Giải mã hình ảnh "rừng phách đổ vàng" trong "Việt Bắc" của Tố Hữu

Nhà thơ Tố Hữu nói gì về hình ảnh “Rừng phách đổ vàng” trong “Việt Bắc”? Liệu đó là lá cây phách hay hoa phách đổ vàng?

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Trong Tạp chí nhà văn, tác giả Trần Duy Thanh đã đưa ra những tư liệu cụ thể để xác thực về ý nghĩa của hình ảnh “rừng phách” trong câu thơ “Ve kêu rừng phách đổ vàng” - một hình ảnh thơ rất đẹp trong bức tranh tứ bình nổi tiếng của “Việt Bắc”. Theo đó:

Trên Báo giáo dục thời đại số 34 ngày 23/8/1993, tác giả Ngô Cường đã viết: Gần đây, nhân dịp trở lại chiến khu Tân Trào tôi mới được đồng bào cho biết rõ. Cây phách còn gọi là cây mí, cây xẹt. Nó là một loại lim, cán bộ ngành lâm nghiệp và bà con địa phương gọi là lim mí xẹt, vỏ và rễ của cây này có thể dùng để ăn trầu, nhưng không mềm và ngon bằng rễ và vỏ của cây trầu vỏ hay cây rễ khoai. Cây phách mọc thành rừng tập trung hay mọc xen với các cây khác, có rất nhiều ở Việt Bắc, Tây Bắc và Đông Bắc nước ta. Giữa mùa hè, phách nở hoa tím khá đẹp. Còn trước đó vào đầu mùa hè (tháng 3 tháng 4) thì lại thay lá, chuyển từ màu xanh sang vàng đồng loạt, chỉ trong ít ngày. Cũng vào dịp này, trời vào hè nóng lên, ve bắt đầu kêu.

giai-ma-hinh-anh-rung-phach-do-vang-trong-viet-bac-cua-to-huu
Cây phách ở vùng núi Việt Bắc

Ai cũng biết Tô Hoài là nhà văn viết nhiều về vùng rừng núi Tây Bắc, Việt Bắc với những am hiểu rất sâu sắc về cảnh và người một miền đất của Tổ quốc. Trong một chuyến đi vào Nam, nhà văn chợt nhớ đến cây phách Việt Bắc, đã viết rằng: Sông Ba Lòng , mùa cạn. Nước trong vắt lặng lẽ quanh chân đá. Hoa phách tím nhạt lốm đốm lưng núi, như rừng Việt Bắc. Hoa phách nở, mùa tra đậu nương (Bút kí - NXB Hội Nhà văn, 2000, trang 291).

Tố Hữu cũng đã cho biết rõ sắc vàng trong câu thơ Ve kêu rừng phách đổ vàng, không phải là màu vàng của hoa như những người soạn sách nhiều năm lầm tưởng mà là Màu vàng của lá. Trong cuốn Hồi kí Nhớ lại một thời khi nói về vẻ đẹp nên thơ của Việt Bắc cùng những gì là "luyến tiếc ngẩn ngơ" khi rời Việt Bắc, nhà thơ đã chép lại đoạn thơ đặc sắc về thiên nhiên bốn mùa của Việt Bắc, đồng thời cũng đã chú thích rất rõ ràng về cây phách: Phách là loại cây gỗ cao, cuối hè đầu thu thì lá vàng rực lên (Nhớ lại một thời - Hồi kí - NXB Hội Nhà văn, 2000, trang 302).

Như vậy, có thể kết luận rằng: Hình ảnh “Rừng phách đổ vàng” trong “Việt Bắc” là hình ảnh của Lá cây phách chuyển vàng vào thời gian cuối hè. Cây gỗ phách chỉ có ở vùng cao Việt Bắc. Lá phách rụng vào mùa hè, còn sang thu hoa nở tím rừng. Cánh rừng ấy của Việt Bắc đang ngả mình đón mùa hè với màu sắc khác biệt và rực rỡ nhất. Đây là một khám phá quan trọng để các em dẫn chứng vào quá trình phân tích về tác phẩm này.

Phách là một loại cây phổ biến ở Tuyên Quang cũng như một số tỉnh núi Việt Bắc. Vỏ của rễ cây có thể dùng ăn trầu. Chừng tháng 7, tháng 8, cây phách nở hoa màu tím. 

Xem thêm: Chuyện nhà thơ Tố Hữu từng bị Bác Hồ sửa thơ

Đọc thêm

Theo dòng hồi tưởng của nhà thơ Tố Hữu trong bài Việt Bắc, bạn đọc lại một lần nữa cảm nhận về cuộc kháng chiến của dân tộc ta với sức mạnh vô song của khối đại đoàn kết của tình quân dân để tạo nên những chiến công lẫy lừng. 

Phân tích khúc ca ra trận trong 'Việt Bắc' của Tố Hữu
0 Bình luận

Sống đẹp khiến cuộc sống trở nên ý nghĩa, "sống" đúng nghĩa chứ không phải chỉ là sự tồn tại đơn thuần!

Bài văn mẫu về câu nói của Tố Hữu 'Ôi! Sống đẹp là thế nào, hỡi bạn?'
0 Bình luận

Thí sinh Trần Thị Thủy xuất sắc giành 9,25 điểm môn Ngữ văn trong kỳ thi THPT Quốc gia 2019 nhờ phân tích thơ Việt Bắc của Tố Hữu.

Nữ sinh ẵm điểm 9+ thi tốt nghiệp nhờ bài văn phân tích Việt Bắc - Tố Hữu
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất