Nhà thơ Xuân Diệu: "Nhớ nhé, nhà thơ không bao giờ có tuổi"

Khi cô bé nhân viên ở sân bay Nội Bài gọi mình là chú, Xuân Diệu nhăn mặt nói như dỗi: "Này, nhà thơ làm có tuổi mà chú với cháu...".

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Năm 1980, sau khi đi dự lễ kỷ niệm tôn vinh danh nhân thế giới của UNESCO về đến sân bay Nội Bài, nhà thơ Xuân Diệu đang loay hoay tìm thùng sách của mình ở phòng trả đồ thì bỗng nghe giọng nói "oanh vàng" bên cạnh mình:

 - Chú Xuân Diệu, chú tìm kiện hàng đấy à? Cháu nghe chú nói chuyện thơ nhiều lần rồi, thơ chú hay lắm. Chú cứ ra ngoài trước, để cháu tìm giúp và bảo bạn cháu làm thủ tục hải quan cho nhanh. Chú cứ yên tâm, cháu thích thơ chú lắm.

Nhà thơ Xuân Diệu rạng rỡ ra mặt khi thấy một cô nhân viên trẻ xinh đẹp nhận ra mình. Nhưng bất chợt ông nhăn mặt nói như dỗi:

- Này, nhà thơ làm gì có tuổi mà chú với cháu, mà tớ không có hàng với hóa gì đâu mà trình báo. Nhớ là thùng các tông toàn thơ tình mới thơm phức đề chữ nhà thơ Xuân Diệu bằng tiếng Anh.

Nha-tho-Xuan-Dieu-Nho-nhe-tho-tinh-khong-bao-gio-co-tuoi-0

Nói rồi nhà thơ ôm khư khư bức tranh Nguyễn Trãi cuộn tròn, quay người đi ra cửa kiểm tra hàng hóa. Tại đây, Xuân Diệu bị nhiều nhân viên "nhận mặt", họ nhao nhao giành quyền làm thủ tục hải quan cho ông. Có người còn "giao kèo", vòi vĩnh đòi Xuân Diệu đọc thơ rồi mới "làm nhanh" thủ tục. Thấy bị "quây" khó thoái thác, Xuân Diệu dứt khoát: "Các cô các cậu ghi vào tờ khai: một thùng thơ tình, còn bây giờ để tớ rước cụ Nguyễn Trãi về nhà đã".

Không ngờ một ngày chủ nhật sau đó ít lâu, mấy nhân viên của sân bay Nội Bài trong đó có cô gái xinh đẹp nọ kéo đến nhà Xuân Diệu… đòi thơ. "Nợ này không trốn được", nói rồi Xuân Diệu làm cho cả mấy nhân viên kia "mắt chữ o, mồm chữ a" vì nghe chuyện thơ gần một tiếng đồng hồ. Khi khách gần ra về, Xuân Diệu trịnh trọng cầm một cuốn sách tương đối dày, còn mới nguyên, bọc bìa màu cứng trên bàn rồi mủm mỉm:

- Nhà tớ chỉ treo có mỗi một bức tranh cụ Nguyễn Trãi nhà ta do UNESCO tặng đem về hôm nọ. Còn đây là cuốn sách về các danh nhân do các bạn Thụy Điển in bằng giấy pơ-luya trắng mỏng và đẹp. Cuốn này mà rơi vào tay các cậu thì các cậu cuốn, đốt hết (lúc bấy giờ mọi người hay hút thuốc lá cuốn bằng giấy pơ-luya).

Nói rồi ông tiễn khách ra đến cửa. Lúc này nhà thơ của chúng ta mới chợt nhớ mình mặc nguyên bộ đồ ở nhà để tiếp khách và luôn mồm xin lỗi nhưng vẫn không quên với theo: "Nhớ nhé, thơ tình không bao giờ có tuổi".

Xem thêm: Thấy gì từ đề tham khảo môn Ngữ văn kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023

Đọc thêm

Nguyễn Hải Thủy và Nguyễn Thị Huyền Trang - hai cựu học sinh giỏi quốc gia đã thử làm đề thi Ngữ văn năm nay. Bài viết của hai bạn nhận được sự quan tâm từ cộng đồng yêu văn.

Hai cựu học sinh giỏi quốc gia thử làm đề thi năm nay: Bài văn ấn tượng, thu hút sự quan tâm của cộng đồng văn chương
0 Bình luận

“Họ yêu vô cùng thứ tiếng trong mấy mươi thế kỉ đã chia sẻ vui buồn với cha ông. Họ để tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt”.

Họ để tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt
0 Bình luận

Tự do - hai tiếng ấy nghe giản dị mà thiêng liêng biết bao. Nhưng với Chủ tịch Hồ Chí Minh - người dân của một nước nô lệ, dưới xã hội thực dân phong kiến, nhất là trong chuỗi ngày bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giam cầm thì "tự do" là điều quá xa xỉ.

Hồ Chí là một vị 'khách tự do', vị 'khách tiên' ngay cả trong chốn ngục tù
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất