Sống đẹp mỗi ngày: Xót cảnh học sinh mặc đồng phục rách đến lớp, vợ chồng thầy giáo tự may đồng phục tặng
Gần 5 năm qua, vợ chồng thầy giáo Nguyễn Quốc Hiếu đều đặn may, tặng đồng phục cho học sinh nghèo đến trường.

Xót xa cảnh học sinh mặc đồng phục rách đến lớp
Theo báo Thanh Niên, thầy giáo Nguyễn Quốc Hiếu (47 tuổi, ngụ ấp Nhơn Thọ 1, xã Nhơn Ái, huyện Phong Điền, TP. Cần Thơ) đã có 20 năm dạy tiếng Anh ở trường THCS Trường Long (huyện Phong Điền). Trong thời gian dạy học, thầy thường xuyên thấy học sinh mọc đồng phục rách đến lớp. Không đành lòng trước cảnh này, thầy muốn may đồng phục tặng các em.
"Ban đầu, khi nghe nói đến ý tưởng này, vợ tôi rất băn khoăn vì cả 2 không biết may. Nhưng vì quyết tâm làm nên những lúc không đứng lớp, tôi xin mẫu áo của trường rồi lên TP.HCM, đến các tiệm lựa mua vải về mày mò học may", thầy Hiếu kể.
Sau một thời gian tự học, năm 2018, vợ chồng thầy Hiếu đã rành nghề may. Thầy quyết định mua sắm máy, mở cơ sở may đồng phục và bắt đầu hỗ trợ học sinh nghèo. Cũng từ năm đó, thầy quyết định nghỉ việc để tập trung kinh doanh cùng vợ.

Theo thầy Hiếu, một bộ đồng phục mới có giá từ 100.000 - 120.000 đồng. Mỗi đợt nhập học phụ huynh phải chi nhiều khoản, nên việc hỗ trợ đồng phục cũng phần nào giúp giảm gánh nặng cho những gia đình khó khăn. "Đối với những gia đình khá giả, việc mua cho con em vài bộ đồng phục đến trường không khó. Nhưng với những gia đình lao động nghèo ở miệt vườn miền Tây thì đây là một khoản tiền không nhỏ, trong khi vào năm học đủ thứ phải lo. Từ khi chương trình này được phát động, nhiều em không còn phải mặc đồng phục rách đến trường nữa", thầy Hiếu nói. Mỗi năm, vợ chồng thầy Hiếu hỗ trợ hơn 100 bộ đồng phục cho học sinh nghèo. Ngoài ra, thầy còn hỗ trợ tập vở, sách cũ, đóng bảo hiểm cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn…
Bà Lương Trúc Phương (42 tuổi, vợ thầy Hiếu) kể: "Khi mở xưởng may, chúng tôi thông báo hỗ trợ đồng phục cho các em bằng chính nghề của mình. Vợ chồng tôi rất vui vì đã góp phần giúp các em có thêm động lực để theo đuổi việc học".
Hết lòng vì người nghèo
Ngoài việc hỗ trợ đồng phục cho các em học sinh, hằng tháng vợ chồng thầy Hiếu còn tặng hàng trăm phần nhu yếu phẩm, gạo, mì gói (trị giá hơn 200.000 đồng/phần); tổ chức phát từ 500 - 700 phần cơm chay vào ngày rằm cho bà con lao động nghèo. "Các phần quà được cho vào từng bọc, kèm theo bao gạo, rồi anh Hiếu chở đến nhà những người già yếu, neo đơn, bệnh tật để tặng. Nhiều người khó khăn đến nhận trực tiếp tại cơ sở, ngoài ra các thầy cô làm thiện nguyện ở địa phương cũng đến xin chở đi trao cho những hoàn cảnh cần hỗ trợ", bà Phương cho biết. Dự định sắp tới vợ chồng thầy Hiếu sẽ mở điểm bán đồng phục, trong đó có quầy quần áo, dụng cụ 0 đồng để hỗ trợ học sinh nghèo và người dân khó khăn trên địa bàn.

Thầy Nguyễn Nhựt Tân, giáo viên Trường tiểu học TT.Phong Điền 1 (H.Phong Điền), cho biết từ lâu nay đã đồng hành với thầy Hiếu trong việc hỗ trợ đồng phục cho học sinh nghèo. Thầy Tân phụ trách việc rà soát, lập danh sách học sinh có hoàn cảnh khó khăn để thầy Hiếu tặng đồng phục cho các em.
Em Đoàn Thiên Hương, học sinh lớp 3B Trường tiểu học TT.Phong Điền, chia sẻ: "Được nhận đồng phục mới, em mừng lắm vì có quần áo mới để đi học, cha mẹ đỡ vất vả kiếm tiền mua quần áo cho em". Còn cô Bích Nhi, giáo viên dạy mầm non tại một trường trên địa bàn, cho biết cơ sở may của vợ chồng thầy Hiếu là địa điểm cô thường lui tới để xin những phần quà hỗ trợ người nghèo khó, giúp họ phần nào vượt qua lúc thắt ngặt.
(Theo Thanh Niên)
Xem thêm: Người phụ nữ 62 tuổi ngày ngày "chặn xe" cho học sinh qua đường an toàn
Đọc thêm
Suốt 7 tháng nay, ngày hai buổi, bà Phượng cầm tấm biển chặn dòng xe cộ, mở lối an toàn cho học sinh qua đường...
Chàng Bí thư ở Bình Dương này đã miệt mài bồi dưỡng kiến thức cho học sinh có học lực trung bình trở thành khá, giỏi.
Nhận thấy nhiều người khuyết tật gặp khó khăn trong cuộc sống, hai học sinh này đã nảy ra sáng kiến thiết kế nhà thông minh.
Bài mới

Từ nữ sinh đầu tiên của Việt Nam dự thi Olympic Toán quốc tế đến chuyên gia y tế cộng đồng, thạc sĩ Phan Vũ Diễm Hằng dành trọn hành trình sự nghiệp cho những việc tử tế. Ở tuổi nghỉ hưu, bà vẫn bền bỉ với những dự án giáo dục vùng cao, xây ký túc xá, bảo trợ học sinh nghèo và lan tỏa tinh thần “nghỉ hưu nhưng không nghỉ việc”.

Xung phong đi xã, được chỉ định làm Bí thư xã ở huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa), Phó giáo sư Đoàn Văn Trường (SN 1989) nguyên Phó bí thư Tỉnh đoàn Thanh Hóa sẵn sàng nhận nhiệm vụ với tinh thần nhiệt huyết: “Tôi mong muốn được phát triển, thay đổi những vùng đất khó, giúp người dân miền núi có cuộc sống tốt hơn”.

Tiến sĩ Bùi Hải Hưng là một trong những nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (Al), hiện đang là Viện trưởng Viện trí tuệ Nhân tạo VinAI Research. Năm 16 tuổi ông từng giành huy chương Olympic Toán quốc tế, lấy bằng tiến sĩ tại Úc năm 25 tuổi, giữ vị trí chuyên gia máy học tại Adobe Research và nghiên cứu cấp cao tại Google DeepMind.