Chữ Hiếu có nhân quả hay không?
Theo Đạo Phật, chữ Hiếu chính là kim chỉ nam soi đường cho những đứa con lầm lỗi tìm nơi quay về, nơi gia đình có cha mẹ bao dung, yêu thương.
Câu chuyện đáng suy ngẫm về chữ Hiếu
Có một gia đình nọ có người mẹ tuổi đã cao. Vì lớn tuổi nên chân tay lóng ngóng, cơm ăn chậm chạp và thường rơi vãi tứ tung ra bên ngoài.
Người con dâu và anh con trai lấy đó làm điều khó chịu, đối xử vô cùng tệ bạc với cha mẹ. Thường mỗi bữa ăn cho bà ngoài riêng một góc nhà, lấy những phần thức ăn xương xẩu phần mẹ.
Người mẹ nhìn thấy vậy đắng cay vô cùng. Nhưng vì tuổi cao sức yếu chỉ biết nương nhờ con cái nên mỗi ngày chỉ biết nuốt lệ mà chan cơm.
Cặp vợ chồng đó có sinh được một cậu con trai. Cậu con trai ngày nào cũng chứng kiến cảnh cha mẹ hắt hủi bà nội. Trong khi đó, bản thân cậu lại được cha mẹ nuông chiều hết mực.
Trong một lần ăn cơm, khi mẹ cậu gắt gỏng vì bà nội định gắp miếng ngon, đã dùng đũa hất chén cơm của bà. Đồng thời quát: "Bà già rồi, ăn chi mấy thứ đó, để con trẻ ăn mà lớn chứ".
Cú hất đó khiến cho bát cơm của bà cụ rơi xuống. Cậu con trai thấy vậy hét lớn: "Mẹ không được làm vỡ bát của nội, bát đó, còn để sau này ba mẹ già con dùng cho ba mẹ ăn cơm đấy".
Nghe thấy vậy, người mẹ sững sờ...
Chữ Hiếu có nhân quả hay không?
Khổng Tử viết trong Hiếu Kinh: "Hiếu đức chi bổn dã, giáo chi sở do sanh dã”. Nghĩa là, hiếu là cái gốc của đạo đức, từ đó mà phát sanh ra mọi sự giáo hóa. “Thân thể, tóc da nhận từ cha mẹ, không dám hủy hoại”. Theo Kinh Đại Tập “hiếu đạo là đôn hậu gắng giỏi”.
Theo Nhị Thập Tứ Hiếu thì đạo hiếu là lửa thiêng đã hun đúc tinh thần gia tộc. “Chữ hiếu niệm cho tròn một tiết, thời suy ra trăm nết đều nên. Như thế người có hiếu thảo thương kính cha mẹ thì mới có thiện tâm tiếp xử tốt với người khác được.
Trong Đạo Phật, Hiếu thảo được nhắc tới là một trong những đức tính tốt đẹp nhất của con người. Người có lòng hiếu thảo chắc chắn cuộc sống an yên, hạnh phúc.
Vậy, chữ Hiếu có nhân quả hay không? Thưa là có. Hành động của chúng ta với cha mẹ mình hôm nay sẽ là tấm gương phản ánh cuộc sống của chúng ta khi về già. Nếu nhân quả kiếp này chưa báo, thì kiếp sau nhất định sẽ nhận.
Để trở thành một người con ngoan, có hiếu, Phật tử và những người tin tưởng Đạo Phật xin nhớ những lời dạy sau của Đức Phật về đạo làm con - chữ Hiếu:
1. Phụng thờ cha mẹ, hiếu với cha mẹ tức là kính Phật, phụng thờ cha mẹ như phụng thờ Phật vậy.
2. Phật dạy 10 ân đức của đấng sinh thành: mang thai, sinh nở, lo lắng, bú mớm, nuôi nấng, chăm sóc, thương nhớ, vì con làm ác, mến thương trọn đời, nhường khô nằm ướt. Mỗi người phải ghi nhớ ơn sinh thành để luôn giữ lòng hiếu kính.
3. Lời Phật dạy về đạo hiếu rất rõ ràng: Đạo Phật chính là đạo hiếu, hiếu là cốt lõi nền tảng của đạo Phật, người bất hiếu thì làm việc gì cũng khó, cúng dường 10 phương mà bất hiếu với cha mẹ cũng như không.
4. Đền đáp ơn cha nghĩa mẹ, lóc thịt trả cha, lóc xương trả mẹ, cũng không thể nào đền đáp hết công ơn.
5. Bất hiếu là tội nặng nhất trong các tội nặng: Trăm điều thiện, hiếu đứng đầu. Trăm điều ác, không gì bằng bất hiếu.
6. Chữ hiếu có luật nhân quả. Vì vậy muốn con cái mình hiếu thuận với mình, tự bản thân phải có hiếu với bố mẹ.
7. Phật tử càng phải đề cao chữ hiếu trong đời sống hằng ngày.
8. Lời Phật dạy về chữ hiếu đề cao tình mẫu tử, bởi vậy mà có lễ Vu lan để mỗi người có thể lấy niềm còn mẹ mà vui, lấy niềm mất mẹ làm nỗi đau lớn nhất đời người.
9. Nghĩa mẹ là trời biển, bao kiếp người luân hồi, sữa mẹ mà ta uống còn nhiều hơn nước trong đại dương.
10. Người làm tròn đạo hiếu cũng như là đã tu thành đạo Phật.
Xem thêm: Đức Phật đản sinh vào thế giới này nhờ hội đủ 5 nhân duyên gì?
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận