Bệnh ung thư hạ họng mà nghệ sĩ Giang Còi mắc phải nguy hiểm thế nào?
Nghệ sĩ Giang Còi vừa xác nhận bị mắc bệnh ung thư hạ họng giai đoạn 3 và phải hóa trị mỗi tuần 1 lần. Vậy bệnh ung thư hạ họng nghệ sĩ Giang Còi mắc phải nguy hiểm thế nào?
Nghệ sĩ Giang Còi mắc bệnh ung thư hạ họng giai đoạn 3
Các cơ quan báo chí vừa đưa tin, ngày 22/1, nghệ sĩ Giang Còi xác nhận mắc bệnh ung thư hạ họng giai đoạn 3. Nam nghệ sĩ chia sẻ, căn bệnh ung thư anh mắc phải rất khó đoán. Khi biết có bệnh đã là lúc nó di căn rồi.
Cũng theo nghệ sĩ Giang Còi, anh phát hiện bệnh khi đang quay chương trình Sức Nước Ngàn năm cho VTV (cách đây 1 tuần). Lúc đó anh bị mất giọng và đi khám thì được chẩn đoán có u ở họng. Khi kiểm tra sâu bác sĩ chẩn đoán, các triệu chứng bệnh thuộc thể u sùi hạ họng xoang lê bên phải, tổn thương thứ phát phổi hai bên, tổn thương thứ phát ở gan, xơ gan, sỏi túi mật.
Sau khi có kết quả làm sinh thiết tế bào, nghệ sĩ Giang Còi được xác định mắc ung thư hạ giai đoạn 3. Lúc đó các bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị là truyền hóa chất vào thứ 4 hàng tuần. Mỗi lần truyền sẽ hết 60 triệu đồng. Đợt 1 sẽ điều trị hóa chất 2 tháng.
Chia sẻ về căn bệnh ung thư này, nghệ sĩ Giang Còi rất lạc quan: "Tôi đã quyết định không điều trị hóa chất. Các bác sĩ rất khó khăn khi báo tình trạng bệnh cho tôi nhưng tôi cảm thấy thật đơn giản. Tôi còn những 2 năm nữa cơ mà. Tôi sẽ lại lao vào công việc. Nếu chết thì chết trên trường quay chứ không muốn hấp hối trên giường bệnh. Tôi sẽ để nguyên cho đẹp xác, chết trẻ, khỏe ma. Cuộc đời tôi dù sống được 60 năm cũng bằng người khác sống tám chín mươi năm, vì cường độ sống, làm việc của tôi rất cao".
Ung thư hạ họng là bệnh gì?
Theo nghiên cứu y học hiện đại, ung thư hạ họng là khối u ác tính nằm ở hạ họng. Khối u ác tính này phát triển và lan rộng vào thanh quản thì được gọi là ung thư hạ họng - thanh quản. Ung thư hạ họng là dạng ung thư phổ biến, mức độ thường gặp chỉ đứng sau ung thư vòm họng.
Hiện nay phát hiện được các loại ung thư hạ họng phổ biến là: Ung thư xong lê, ung thư vùng sau nhẫn phễu và ung thư thực quản. Hiện nay các nhà y học vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này. Tuy nhiên, qua quá trình nghiên cứu và điều tra thì đưa ra một số yếu tố dẫn đến u hạ họng như:
- Hút thuốc lá, nghiện rượu bia: Theo nghiên cứu, mức độ hút thuốc lá tỷ lệ thuận với tỷ lệ mắc ung thư hạ họng. Đây là yếu tố chính dẫn đến ung thư liên quan đến họng.
- Vệ sinh răng miệng không tốt: Khi người bệnh vệ sinh răng miệng không tốt thì vi khuẩn phát triển mạnh dẫn đến viêm nhiễm mãn tính ở họng tạo điều kiện cho các khối u ác tính xuất hiện.
- Trào ngược dạ dày thực quản cũng là một yếu tố dẫn đến bệnh ung thư hạ họng.
- Virus HPV: Loại virus này làm tăng nguy cơ mắc ung thư hạ họng, ung thư vòm họng.
Ngoài ra các yếu tố như ô nhiễm môi trường, tiếp xúc với a - xi - ăng, bụi gỗ... cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Bệnh ung thư hạ họng nghệ sĩ Giang Còi mắc phải nguy hiểm thế nào?
Như đã chia sẻ, ung thư hạ họng là bệnh lý vô cùng nguy hiểm. Mức độ người mắc ung thư hạ họng rất cao, chỉ đứng sau ung thư vòm họng. Thông thường người bệnh chỉ phát hiện bệnh khi đã đến giai đoạn 3 hoặc 4. Tỷ lệ tử vong do bệnh lý này gây ra là rất cao.
Theo số liệu thống kê của bệnh viện Bạch Mai, cách đây khoảng 2 năm, số người mắc ung thư hạ họng là khoảng 80.608 ca và 34.894 ca tử vong mỗi năm. Ở Việt Nam, ung thư hạ họng hay gặp hơn ung thư thanh quản nhưng điều trị khó khăn hơn vì triệu chứng lâm sàng ban đầu tương đối kín đáo, phần lớn người bệnh đến khám đều ở giai đoạn muộn. Bệnh chủ yếu gặp ở nam giới và có liên quan nhiều đến vấn đề nghiện rượu, hút thuốc lá, hít nhiều các khí thải độc hại…
Vậy bệnh ung thư hạ họng có điều trị được không? Hiện nay ung thư hạ họng vẫn chưa điều trị khỏi hoàn toàn. Các biện pháp điều trị u hạ họng vẫn đang được sử dụng là: phẫu thuật, tia xạ, hóa chất và điều trị miễn dịch.
- Đối với điều trị ung thư hạ họng bằng phẫu thuật thì cần xem xét vào giai đoạn của bệnh mà chỉ định có phẫu thuật hay không. Nếu phẫu thuật được thì sẽ thực hiện cắt họng-thanh quản bán phần hay toàn phần hoặc kèm nạo vét hạch cổ.
- Điều trị bằng tia xạ: có thể xạ trị đơn độc hoặc xạ trị bổ trợ sau phẫu thuật.
- Điều trị bằng hóa chất và điều trị miễn dịch: dùng điều trị toàn thân trong ung thư hạ họng giai đoạn cuối.
Làm sao để phòng ngừa ung thư hạ họng? Để phòng ngừa ung thư hạ họng thì cần một số biện pháp sau:
- Bỏ bia rượu, thuốc lá.
- Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn uống lành mạnh. Hạn chế ăn thịt đỏ, thức ăn đã qua chế biến.
- Phòng tránh nhiễm virus HPV bằng vắc xin, quan hệ tình dục an toàn.
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, điều trị các bệnh lý vùng mũi họng triệt để nếu có.
- Bảo hộ lao động đầy đủ, đúng quy định trong môi trường hóa chất độc hại.
- Điều trị dứt điểm các bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản nếu có.
- Khi xuất hiện các triệu chứng như khàn tiếng, khó thở, khó nuốt thì cần phải đi khám chuyên khoa tai mũi họng để phát hiện ra nguyên nhân gây bệnh.
Điệu nhảy Labor Dance là gì và điệu nhảy Labor Dance có tác dụng gì với mẹ bầu?
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận