Hiến máu cho con người cả thập kỷ, loài sinh vật này đang đứng trên bờ tuyệt chủng
Thật vô cùng lo lắng khi tưởng tượng đến viễn cảnh cua móng ngựa tuyệt chủng, khi không còn LAL, chúng ta sẽ tốn nhiều thời gian, nhiều thỏ và thậm chí đánh đổi mạng người để biết vaccine có an toàn không.
Cua móng ngựa có phải là con sam không?
Cua móng ngựa (so, so biển) có tên khoa học là Carcinoscorpius rotundicauda. Chúng được tìm thấy nhiều ở khu vực ven biển thuộc Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Nó cũng là loài duy nhất còn sinh tồn của chi Carcinoscorpius.
Bốn loại thuộc họ Sam gồm Limulus polyphemus, Tachypleus tridentatus, Tachypleus gigas và Carcinoscorpius rotundicauda có đặc tính sinh học khá giống nhau: Thân có vỏ cứng hình móng ngựa, chia làm ba phần: giáp đầu ngực, giáp bụng và đuôi kiếm. Toàn bộ phần thân nằm ở phía bụng, có 6 đôi chi đầu ngực và 6 đôi chi giáp bụng. Mắt lớn ở trên lưng. Màu nâu xanh hoặc vàng đậm hay màu xám. Tại Việt Nam có hai loài:
- Sam tên khoa học Tachypleus tridentatus, Leach, 1819; còn được gọi sam đuôi tam giác, trên thế giới phân bố ở biển Hồng Hải, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Ở Việt Nam: hiện diện từ Quảng Ninh đến Ninh Thuận. Sam có đuôi với thiết diện ngang hình tam giác, rìa cuối cùng của phần bụng ở mặt lưng có 3 gai cứng: một gai ở giữa và 2 gai ở hai bên. Con sam thường có kích thước 17 – 34 cm, nặng 3,8 kg.
- Của cua móng ngựa có tên khoa học Carcinoscorpius rotundicauda, Latreille, 1825; còn được gọi là sam đuôi tròn hoặc sam lông, toàn thân màu xanh nâu đậm, đuôi không có gờ mặt lưng, thiết diện ngang của đuôi tròn hay hình trứng và rìa cuối cùng của phần bụng ở mặt lưng không có gai.
Của cua móng ngựa có kích thước bé hơn sam (khoảng 20 – 25 cm, chưa kể đuôi), khối lượng nhỏ hơn 1 kg. Trong khu vực châu Á, so có phân bố ở miền nam Philippin, Indonesia, Malaysia, Thái Lan và vịnh Bengal. Ở Việt Nam, của cua móng ngựa thường sống ở vùng sình lầy ven bờ vịnh Bắc Bộ, miền Trung và Nam Bộ.
Chúng có đặc tính sống vùi trong cát. Khi nước lên thường theo nước thủy triều vào bờ để bắt mồi. Chúng ủi bùn để tìm kiếm thức ăn. Thức ăn chính của chúng là động vật thân mềm, giun, nhiều tơ, tảo biển, mùn bã hữu cơ.
Chúng ta có thể phân biệt của cua móng ngựa và sam theo cách sau: Đuôi sam có tiết diện hình tam giác, ba cạnh kéo dài đến tận cuối đuôi, ở đỉnh tam giác có các gai nhọn giống như lưỡi cưa. Ngược lại đuôi của cua móng ngựa có tiết diện hình tròn hoặc hình trứng, không có gai. Sam thường đi theo cặp, con đực hay bám trên lưng con cái. Tuy nhiên cần lưu ý nếu vào mùa sinh sản, không phải chỉ có sam đi theo cặp mà của cua móng ngựa cũng rất có thể đi cặp với nhau.
Của cua móng ngựa thường có kích cỡ và trọng lượng nhỏ hơn sam. Nhưng không đủ độ tin cậy nếu chúng ta chỉ phân biệt sam và so qua kích thước và trọng lượng. Để trưởng thành, sam cần thời gian khoảng mười năm, do đó rất có thể con so sẽ bị nhầm với con sam còn non.
Vì sao máu của cua móng ngựa lại rất đắt đỏ?
Theo các nghiên cứu, cua móng ngựa tồn tại trên Trái đất từ cách đây 450 triệu năm. Loài cua này còn được mệnh danh là hóa thạch sống. Máu của chúng có màu xanh da trời.
Có thể bạn chưa biết, thứ chất lỏng màu xanh đó là một trong những nguồn tài nguyên đắt giá nhất thế giới. Mỗi lít máu của cua móng ngựa có giá khoảng 16.000 USD, tương đương 370 triệu VNĐ. Nhưng tại sao nó lại đắt đến vậy?
Các nghiên cứu chỉ ra, thứ làm nên màu xanh trong máu cua móng ngựa chính là đồng. Nhưng con người không thể khai thác đồng trong một lít máu mà lãi tới 370 triệu được.
Hợp chất đắt giá nhất mà những con cua móng ngựa nắm giữ trong máu của nó là Limulus amebocyte lysate (LAL), chất đông máu duy nhất được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ bắt buộc sử dụng cho các thử nghiệm độ an toàn của vaccine.
Trước khi biết đến LAL, các nhà khoa học không hề có cách nào nào biết vaccine họ sản xuất ra hoặc các dụng cụ y tế đang sử dụng có bị nhiễm khuẩn hay không. Để kiểm tra, họ phải tiêm vaccine vào cơ thể những con thỏ và chờ đợi xem chúng sống hay chết, có xuất hiện triệu chứng nhiễm trùng không.
Và vào năm 1970, phát hiện về LAL đã làm thay đổi toàn bộ quy trình thử nghiệm cũ kỹ đó. Một nhà khoa học bây giờ chỉ cần nhỏ một lượng cực nhỏ LAL vào vaccine hoặc dụng cụ y tế, nếu vi khuẩn gram âm xuất hiện trong đó, LAL sẽ bao chúng lại bằng một cái kén thạch nhìn thấy được.
Mặc dù kén thạch này không tiêu diệt vi khuẩn nhưng nó lại hoạt động như một chiếc chuông báo cháy. LAL thông báo cho chúng ta biết về sự hiện diện của mầm bệnh, về khả năng nhiễm trùng có thể gây tử vong nếu sử dụng vaccine hoặc dụng cụ y tế nhiễm trùng. Với tính chất đặc biệt đấy, FDA yêu cầu các công ty dược phẩm phải kiểm tra vaccine của mình với LAL trước khi tung ra thị trường.
Cua móng ngựa đang đứng trên bờ tuyệt chủng
Theo tìm hiểu, vào những năm 1990, các nhà sinh vật học tại Đại học Singapore đã tạo ra một phiên bản tổng hợp của LAL được gọi là Yếu tố tái tổ hợp C (rFC). Nhiều nghiên cứu cho thấy rFC cũng hiệu quả như LAL được chiết xuất từ cua móng ngựa, và nó hiện đang được bán trên thị trường.
Khoảng 60 quốc gia đã chấp nhận thuận sử dụng rFC, bao gồm cả các nước EU và Trung Quốc. Nhưng ở Mỹ, các nhà bảo tồn đã phải đối mặt với một thất bại vào năm ngoái khi Dược điển Hoa Kỳ (USP) - một tổ chức đặt ra các hướng dẫn cho ngành dược phẩm - quyết định cần xem thêm dữ liệu trước khi đưa rFC ngang hàng với LAL. Các công ty vẫn có thể chọn sử dụng rFC để thay thế cho LAL - nhưng chỉ khi họ thực hiện một loạt các quy trình giấy tờ phức tạp bổ sung trước. Nhiều nhà môi trường coi lựa chọn của USP là thiển cận và thiếu khôn ngoan.
“Chúng ta sẽ sống trong một thế giới ngày càng có nhiều mầm bệnh và xu hướng ngày càng có nhiều dược phẩm yêu cầu xét nghiệm nội độc tố”, Ryan Phelan, CEO kiêm đồng sáng lập của tổ chức phi lợi nhuận về môi trường Revive & Restore cho biết. “Ở một số điểm, điều đó sẽ gây áp lực lên việc cung cấp một sản phẩm không bền vững. Tại sao chúng ta không đảm bảo con đường cung cấp của riêng mình?”.
Troing khi đó, để có được LAL, mỗi năm Mỹ phải bắt đến 500.000 con cua móng ngựa, theo báo cáo từ Ủy ban Nghề cá Biển Đại Tây Dương. Tại Vịnh Delaware, nơi cua móng ngựa sinh sống đông nhất tại Mỹ, số lượng của chúng đã giảm từ 1,24 triệu con năm 1990 xuống dưới 334.000 con vào năm 2002.
Mặc dù dân số loài này dường như đã ổn định, nhưng các nhà bảo tồn lo ngại rằng nhu cầu đối với cua móng ngựa tại Mỹ tăng lên do ngành công nghiệp dược phẩm có thể buộc chúng đi theo con đường của loài cua móng ngựa châu Á, Tachypleus tridentatus, loài đang nhanh chóng biến mất ở Trung Quốc và được Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) liệt kê là có nguy cơ tuyệt chủng. Hiện nay, cua móng ngựa Mỹ được xếp vào danh sách những loài dễ bị tổn thương.
Thực tế, nhu cầu sử dụng LAL ngày càng cao. Và điều này khiến cho việc kinh doanh máu cua móng ngựa vô cùng phát đạt. Những con cua móng ngựa này sẽ được đưa vào nhà máy trích 30% máu, sau đó được thả trở lại tự nhiên. Mỗi chuyến hiến máu cho con người của cua móng ngựa kéo dài từ 24 - 72 giờ đồng hồ. Và không phải con cua nào cũng có thể sống sót sau khoảng thời gian đó.
Có khoảng 30% số lượng cua sẽ chết ngay trong quá trình rút máu. Và trong khoảng vài ngày sau đó sẽ có từ 10 - 25% cua móng ngựa tiếp tục chết vì thiếu máu. Ngay cả khi sống sót chúng cũng gặp phải vấn đề trong việc xác định phương hướng hoặc sinh sản.
Theo các nghiên cứu từng được công bố, chỉ những con cua móng ngựa sống sót trên 2 tuần sau khi lấy máu thì mới có khả năng hồi phục và tiếp tục sống khỏe mạnh sau đó.
Việc khai thác máu cua móng ngựa trong hàng thập kỷ đã khiến số lượng loài sinh vật này giảm sút. Trong 40 năm tới, các nhà bảo tồn ước tính một lượng 30% cua móng ngựa sẽ biến mất.
Vào năm 2016, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế đã buộc Mỹ đưa loài cua này vào sách đỏ. Nhiều hội nhóm đã vận động, kêu gọi ngành dược phẩm đối xử nhân đạo với những con cua, trong khi đó, cấm hoàn toàn việc sử dụng loài cua này làm mồi câu cá.
Trước những động thái này, cua móng ngựa ở Nam Carolina đang có dấu hiệu hồi phục trở lại. Bảo vệ loài cua cổ xưa chính là bảo vệ sự an toàn cho những liều vaccine của chúng ta.
Hiện nay, các cuộc tranh luận về fRC và LAL đang ngày càng trở nên đặc biệt quan trọng. Đại dịch COVID-19 đã thúc đẩy một lượng lớn nghiên cứu về vaccine và phương pháp điều trị COVID-19 tiềm năng, dựa trên việc sử dụng LAL để đảm bảo an toàn cho sản phẩm
Khi nhu cầu về vaccine và các sản phẩm y tế khác tăng lên, các nhà bảo tồn lo lắng rằng nếu không nhanh chóng chuyển sang dùng rFC, tình trạng của loài cua móng ngựa Mỹ và các sinh vật sống dựa vào chúng sẽ chỉ trở nên tồi tệ hơn.
Nhà sinh vật học động vật hoang dã và chuyên gia về các vấn đề môi trường của Vịnh Delaware - Larry Niles nói rằng: Có một sự mâu thuẫn cố hữu trong cách các cơ quan chính quyền nhìn nhận về loài cua móng ngựa. Theo ông, cua móng ngựa không phải là loài được bảo vệ và do đó họ không thấy chúng có giá trị.
“Tuy nhiên, họ thừa nhận rằng có một ngành công nghiệp trị giá 500 tỷ USD cho máu của chúng, vì vậy chúng không phải là vô giá trị”, Niles nói. “Chúng thực sự là một trong những loài sinh vật biển có giá trị nhất ở Bờ Đông".
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận