"Bà giáo" và lớp học đặc biệt giữa lòng thành phố

Đã gần 70 tuổi, "bà giáo" Phạm Thị Liêm (SN 1954, ngụ tại xã Bình Quới, huyện Châu Thành, tỉnh Long An) vẫn miệt mài "gieo chữ" cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại lớp học tình thương giữa lòng TP. 

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Lớp học đặc biệt giữa lòng thành phố

Mặc dù 17 giờ 30 phút, lớp học tình thương dành cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đặt tại Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng liên phường 1 - phường 3, TP.Tân An mới bắt đầu nhưng cô Liêm đã có mặt từ rất sớm. Cô đến để vệ sinh lớp, chuẩn bị bánh, sữa cho những trẻ chưa kịp về nhà ăn cơm chiều lót dạ sau giờ mưu sinh trước khi vào lớp học.

Có em đến lớp còn cầm trên tay xấp vé số, có em vừa đến nơi thì chạy vào lớp xin cô Liêm cái bánh, chai nước,... Em nào cũng khoanh tay: “Thưa cô, con mới tới”. Cô Liêm kể: “Lớp học có 24 trẻ là 24 hoàn cảnh khác nhau, có em mồ côi, bán vé số; có em làm phục vụ quán ăn; cũng có em đi giữ trẻ thuê;…

Như em Lâm Thái Hoàng Ngọc, ban ngày vừa giữ em, vừa dọn dẹp nhà cửa cho một người quen, thậm chí, buổi trưa còn phải đi xin cơm đem về nhà trọ cho mẹ ăn bởi mẹ em không đi làm, sa ngã vào các tệ nạn xã hội. Còn đứa này (cô vừa nói vừa vuốt tóc em Nguyễn Thị Bích Vân), bữa nào bán không hết vé số là về bị mẹ đánh. Hoàn cảnh vậy nhưng đứa nào cũng ham học, thương lắm!”.

Có lẽ phải có một trái tim yêu thương sâu sắc thì cô Liêm mới biết rõ hoàn cảnh, tính nết từng em. Và cũng chính tình thương yêu đó mà cô đã gắn bó với lớp học gần 30 năm nay. Cô Liêm tâm sự: “Công tác tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh nên tôi biết khá nhiều hoàn cảnh khó khăn, có em không được đến trường mà phải vào đời mưu sinh sớm.

Không biết chữ, ít được cha mẹ quan tâm dạy bảo, nhiều em ngỗ nghịch, nói tục và trộm cắp. Trăn trở với điều đó, tôi bàn bạc với một số bạn bè mở lớp học tình thương tại Trường Tiểu học Võ Thị Sáu. Năm 2017, lớp học dời về Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng liên phường 1 - phường 3”.

ba-giao-va-lop-hoc-dac-biet-giua-long-thanh-pho
Các cấp, các ngành luôn đồng hành với lớp học tình thương. Đây là một phần động lực để cô Phạm Thị Liêm duy trì lớp học tình thương

Mở được lớp học là điều không dễ nhưng để vận động trẻ đến lớp thường xuyên và duy trì lớp học còn khó khăn gấp bội. Theo đó, cô Liêm phối hợp các ban, ngành, đoàn thể địa phương gặp gỡ những trẻ em bán vé số, phụ quán cơm, quán nước,... và hỏi về mong muốn đến lớp học của các em.

Đồng thời, cô kể cho các em nghe về những dự định của lớp học, giải thích để các em hiểu lợi ích khi biết chữ và đặc biệt là có thêm bạn bè và sân chơi lành mạnh khi đến với lớp học tình thương. Riêng chương trình học, cô thường xuyên đổi mới bằng hình thức vừa học, vừa chơi, không tạo áp lực về điểm số, chỉ hướng đến mục đích giúp trẻ biết đọc, biết viết.

“Tiếng lành đồn xa”, các em có hoàn cảnh khó khăn truyền tai nhau về lớp học đặc biệt này nên công tác vận động không còn khó khăn như trước. Đặc biệt, các nhà hảo tâm biết đến, ủng hộ kinh phí, giúp cô Liêm và những người bạn duy trì lớp học đặc biệt này. Thầy Nguyễn Hoàng chia sẻ: “Sách vở, dụng cụ học tập của lớp chủ yếu do các nhà hảo tâm giúp đỡ.

Còn vào dịp lễ, tết, các cấp, các ngành, đoàn thể tổ chức hoạt động văn nghệ, thể dục - thể thao hoặc tặng quà, nhu yếu phẩm cho các em. Chính sự đồng hành, quan tâm của toàn xã hội đã giúp tôi và cô Liêm có thêm động lực để duy trì lớp học đến hôm nay”.

Mong tìm được người tâm huyết

Lớp học được thành lập gần 30 năm, cô Liêm không nhớ hết đã tạo điều kiện cho bao nhiêu trẻ biết đọc, biết viết. Song điều đọng lại trong cô chính là niềm vui khi thấy học trò của mình trưởng thành, trở thành người sống có ích hay ít ra là không sa ngã vào các tệ nạn xã hội.

Cô Liêm bộc bạch: “Sau khi học hết lớp 5, em nào không có điều kiện đi học tiếp thì tôi giới thiệu đi học may, phụ bán quán ăn,... Giờ nhiều em có thu nhập cả chục triệu đồng/tháng. Hàng năm, vào dịp 20/11, các em kéo đến nhà tôi mở tiệc, chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam. Nhìn các em trưởng thành, tôi mừng vì công sức, tâm huyết của mình bỏ ra rất xứng đáng”.

Gần cả đời người gắn bó với công tác an sinh xã hội, chăm lo cho những mảnh đời bất hạnh, cô Liêm không còn thời gian tính chuyện thành gia lập thất. Nhiều lần, cha mẹ cũng muốn cô yên bề gia thất bởi cô là người con duy nhất trong gia đình, thế nhưng, cô lại sợ khi lập gia đình sẽ không có thời gian chăm sóc những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Để rồi, đến hôm nay, cô vẫn đi về lẻ bóng.

Gần 70 tuổi, gắn bó với lớp học tình thương gần 30 năm. Giờ đây, ở tuổi xế chiều, cô còn băn khoăn khi chưa tìm được người tâm huyết, đủ yêu thương, lòng nhân ái và sự kiên nhẫn để tiếp tục duy trì lớp học tình thương. Cô Liêm trải lòng: “Các em đến lớp học có nhiều lứa tuổi, trình độ khác nhau, thậm chí, nhiều em khi mới vào học chưa biết lễ phép, thường chửi thề.

Do đó, những ai có đủ tâm huyết, sự kiên nhẫn và trái tim yêu thương mới có thể gắn bó lâu dài với lớp. Trước đây, nhiều giáo viên cũng tình nguyện đến lớp giảng dạy nhưng chỉ vài ngày, nhiều nhất thì 2 tuần cũng “lặn” mất tăm. Tôi và thầy Hoàng lớn tuổi, sức khỏe yếu, không thể đứng lớp mãi nên cần một lực lượng trẻ kế thừa bởi nhu cầu tìm con chữ của nhiều trẻ em có hoàn cảnh khó khăn vẫn rất lớn”.

Tạm chia tay cô Liêm và những học sinh trong lớp học đặc biệt giữa lòng thành phố, chúng tôi ra về mà tâm trạng ngổn ngang bởi rồi đây, khi cô Liêm, thầy Hoàng không còn đủ sức khỏe để “gieo chữ” cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn thì ai sẽ là người thay thầy, cô thực hiện công việc này? Rồi những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn biết tìm con chữ ở nơi đâu?.../.

(Theo Báo Long An)

Xem thêm: Bà giáo về hưu – Câu chuyện có thật đáng suy ngẫm

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Khi lưng đã còng, tuổi đã cao nhưng bà giáo Nguyễn Thị Ba Hằng vẫn rong ruổi khắp phố xá bán vé số kiếm tiền lo con chữ cho học sinh nghèo ở lớp học tình thương...

Bà giáo bán vé số với lớp học đặc biệt
0 Bình luận

Ở tuổi 74, bà Nguyễn Thị Ba không nghỉ ngơi như những người cao tuổi khác. Ban ngày, bà rong ruổi bán vé số, chiều lại đến lớp tình thương gieo chữ cho trẻ em nghèo. Với bà, đó là hạnh phúc!

Chuyện 'bà giáo' sáng bán vé số, tối 'gieo chữ' cho trẻ em nghèo
0 Bình luận

Dù từng bị gia đình ngăn cấm, bà giáo Phạm Thị Hồng vẫn quyết tâm dành biết bao tâm huyết để cưu mang, dạy dỗ trẻ khuyết tật.

Tấm lòng vàng của bà giáo U70 dành nửa đời người để cưu mang, dạy dỗ trẻ khuyết tật
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

TikToker An Đen sống chậm rãi cùng núi rừng, miệt mài vun đắp yêu thương khắp các buôn làng

Giữa muôn vàn nội dung giải trí trên TikTok có một người phụ nữ chậm rãi, an nhiên kể về cuộc sống đời thường ở quê, về buôn làng, về những mảnh đời và về vùng đất cô đi qua. Không giật tít, không kịch tính, những video của TikToker An Đen vẫn khiến hàng triệu người xúc động, bởi chúng được kể bằng một trái tim rất thật.

Hải An
Hải An 5 giờ trước
Thầy giáo Nam Định bất kể nắng mưa đều đứng trước cổng trường để đón học sinh

Suốt 6 năm qua, thầy giáo Vũ Văn Bền – Phó hiệu trưởng trường Tiểu học Trần Nhân Tông (TP Nam Định) bất kể nắng mưa đều đứng trước cổng trường để chào đón học sinh, một hành động nhỏ nhưng mang nhiều ý nghĩa lớn lao.

Đăng Dương
Đăng Dương 2 ngày trước
Chàng trai “10 năm được bạn cõng đến trường” tốt nghiệp loại giỏi Bách khoa Hà Nội

Nguyễn Tất Minh – chàng trai 10 năm được bạn cõng đến trường ngày nào giờ đã tốt nghiệp loại giỏi ngành Khoa học máy tính trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

Đăng Dương
Đăng Dương 2 ngày trước
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung tặng gia tài 300 bài nhạc thiếu nhi cho 7000 giáo viên âm nhạc

Với mong muốn đóng góp cho hoạt động giáo dục âm nhạc thiếu nhi, nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung đã quyết định gửi tặng 300 bài nhạc thiếu nhi anh đã sáng tác nhiều năm qua cho 7000 giáo viên âm nhạc và phụ huynh.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Nhà hàng Hội An ở tiệc buffet mời những gia đình khó khăn đến ăn uống

Một bữa tiệc buffet đặc biệt được một nhà hàng ở Hội An tổ chức nhân dịp 50 đất nước thống nhất, tại đây những gia đình khó khăn không chỉ được ăn uống thoả thích mà còn được nhận quà khi ra về.

Lòng tốt của cặp vợ chồng ở Thái Nguyên khiến chủ tiệm vàng “cúi đầu cảm tạ”

Hành động đẹp của cặp vợ chồng ở Thái Nguyên đã khiến chủ tiệm vàng ngỡ ngàng, cúi đầu cảm tạ. “Tôi vừa bất ngờ, vừa cảm phục lòng tốt của anh chị”, chủ tiệm vàng nói.

Hải An
Hải An 28/04
Cảnh giác “cuốc xe lạ” tài xế taxi cứu thành công cô gái 17 tuổi trước bẫy “việc nhẹ lương cao”

Nhận thấy nữ hành khách có biểu hiện bất thường, tài xế taxi ở Bình Định đã nhanh trí trình báo công an, cứu thành công cô gái lọt vào bẫy buôn người.

Thanh Tú
Thanh Tú 26/04
Thầy giáo U90 tặng 1 tỷ tiền tiết kiệm cho các sinh viên nghèo vượt khó

Ở tuổi 88, thầy giáo Bùi Long Biên đã cùng vợ con và các học trò cũ đến Đại học Bách khoa Hà Nội trao tặng 1 tỷ đồng tiền tiết kiệm của mình cho những sinh viên nghèo vượt khó trong học tập.

Thanh Tú
Thanh Tú 25/04
Cuộc đời truyền cảm hứng của tỷ phú chỉ biết 200 chữ

Chưa học hết lớp 1, từng sống cảnh xin ăn nhưng Lương Hi Sâm đã vượt qua tất cả, nỗ lực vươn lên để chuyển mình thành tỷ phú với biệt danh "Vua khoai tây".

Hành trình tỏa sáng của 'Doraemon' đời thực: Từ cô gái không tay đến chuyên gia trang điểm

Vụ tai nạn điện giật kinh hoàng đã biến Xu Fangyan (Từ Phương Nghiên, 28 tuổi, Tứ Xuyên, Trung Quốc) trở thành cô gái khuyết tật không tay. Nhưng cũng từ đây, cô bước sang một cuộc đời khác đầy nghị lực...

Xúc động bức thư thấm đẫm yêu thương của người lính trận

Trước mặt người lính là Tổ quốc, trong tim họ là quê hương, là gia đình, là vợ và các con. Những bức thư gửi về từ chiến trường luôn đầy ắp yêu thương và tin tưởng về ngày đoàn tụ. Họ dự liệu cả cái chết và sẵn sàng đón nhận nó nhưng vẫn đau đáu nỗi đau của người vợ ở quê nhà…

Đinh Viết Tường cùng câu chuyện truyền cảm hứng trong “Tân binh toàn năng”

Thay vì đầu hàng số phận, chàng trai trẻ Đinh Viết Tường bỏ ngoài tai những lời châm biếm, bỡn cợt của người khác, cố gắng vươn lên để thỏa sức với đam mê nghệ thuật của mình.

Vợ chồng hoa hậu H'Hen Niê trồng 700 cây xanh tại Vườn quốc gia Cúc Phương

Hoa hậu H'Hen Niê và chồng Tuấn Khôi vừa có một chuyến hành trình về rừng đầy ý nghĩa. Cả hai đã trồng 700 cây xanh tại Vườn quốc gia Cúc Phương, thuộc địa bàn tỉnh Ninh Bình.

Chú rể ở Hưng Yên bật khóc trong đám cưới, nghe câu chuyện phía sau ai cũng xúc động xót xa

Khoảnh khắc thắp hương gia tiên để rước đi rước vợ về dinh, chú rể ở Hưng Yên đã không kìm nén được bật khóc vì nhớ mẹ… nhà con đã xây, vợ cũng cưới về nhưng mẹ không còn nữa.

Cảm phục người phụ nữ cưu mang 102 cụ già neo đơn không nơi nương tựa

Nhiều năm qua, bà Nguyễn Thị Hồng (59 tuổi, Đồng Nai) đã không ngần ngại bán gia sản, cưu mang 102 cụ già neo đơn, không nơi nương tựa. Hành động cao đẹp của bà khiến nhiều người đem lòng cảm phục.

Cụ ông hơn 20 năm miệt mài phát gạo cho người nghèo

Hơn 20 năm qua, cụ Võ Văn Tất (86 tuổi, ngụ ấp 2A, TT.Bảy Ngàn, H. CHâu Thành A, Hậu Giang) không chỉ miệt mài tặng gạo cho người nghèo mà còn hiến đất làm đường, xây cầu,…

PC Right 1 GIF
Đề xuất