tôn giáo, là mong muốn được trở thành một phần của thứ gì đó vĩ đại hơn, cũng bất khả xâm phạm không kém. Đến khi ngọn lửa bị tắt hoàn toàn, đức tin của lũ trẻ cũng tắt theo. Nếu phải sống cả đời trên đảo hoang này, vì sao chúng còn cần những luật lệ văn minh của thế giới ngoài kia? Nếu ngọn lửa không còn, mọi thứ đều được cho phép. 

HÌNH ẢNH NHỮNG KHUÔN MẶT VẼ VẰN

"Nếu Chúa tồn tại, mọi thứ đều được cho phép" - lời phản biện của Slavoj Zizek về câu nói của Dostoevsky. Khi này con người chỉ là công cụ thực hiện ý chí của Chúa, mọi hành động cực đoan nhất đều có thể được biện minh. Hành động vẽ mặt không còn nhận ra chính bản thân mình là hành động tước bỏ phần nhân cách trước đó của bản thân. Jack đầu truyện không dám giết một con heo nhỏ bị mắc bẫy. Jack sau khi vẽ vằn vện có thể giết một con heo mẹ đang kiếm ăn cho lũ heo con, Jack sau khi không rửa lớp vằn vện có thể giết được người.

Chua-Ruoi-dan-chung-hay-cho-moi-van-de-trong-ly-luan-van-hoc-6

Nếu lũ trẻ tước bỏ nhân cách của mình, giờ chỉ còn coi mình là sinh vật trong tự nhiên, làm theo bản năng và tước bỏ đi sự văn minh vô tích sự, thì chúng có thể làm mọi thứ. Một cách hình tượng, giờ chúng chỉ là công cụ thực hiện ý chí của Chúa Ruồi - tất nhiên mọi thứ đề được cho phép. 

Hiện tượng này được quan sát trong đủ mọi tình huống của cuộc sống, từ những việc xảy ra trong chiến tranh, hiện tượng hôi bia, cho đến những bình luận độc hại trên không gian mạng - khi một người từ bỏ trách nhiệm của mình về chính bản thân mình, và dâng hiến ý chí của mình cho mọi thứ gì đó khác mình.

Xem thêm: Thơ ca trong bản chất của nó là mây...

Đọc thêm

Sự hình thành, phát triển và văn hóa của mỗi quốc gia cũng có thể trở thành những dẫn chứng hay cho bài văn nghị luận xã hội (NLXH), cùng tham khảo nhé.

Làm mới dẫn chứng NLXH từ những đất nước... đặc biệt
0 Bình luận

Nếu bạn đang xuất hiện tình trạng khí hư màu vàng kèm mùi khó chịu, hãy tìm đến địa chỉ phòng khám uy tín, an toàn này.

Phòng khám điều trị khí hư màu vàng an toàn, hiệu quả TPHCM
0 Bình luận

Khi cô bé nhân viên ở sân bay Nội Bài gọi mình là chú, Xuân Diệu nhăn mặt nói như dỗi: "Này, nhà thơ làm có tuổi mà chú với cháu...".

Nhà thơ Xuân Diệu: 'Nhớ nhé, nhà thơ không bao giờ có tuổi'
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất