Chinh phục 9+ với thơ Tố Hữu: Phong cách trữ tình - chính trị

"Tố Hữu đã đưa thơ chính trị đạt đến trình độ rất đỗi trữ tình", Xuân Diệu nhận xét.

Đỗ Thu Nga
12:00 30/09/2023 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Trữ tình và chính trị là hai khái niệm khác biệt hoàn toàn nếu không muốn nói là trái ngược. Trữ tình là bộc lộ trực tiếp ý thức, tình cảm, cảm xúc, nghĩa là con người cảm thấy qua những ấn tượng, ý nghĩ, cảm xúc chủ quan đối với thế giới và nhân sinh. Miêu tả ngoại cảnh chỉ để phục vụ tình cảm trữ tình. Mặt khác, cái tôi trữ tình luôn cảm xúc trước thực tại trên tư cách phổ quát, động chạm tới những vấn đề chung của tồn tại con người.

Chính trị là những khái niệm khô khan được thể hiện dưới hình thức những câu khẩu hiệu mang tính chất cổ vũ, kêu gọi như: "Không có gì quý hơn độc lập, tự do...", "Tất cả cho tiền tuyến", "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh"... Vấn đề của chính trị là vấn đề của lý tưởng, là gắn với những nhiệm vụ của sản xuất, chiến đấu... 

Các khái niệm đó tưởng không có gì là thơ cả. Nhưng với Tố Hữu, trước những vấn đề chính trị của đất nước, trái tim nhà thơ xúc cảm thật sự, tâm hồn nhà thơ chan chứa tình cảm và vô cùng nồng nhiệt. Chính vì thế, lý tưởng cách mạng, đời sống cách mạng, những sự kiện chính trị đã trở thành nguồn cảm xúc lớn, được biểu hiện bằng giọng tâm tình ngọt ngào tha thiết hay rắn ròi, dõng dạc mang âm hưởng sử thi hùng tráng. "Tố Hữu đã đưa thơ chính trị đạt đến trình độ rất đỗi trữ tình", Xuân Quỳnh.

Thơ chính trị đạt đến độ trữ tình trước hết xuất phát từ quan niệm về thơ của Tố Hữu. Tố Hữu quan niệm: "Thơ là tiếng nói đồng ý, đồng tình, tiếng nói đồng chí. Nói đến thơ là nói đến sự đồng điệu của tâm hồn". Chính xuất phát từ quan niệm đó mà nhân vật trữ tình trong thơ Tố Hữu có mối quan hệ gần như máu thịt với đất nước, nhân dân, cộng đồng. Tố Hữu thường cất lên những tiếng gọi đầy tình thương mến: "Bạn đời ơi", "anh chị em ơi", Ôi Tổ quốc!", "Ơi Bác Hồ ơi!", "Miền Nam ơi!"...

Cảm hứng chủ đạo trong thơ Tố Hữu là cảm hứng lịch sử, dân tộc chứ không phải cảm hứng thế sự, đời tư. Nổi bật trong thơ Tố Hữu là vấn đề vận mệnh dân tộc chứ không phải cảm hứng thế sự, đời tư. Nổi bật trong thơ Tố Hữu là vấn đề vận mệnh dân tộc chứ không phải vận mệnh cá nhân hay nói đúng hơn là cá nhân hòa vào dân tộc. Chính vì thế, cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu trước hết là cái tôi - chiến sĩ (bắt đầu từ Từ ấy). Càng về sau, cái tôi - chiến sĩ trong thơ Tố Hữu càng rõ nét hơn: Cái tôi nhân danh Đảng, nhân danh cộng đồng, dân tộc. Cái tôi ấy đã hóa thân vào những nhân vật trữ tình mang những phẩm chất tiêu biểu của dân tôc qua những thời kỳ lịch sử khác nhau. Ở thời đại cách mạng vô sản, đặc biệt là trong hai cuộc kháng chiến khốc liệt của dân tộc, tiếng thơ ấy đầy sức thuyết phục. Quan tâm đến phương diện chính trị của đời sống, ngòi bút của Tố Hữu thật sung sức, thật khoáng đạt khi bắt vào những chủ đề lớn: Đảng, Bác Hồ, dân tộc, lịch sử, thời đại...

chinh-phuc-9-voi-tho-to-huu-phong-cach-tru-tinh--chinh-tri=-7
Nhà thơ Tố Hữu

Thơ Tố Hữu chủ yếu khai thác chủ đề người cộng sản, lý tưởng cách mạng. Trước Cách mạng, lẽ sống đó là con đường từ một thanh niên trí thức trở thành một chiến sĩ cộng sản.

Từ tập thơ Việt Bắc trở đi, thơ Tố Hữu nêu lên những vấn đề lớn như: lẽ sống dân tộc, quan hệ giữa dân tộc và thời đại... Song song với lẽ sống cách mạng là tình cảm cách mạng. Đó là tình đồng chí, đồng đội, tình cảm đối với nhân dân, với Đảng, với lãnh tụ, tinh thần quốc tế vô sản... Những bài bài thơ hay nhất của Tố Hữu là những bài thơ kết hợp hài hòa giữa lẽ sống cách mạng và tình cảm cách mạng (Việt Bắc, Mẹ Suốt, Bác ơi!, Quê mẹ, Miền Nam...)

Vì sao miếng cơm ăn bỗng nghẹn

Một nửa còn cay đắng - miền Nam!

Tóm lại, mọi cảm xúc trong thơ Tố Hữu đều xuất phát từ tình cảm cách mạng. Các khái niệm chính trị đi vào thơ Tố Hữu không hề khô khan mà được xúc cảm trở thành cảm hứng. Tố Hữu đã đem vào thơ cách mạng một tiếng nói trữ tình với những xúc cảm chân thành, mãnh liệt tạo được một năng lượng lan truyền rộng khắp và rung cảm đối với người đọc. Càng về sau, lời thơ trữ tình - chính trị Tố Hữu càng thiên về khuynh hướng sử thi.

Nhân vật trữ tình được nâng lên tầm vóc thời địa, nhiều khi được thể hiện bằng biện pháp thần thoại hóa. Thơ Tố Hữu là một bằng chứng hùng hồn cho khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn của văn học Việt Nam 30 năm kháng chiến. Tố Hữu đã kế thừa xuất sắc truyền thông thơ ca yêu nước của dân tộc và phát triển trong thời đại mới. "Nếu Chế Lan Viên làm sang cho thơ Việt Nam thì Tố Hữu làm giàu cho thơ Việt Nam", Nguyễn Đăng Mạnh. Tố Hữu xứng đáng là "lá cờ đầu" của thơ ca cách mạng Việt Nam.

Xưa nay có nhiều người làm thơ chính trị nhưng hiếm có ai đạt được thành công vang dội như Tố Hữu. Sức cuốn hút của thơ Tố Hữu là sự hòa quyện giữa tình cảm, lẽ sống và tư tưởng. Điều đó đã tạo nên sự cộng hưởng lớn lao, rộng khắp. Chất thơ trữ tình - chính trị của Tố Hữu lại được thể hiện ở giọng điệu riêng rất dễ nhận ra. Đó là giọng tâm tình ngọt ngào, là giọng của tình thương mến. Giọng thơ tâm tình ngọt ngào của Tố Hữu xuất phát từ chiếc nôi quê hương và gia đìn cùng nguồn mạch thơ ca dân gian.

Dù sử dụng đa dạng các thể thơ song Tố Hữu đặc biệt thành công với thể thơ lục bát (Việt Bắc, kính gửi cụ Nguyễn Du...). Lối ngắt nhịp, gieo vần trong thơ Tố Hữu rất tự nhiên, êm nhẹ khiến cho giọng thơ du dương trầm bổng, dễ đọc, dễ thuộc. Bài thờ Việt Băc triển khai một tình cảm lớn, tình cảm của nhân dân cách mạng và cán bộ cách mạng, nhưng lại được cấu tứ theo lối hát đối đáp quen thuộc của ca dao. Tố Hữu chọn cách nói của người yêu với người yêu, đặc biệt là hai từ "mình - ta" ngọt ngào, êm ái. Vì thế, toàn bài thơ trở thành khú hát ân tình nồng thắm với tình thơ tha thiết, điệu thơ ngọt ngào, êm ái. Vì thế, toàn bài thơ trở thành khúc hát ân tình nồng thắm với tình thơ tha thiết, đệu thơ ngọt ngào, nhịp nhàng như lời ru. Bài thơ đưa người đọc vào một thế giới tâm tình đằm thắm đầy ân nghĩa. Đó là phong cách trữ tình - chính trị đặc biệt của thơ Tố Hữu.

Trữ tình - chính trị không có nghĩa là không nói đến đời tư, cá nhân. Tố Hữu đã đưa không ít những chi tiết đời tư, cá nhân vào thơ. Có điều chúng luôn luôn được gắn với nội dung chính trị. Hình ảnh người mẹ sinh thành ra nhà thơ đã hòa cùng hình ảnh của Huế - hình ảnh Tổ quốc:

- Mẹ không còn nữa còn đây Huế.

- Mẹ ơi dưới đất còn chua xót

Những tiếng giày đinh đạp núi đồi.

Tình yêu, một tình cảm riêng tư cũng được chính trị hóa nên dù rất say trong mối tình đầu, Tố Hữu vấn rất "tỉnh táo" trong thơ:

Anh nắm tay em sôi nổi, vụng về

Mà nói vậy trái tim anh đó

Rất chân thật chia ba phần tươi đỏ

Anh dành riêng cho Đảng phần nhiều

Phần cho thơ và phần để em yêu.

Xem thêm: Phân tích khúc ca ra trận trong "Việt Bắc" của Tố Hữu

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận