Ở đời này có 4 điều ngay cả Đức Phật cũng không thể xoay chuyển được

Đức Phật có thể chỉ dẫn phương hướng và nơi chốn để bạn giải thoát những muộn phiền nhưng tuyệt nhiên sẽ không tu hành tay cho bạn. Dưới đây là 4 điều mà ngay cả Đức Phật cũng không xoay chuyển được.

Đỗ Thu Nga
06:00 24/01/2022 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Khi đã tu thành chánh quả, Đức Phật Thích Ca thông tỏ luật nhân quả ba đời, đạt thành Vô thượng chính đẳng thính giác, phúc tuệ viên mãn, có năng lượng thần thông vô tận. 

Bởi vậy mà trong mắt người đời, Đức Phật toàn năng, không gì không thể làm được. Và cũng có không ít kẻ mù quáng coi Đức Phật như một vị thần linh để cung phụng, quỳ lại mỗi ngày với mong muốn Ngài thành toàn cho 1 điều gì đó.

Chúng ta phải nhìn nhận một cách thực tế, Phật giáo không phải là mê tín, Phật là giác ngộ, tức là hướng con người đến những điều thiện lành, có ích cho đời.

Phật dạy rằng, tất cả chúng sanh ai cũng đều có Phật tính, đều có thể tu thành: "Thiện tri thức, tự tánh của Bồ Đề vốn thanh tịnh, chỉ dùng tâm để đắc Phật".

4-dieu-ngay-ca-Duc-Phat-khong-the-xoay-chuyen-duoc-0

Phật pháp là trí tuệ, là pháp bảo dẫn dắt chúng sanh thoát khỏi mọi phiền não, vứt bỏ sự ngu dốt, sân si. Cái gốc của Phật pháp nằm ở nhân quả. Phật giáo vốn không nói đến quan niệm về số kiếp. Số mệnh của đời người vốn nằm trong bàn tay chúng ta. Khi ta bỏ ác tu thiện thì số mệnh tự nhiên được cải đổi.

Đời là bể khổ, muốn thoát khổ chỉ có thể tự mình vượt qua. Cũng giống như 4 việc Đức Phật không thể xoay chuyển dưới đây. Cho nên đừng mù quáng cúng khấn, hãy tự thay đổi bản thân:

Nhân quả không thể thay đổi

Chuyển kể rằng, một ngày nọ, Đức Phật dẫn đệ tử đến một vùng quê nhỏ. Sáng hôm ý thời tiết rất đẹp, muôn loài vui mừng đón nắng mai. Đức Phật và các đệ tử ngồi trên thảm cỏ bên bờ sông, cùng ngắm vạn vật. 

Bống một đệ tử cất tiếng hỏi: "Thưa Đức Thế Tôn, ngài có đầy thần thông và từ bi, cớ sao trên đời còn quá nhiều chúng sanh chịu khổ vậy?".

Đức Phật chậm giãi giảng giải: "Ta dẫu có thần thông lớn ngần nào nhưng vẫn có 4 điều không thể làm được".

Điều đầu tiên là luật nhân quả. Nhân quả tức là định nghiệp, chính là nghiệp (quả báo) do những việc thiện ác mà bạn đã làm. 

4-dieu-ngay-ca-Duc-Phat-khong-the-xoay-chuyen-duoc-8

Nghiệp là nhân, báo là quả. Nghiệp và báo tạo thành luật nhân quả. Nói một cách đơn giản, bạn gieo nhân nào sẽ gặt quả đấy. Gieo điều thiện lành sẽ gặt phúc báo, gieo điều ác sẽ gặp vận xấu. Chuyện nhân quả cứ thế xoay vần trong cuộc sống này.

Trên thế gian này, không có điều gì công bằng hơn nhân quả. Hãy nhớ: “Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo” (làm điều thiện thì trời ban phước, làm điều ác thì gặp tai ương). Câu nói này vốn chưa từng sai lầm.

Đức Phật dạy, muốn chuyển nghiệp, chúng ta cần "tịnh hóa tam nghiệp". Nghĩa là tu sửa, thanh lọc Thân - Khẩu - Ý từ những lầm lỗi bất thiện dần dần trở nên thiện lành.

Đức Phật vốn luôn được vô số người phàm tục thờ phụng cúng bái nhưng Ngài luôn đối xử công bằng với tất cả, không bao giờ vì ai cúng nhiều hơn mà thiên vị người đó. 

Nhân quả vốn là điều không thể thay đổi. Người gieo nhân nào thì ắt gặt quả ấy, không ai có thể nhận thay.

Trí tuệ không thể cho

Trí tuệ vốn không thể ban cho, chỉ có kinh nghiệm đúc kết từ khó khăn, vấp ngã mới hun đúc nên trí tuệ của một người. Trí tuệ của Đức Phật vốn không giống với "kiến thức" của người phàm. Kiến thức là phạm trù có hạn, mà trí tuệ là vô hạn. Kiến thức có thể sao chép khách quan, nhưng trí tuệ thì chỉ có thể dựa vào sự tỉnh ngộ của chính mình.

Kiến thức có thể dùng ngôn ngữ để miêu tả, còn trí tuệ thì không thể diễn giải bằng ý, càng không thể truyền đạt bằng lời. Trí tuệ của Đức Phật cũng vậy. Không phải cứ đọc Kinh là có thể giác ngộ. Giác ngộ vốn không thể đếm bằng con số cụ thể mà phải phụ thuộc vào chúng ta có ngộ tính không.

4-dieu-ngay-ca-Duc-Phat-khong-the-xoay-chuyen-duoc-7

Người ngộ tính cao thì chỉ cần đọc vài câu Kinh đã có thể khai ngộ, thấu tỏ. Nhưng những người có ngộ tính thấp hơn thì cần kiên trì bền bỉ. 

Trong cuộc sống này, phải trải qua rèn luyện, trải qua khó khăn, vấp ngã thì mới trưởng thành, mới có trí tuệ. Bạn nên nhớ rõ điều này.

Phật pháp không thể diễn tả

Phật pháp chân chính không thể chỉ dựa vào lời nói miệng, mà phải dựa vào ngộ mà đắc được. Còn pháp mà nói ra khỏi miệng tì sẽ không phải pháp chân chính.

Khi đức Phật còn tại thế, Ngài từng thuyết pháp ở thế gian 49 năm. Vậy Ngài đã nói những gì.

Trong Kim Cang có viết: Những lời thuyết pháp của Như Lai, tất cả đều không thể làm được, không nói được, là pháp mà cũng chẳng phải pháp. 

4-dieu-ngay-ca-Duc-Phat-khong-the-xoay-chuyen-duoc-6

Phật pháp chân chính thì không thể chỉ dùng ngôn ngữ hay chữ viết mà giải thích được trọn vẹn. Kinh Phật cũng chỉ soi đường dẫn lối để bạn tìm ra con đường sáng tỏ, còn tỉnh ngộ và lựa chọn ra sao lại do chính bạn tự mình trải nghiệm.

Như Đức Phật đã kết luận: "Nhược dĩ sắc kiến ngã, dĩ âm thanh cầu ngã, thị nhơn hành tà đạo, bất năng kiến Như Lai", tức là nếu ai dựa vào thân tướng để mong thấy Phật, nếu ai nương theo âm thanh để cầu thấy Phật, đó là những người mang ý nghĩ lầm lạc, chẳng bao giờ thấy được Như Lai”.

Không có nhân duyên thì không thể độ

Đây là điều thứ 4 mà Đức Phật không thể xoay chuyển được. Đức Phật đề cao lòng từ bi, phổ độ chúng sanh. Tất cả chúng sanh, chỉ cần có lòng hướng Phật, ngài sẽ độ hóa hết thảy.

Tuy nhiên, dù cho chúng sanh ai cũng đều có hạt mầm Phật tính, nhưng tùy vào nhân quả nghiệp duyên bất đồng của mỗi người mà căn cơ ngộ tính cũng khác nhau. Cho nên không phải ai gieo trồng hạt giống thiện lành cũng đều thu lại được quả ngọt phúc báo.

Người vô duyên với Phật, dù có dẫn đến tận cửa Phật cũng không nghe vào bất cứ lời giảng đạo nào. Thậm chí, người đó còn có thể sinh lòng chê bai phỉ báng. Nhưng người không có nhân duyên thì không thể độ.

4-dieu-ngay-ca-Duc-Phat-khong-the-xoay-chuyen-duoc-4

Có câu: "Thiên vũ tuy khoan, nan nhuận vô căn chi thảo. Phật môn tuy quảng, nan độ bất tín chi nhân".

Nghĩa là: Trời mưa rưới nước khắp nơi, song khó tươi nhuận cây cỏ không gốc. Cửa Phật tuy rộng thênh thang, mà vẫn khó độ kẻ chẳng lòng tin.

Thay vì cần Phật niệm Phật để xua tan mọi khổ đau, chi bằng hãy tự trở thành "đức Phật" của chính mình. Cầu người chi bằng cầu chính bản thân.

Xem thêm: Những nguy hại dành cho kẻ hay đặt điều và những lợi ích dành cho người nói đúng sự thật

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận