Chân dung vị thái giám quyền lực nhất lịch sử Việt Nam, từng khiến vua tôi nhà Tống khiếp sợ

Lý Thường Kiệt chính là vị thái giám quyền lực nhất lịch sử Việt Nam. Ông là bậc nhân tài kiệt xuất từng hành quân sang Trung Quốc khiến vua tôi nhà Tống khiếp sợ.

Đỗ Thu Nga
17:00 25/07/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Cung nữ và thái giám vốn là tầng lớp nô bộc trong cung cấp. Họ phục dịch bên cạnh Hoàng đế và các phi tần. Cuộc đời của họ bị bó buộc trong 4 bức tường thành cao ngút. Nếu khéo ăn khéo nói còn được cất nhắc, còn lại đều sống trong hoàn cảnh dè chừng, nhìn trước ngó sau, tránh đụng chạm quyền lợi của "đồng nghiệp" hoặc làm chủ tử tức giận. 

Tuy nhiên, trong lịch sử Việt Nam lại có 1 vị thái giám lừng danh. Ông từng bước nắm được các vị trí quan trọng trong triều nhờ những chiến công oanh liệt. Người đó chính là Lý Thường Kiệt.

Theo Wiki, Lý Thường Kiệt (1019 – 1105) là một nhà quân sự, nhà chính trị cũng như hoạn quan rất nổi tiếng vào thời nhà Lý nước Đại Việt. Ông làm quan qua 3 triều Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông và đạt được nhiều thành tựu to lớn, khiến ông trở thành một trong hai danh tướng vĩ đại nhất nhà Lý, bên cạnh Lê Phụng Hiểu.

Trong lịch sử Việt Nam, ông nổi bật với việc chinh phạt Chiêm Thành (1069), đánh phá 3 châu Khâm, Ung, Kiêm của nước Tống (1075 - 1076), đánh bại cuộc xâm lược Đại Việt của quân Tống do Quách Quỳ, Triệu Tiết chỉ huy. Đặc biệt, trong trận chiến ở ba châu Khâm, Ung, Liêm đã khiến tên tuổi của ông vang dội ra khỏi Đại Việt và được biết đến ở đất Tống.

Vào năm 2013, ông được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch liệt vào danh sách trận chiến ở ba châu Khâm, Ung, Liêm đã khiến tên tuổi của ông vang dội ra khỏi Đại Việt và được biết đến ở đất Tống. Con tàu chiến USS Chincoteague (AVP-24) trong những năm 1972 - 1975 được mang tên là RVNS Lý Thường Kiệt (HQ-16), để vinh danh ông.

Về thân thế của Lý Thường Kiệt, theo nhiều sử liệu ghi: Cha ông là Sùng tiết Tướng quân Ngô An Ngũ. Dưới thời vua Lý Thái Tổ, ông Ngô Anh Ngữ giữ chức quan nhỏ. Sau đó, gia đình chuyển về Thăng Long sinh sống và Lý Thường Kiệt chào đời ở đất Thăng Long. 

ai-la-vi-thai-giam-quyen-luc-nhat-lich-su-viet-nam-8
Lý Thường Kiệt là mãnh tướng tài giỏi bậc nhất Việt Nam

Cuộc đời của ông trải qua 2 biến cố là mất cha năm 13 tuổi và mất mẹ năm 18 tuổi. Sau đó, ông tập trung học võ, nghiên cứu binh pháp và được bổ nhiệm chức vụ Kỹ Mã Hiệu Úy - chức quan quản lý đội quân chuyên cưỡi ngựa. 

Ông làm quan dưới 3 triều đại vua: Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông. Ông là danh tướng quân sự, chính trị tài ba. Trong sử cũ còn chép: "Vua Lý Thánh Tông thấy Lý Thường Kiệt dung mạo đẹp đẽ, tài năng khác thường, mới khuyên ông tự thiến mình đi để tiện việc gần gũi nhà vua trong cung cấm. Lý Thường Kiệt thuận theo. Hằng ngày, ông hầu cận bên vua, hiến việc tốt, can việc xấu, giúp vua hết mọi cách”.  Vì có công lao đó, ông được cử giữ chức Kiểu hiệu Thái bảo - một chức rất cao trong triều.

Ngoài ra, cũng có giả thuyết cho rằng, Lý Thường Kiệt tự hoạn vì tiền. Cụ thể, Lý Thái Tông thấy Lý Thường Kiệt “mặt mũi đẹp đẽ” nên cho 3 vạn quan tiền bảo tự hoạn để vào cung hầu hạ…

Cố giáo sư Hoàng Xuân Hãn cho rằng, có nhiều nghi vấn lịch sử xung quanh chuyện Lý Thường Kiệt tịnh thân. Trong Đại Việt sử ký Tiền Biên cũng có viết: "Khi còn ít tuổi, vì tướng mạo đẹp, tự thiến, sung chức hoàng môn chi hậu". Tác giả Tô Như thì cho rằng, việc lý Thường Kiệt tịnh thân và vào cung là có thật, chức vụ "Hoàng môn chi hậu" là chức quan của thái giám xưa.

ai-la-vi-thai-giam-quyen-luc-nhat-lich-su-viet-nam-0
Nguyên nhân Lý Thường Kiệt tịnh thân đến nay vẫn chưa có đáp án cuối cùng

Trong Đại Nam Thực lục có chép lời của Minh Mệnh cho hay: "Tựu chung Lý Thường Kiệt nhà Lý tuy ưu việt về phần võ lược, nhưng xuất thân từ hoạn quan".

Đến năm 1041, ông được vào ngạch thị vệ, sau đó thăng lên Đô tri - người cai quản mọi việc trong cung, hầu hạ bên cạnh Hoàng thượng. Đến thời Lý Thái Tông, Lý Thường Kiệt đảm nhiệm chức "Bổng hành quân hiệu úy", một thời gian sau lên chức "Kiểm hiệu thái bảo".

Cho đến nay vẫn còn rất nhiều quan điểm khác nhau về nguyên nhân Lý Thường Kiệt tịnh thân nhưng tài trí cũng như sự đức độ, công lao to lớn của ông cho dân, cho nước thì không thể phủ nhận. Ông đã ra đi nhưng hậu thế vẫn khắc ghi, biết ơn những cống hiến đánh tan quân xâm lược của ông.

Trong số các chiến công của ông không thể không kể tới cuộc kháng chiến chống Tống (1075 - 1077). Năm 1075, khi nhận được tin quân Tống sang đánh nước ta, ông đã trình vua kế "Tiên phát chế nhân" để đem quân chặn thế mạnh của giặc. Ông còn viết "Phạt Tống lộ bố văn" để người dân thấy rõ mục đích mình đang làm để đánh quân xâm lược, nhằm tạo ra sức mạnh trong nhân dân.

ai-la-vi-thai-giam-quyen-luc-nhat-lich-su-viet-nam-6

Khi tấn công căn cứ Ung Châu của quân Tống, Lý Thường Kiệt đưa ra cách đánh hào từ dưới đất lên, lấy hỏa tiễn đốt vào căn cứ của địch, đắp đất cao dùng để trèo lên tường thành... Bằng cách này, căn cứ của quân Tống ở Liêm Châu, Ung Châu, Khâm Châu đều bị triệt hạ nhanh chóng.

Cho đến nay, công phá Tống bình Chiêm của Lý Thường Kiệt vẫn vang danh sử sách. Và lịch sử cũng như người Việt Nam luôn nhớ đến bài "Nam quốc sơn hà" khẳng định chủ quyền, lãnh thổ của nhân dân Đại Việt do ông viết. Đây được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc Việt Nam.

Xem thêm: Đại tướng Nguyễn Kim: Bề tôi tận trung, anh hùng nơi sa trường chết yểu vì 1 miếng dưa hấu

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận