Để tạo nên Adidas phồn thịnh như hôm nay, người sáng lập chỉ sống và làm việc với triết lý: "Ai cũng là khách hàng của tôi"

Adolf Dassler - người sáng lập ra Adidas từng nói rằng, không chỉ người mua giày là khách hàng, trong mắt tôi ai cũng là khách hàng, kể cả người bán mũ. 

Đỗ Thu Nga
14:45 08/02/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Những năm 20 của thế kỷ trước, phong trào đeo giày thể thao trở nên phổ biến. Và điều đó dẫn đến sự ra đời của 3 xưởng giày thể thao ở một thị trấn nhỏ tại Đức có tên Adolf Dassler. Trong số đó có ông chủ chỉ mới 20 tuổi, lúc đầu là thợ sửa giày thể thao, theo cha bán hàng rong. Nhưng sau này thấy có cơ hội kinh doanh ở lĩnh vực thể thao nên đã mạnh dạn đầu tư vào xưởng giày.

Một lần nọ, chàng trai trẻ bắt xe bus đến Nuremberg bán giày cùng với chủ của 2 xưởng giày còn lại. Khi xe đi được nửa đường, một người xách 1 túi mũ lớn bước tới, vừa bước lên xe, anh ta đã lấy ra một vài chiếc mũ và giới thiệu.

Khi đó, 2 người chủ đang đi bán giày không mấy có hứng với sản phẩm của người bán mũ kia. Trong khi đó, anh chàng còn lại tỏ ra vô cùng hứng thú. Người bán mũ hỏi chàng thanh niên: "Mua một chiếc nhé, nếu không tôi xuống xe rồi là anh bỏ lỡ cơ hội ngàng vàng đấy".

"Lời của cậu rất có lý, nhưng hình ảnh của cậu khiến mong muốn mua hàng của tôi giảm đi kha khá nhiều", chàng trai bán giày nói. 

"Hình ảnh của tôi? Ý anh nói là tôi ăn mặc không được chỉnh tề ư?", chàng trai bán mũ hỏi với vẻ mặt khó hiểu.

 

"Không, dù cậu đội một chiếc mũ không tồi, mặc bộ quần áo cũng không tồi, nhưng đôi giày của cậu lại lấm toàn bùn đất bụi bẩn, và như vậy thôi cũng đủ để làm ảnh hưởng tới hình tượng sản phẩm của cậu rồi!", chàng trai bán giày đáp.

bi-quyet-thanh-cong-cua-nha-sang-lap-adidas-0

Chàng trai bán mũ nghe xong lập tức vỗ vỗ vết bùn đất bẩn trên giày của mình nhưng vết đất đó không thể phủi sạch hoàn toàn được, cậu ta ngượng ngùng nói: "Tôi đi bán hàng trong, việc này không thể tránh khỏi".

"Đúng! Nhưng nếu cậu đi một đôi giày thể thao mà cậu có thể lau sạch bất cứ lúc nào, vậy thì điều này là hoàn toàn có thể tránh". Nói xong, chàng trai bán giày giơ chân ra trước mặt anh chàng bán mũ, sau đó rắc lên đôi giàu mình đang đi một chút bụi bẩn rồi lấy giẻ lau sạch sẽ.

Chàng trai bán mũ vô cùng ngạc nhiên, nghĩ rằng đi giày thể thao là một lựa chọn không tồi, thậm chí nó còn dễ làm sạch giống như đi giày da. Như vậy có thể giúp anh ta luôn có hình ảnh chỉnh tề nhất khi đi bán hàng.

Người bán mũ hỏi chàng trai mua giày đó ở đâu, nếu biết được địa chỉ thì việc đầu tiên sau khi xuống xe sẽ là đi mua giày. Lúc này, chàng trai mới giơ một chiếc túi đựng giày ra và nói: "Giờ cậu có thể mua ngay tại đây".

Và kết quả của mọi việc không cần kể tiếp nữa, anh chàng bán mũ mua được một đôi giày rất ưng ý cho mình, còn 2 người đồng hành vẫn ngồi đó và chẳng bán được gì.

Vài năm sau, nhà xưởng của chàng trai trẻ phát triển thành công ty giày quy mô lớn, còn 2 chủ xưởng còn lại vẫn loay hoay để bám trụ.  Cuối cùng cũng phải đóng cửa và gia nhập công ty của anh chàng kia. 

Có lần họ từng hỏi anh thanh niên trẻ rằng làm thế nào để có được tất cả những điều này? Anh thanh niên bình thản đáp: "Trong mắt các vị, chỉ những người muốn mua giày mới là khách hàng của các vị; nhưng trong mắt tôi, tất cả mọi người đều là khách hàng của tôi, kể cả người bán mũ cho tôi".

Công ty của chàng trai đó chính là thương hiệu Adidas ngày nay. Adidas đã trở thành thương hiệu giày thể thao nổi tiếng khắp hành tinh. Và chàng trai bán giày được nhắc đến trong câu chuyện này là Adolf Dassler.

bi-quyet-thanh-cong-cua-nha-sang-lap-adidas-8

Từ câu chuyện của Adolf Dassler rút ra những bài học:

Như cầu từ đâu mà tới? Khách hàng! Điểm yếu từ đâu mà tới? Khách hàng! Lợi và hại và lợi và hại đối với ai? Khách hàng!

Vậy nên, nếu muốn bán được hàng, bạn phải đứng từ lập trường của khách hàng để suy nghĩ. 

Hiểu sản phẩm cũng rất quan trọng, nhưng hiểu được nhu cầu còn quan trọng hơn. Giá của sản phẩm cũng quan trọng nhưng giá trị của sản phẩm còn quan trọng hơn.

Hòa nhập vào một nhóm là điều quan trọng, nhưng hòa nhập vào với khách hàng còn quan trọng hơn.

Có được sự công nhận quan trọng nhưng niềm tin, sự tin tưởng của người khác còn quan trọng hơn. 

Một nhà bán hàng tài ba là người đem lại cho khách hàng trải nghiệm mua bán vui vẻ và hài lòng, và càng như vậy, tỷ lệ bán được hàng càng lớn hơn.

Một nhà bán hàng lạc quan càng có thể chiến thắng trắc trở, phát hiện ra những mặt tích cực của sự việc hơn.

Những phát ngôn hé lộ bí quyết thành công của tỷ phú Elon Musk - "kẻ đi bán tương lai"

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận