Hai "cái đầu" kiệt xuất thời Trần cùng hai câu nói đánh tan võ ngựa Mông Cổ

Thế kỷ 13, vó ngựa Mông Cổ chinh phạt khắp lục địa Á - Âu khiến cả thế giới khiếp sợ. Thế nhưng, binh đoàn hung hãn ấy lại bị chặn đứng bởi quân dân Đại Việt. 

Đỗ Thu Nga
12:00 03/11/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Sức mạnh của Mông Cổ và âm mưu thôn tính Đại Việt

Ở thời kỳ thịnh vượng của mình, người Mông Cổ đã xây dựng được một đế chế trải dài hơn 9.700km với diện tích lên đến 24 triệu km2, tương đương 1/6 thế giới. Để chinh phục được lãnh thổ rộng lớn như thế, người Mông Cổ đã xây dựng cho họ một đội quân thiện chiến vào bậc nhất thời bấy giờ. 

Một yếu tố khác cũng phải nhắc đến, người Mông Cổ vốn có đặc tính hung tợn, lại mang dòng máu hiếu chiến, người nào cũng giỏi cưỡi ngựa, bắn tên. Vì thế, trong các cuộc chiến, quân Mông Cổ tàn sát quân địch vô cùng dã man. Suốt một thời kỳ dài, Mông Cổ là nỗi khiếp sợ của cả thế giới.

Đầu thế kỷ 13, theo ước tính, có khoảng 100 nghìn binh sĩ Mông Cổ luôn ở trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu. Quân đội được xây dựng từ những "tổ 10 người". Đơn vị lớn nhất của họ là cấp ư đoàn, với khoảng 1 vạn binh lính.  

2-nhan-vat-kiet-xuat-thoi-tran-va-2-cau-noi-danh-tan-50-van-quan-dich
Võ ngựa Mông Cổ từng là nỗi ám ảnh của cả thế giới

Song số lượng không phải là ưu điểm của họ. Dân số Mông Cổ khi ấy cũng không quá dư thừa. Thay vào đó họ tập trung phát triển các chiến thuật độc đáo, kỹ năng tác chiến tinh nhuệ cho quân đội. 

Vốn là dân du mục lớn lên trên yên ngựa nên người Mông Cổ nổi tiếng thiện chiến. Kỵ binh của Mông cổ cực kỳ nguy hiểm. Họ đã gieo rắc nỗi ám ảnh cho tất cả những vùng đất mà vó ngựa quét qua.

Và trong quá trình bình định Trung Quốc rộng lớn, đạo quân này đã ôm tham vọng thôn tính Đại Việt, âm mưu tạo đà đánh chiếm vùng đất phía Nam của Trung Quốc và các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á.

Vua Trần (vua Trần Thái Tông lãnh đạo cuộc kháng chiến lần 1 năm 1258 và vua Trần Nhân Tông lãnh đạo cuộc kháng chiến lần 2) trước sự uy hiếp bằng chính trị, quân sự của quân Mông Nguyên đã không hề nao núng, sai bắt giam sứ giả vào ngục, động viên tướng sĩ chuẩn bị mọi điều kiện kháng chiến chống lại đạo quân thiện chiến bậc nhất thế giới. 

Hai "cái đầu" kiệt xuất cùng 2 câu nói đánh tan vó ngựa Mông Cổ

Dẻo đất Đại Việt nhỏ bé ở phương Nam trong mắt quân đội hung hãn thật chẳng bõ bèn gì. Thế nhưng, nếu không đánh được Đại Việt thì khả năng mở rộng lãnh thổ xuống phía Nam và thôn tính các nước Đông Nam Á là rất khó. Vì vậy, quân Mông Cổ chắc chắn phản "dẹp" Đại Việt. Thế nhưng kỳ lạ thay, lần nào đánh Đại Việt quân Mông Cổ cũng chuốc lấy bại vong.

Trong cả 2 cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông của Đại Việt, trước sức tấn công ồ ạt như vũ bão của kỵ binh Mông Cổ, quân ta dưới sự lãnh đạo của vua Trần, tướng sĩ, đã tiến hành rút lui chiến lược bảo toàn lực lượng.

Hoàn cảnh lịch sử cấp bách, kinh thành Thăng Long buộc phải bỏ lại sau lưng. Quân dân Đại Việt thực hiện phương châm tác chiến "vườn không nhà trống", "tránh sức mạnh tiến công của giặc", tiến hành lối đánh du kích. 

Năm 1258,  tình thế "ngàn cân treo sợi tóc". Kinh thành đã mất, lòng dân lo sợ. Vào thời khắc lịch sử ấy, lão tướng Trần Thủ Độ đã khái tâu với vua Trần Thái Tông, giữa ba quân tướng sĩ: "Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo", lời lẽ ngắn gọn, đanh thép, hùng hồn khẳng tinh thần bất tử trước họa ngoại xâm, tâm thế lạc quan vào tiềm lực của quốc gia và chiến tranh chính nghĩa. 

2-nhan-vat-kiet-xuat-thoi-tran-va-2-cau-noi-danh-tan-50-van-quan-dich-4

Đây là nguồn động lực to lớn xốc lại tinh thần quyết tử vì tấc đất ngọn cỏ của dân tộc, mở ra một giai đoạn phản công toàn thắng, quét sạch vó ngựa Mông Cổ. 

Về phía quân Nguyên Mông, chiếm được Thăng Long nhưng không thấy bóng ngừa hay lương thực. Sau 09 ngày điên cuồng đốt phá, lại nhiều lần bị tập kích bất ngờ vào ban đêm, chiến lược "đánh nhanh, thắng nhanh" của chúng đã bước đầu thất bại. Đất lạ, người thưa, tứ bề đều bất ổn, lại thiếu lương thực, nhuệ khí quân Mông Cổ giảm sút trông thấy. Thời cơ cho Đại Việt đã đến. 

Ngày 29/1/1258, vua Trần Thái Tông cùng nhiều tướng lĩnh đem toàn bộ binh thuyền từ sông Thiên Mạc, ngược theo dòng sông Hồng mở cuộc tấn công quyết định vào Đông Bộ Đầu (bến sông Hồng khoảng từ dốc Hàng Than đến dốc Hòe Nhai, Ba Đình, Hà Nội ngày nay). 

Vó ngựa Mông Cổ nhanh chóng bị đánh bật khỏi kinh thành. Sau đó vội vã rút lui theo đường hữu ngạn sông Hồng về Vân Nam (Trung Quốc). Trên đường rút chạy, đạo quân này liên tục bị tập kích, tiêu diệt. Khi vượt qua biên giới, trở về Vân Nam, tàn quân chỉ còn không quá 5.000 người người so với 40.000 quân lúc đầu.

Đại bại trước đất nước nhỏ bé nhưng quân Nguyên Mông vẫn không từ bỏ ý định thôn tính Đại Việt ta. Đến cuộc kháng chiến lần 2, 50 vạn quân Nguyên Mông chia thành 3 đạo quân đánh Đại Việt. Hai mũi tiến công bằng bộ binh do Trần Nam Vương dẫn từ Quảng Tây và Vân Nam sang, còn có một mũi thủy binh từ biển theo đường sông Bạch Đằng tiến vào. 

Thoát Hoan dẫn đại binh tiến đánh Chi Lăng. Hưng Đạo Vương không cự lại được sức mạnh ồ ạt này nên đã tiến hành rút lui chiến lược cùng với tướng Yết Kiêu, Dã Tượng và các tướng lĩnh trấn thủ vùng Vạn Kiếp (Chí Linh, Hải Dương). 

Vua Trần Nhân Tông, nghe được hung tin thất thủ, liền ngự thuyền nhỏ xuống Hải Đông (Hải Dương), cho vời Hưng Đạo Vương đến bàn đại sự. Vua thấy quân Đại Việt tổn thất, phải rút lui, bỏ cả kinh thành, trong bụng lo sợ, mới nửa đùa, nửa thật nói rằng: "Thế giặc to như vậy, mà chống mới nó thì dân sự tàn hại, hay là trẫm hãy chịu hàng đi để cứu lấy muôn dân".

Hưng Đạo Vương tâu rằng: "Bệ hạ nói câu ấy thì thật là lời nhân đức, nhưng mà tông miếu, xã tắc thì sao? Nếu bệ hạ muốn hàng, xin trước hãy chém đầu tôi đi đã, rồi sau sẽ hàng".

2-nhan-vat-kiet-xuat-thoi-tran-va-2-cau-noi-danh-tan-50-van-quan-dich-32

Câu nói hùng hồn ấy của Hưng Đạo Vương xuất hiện vào thời khắc lịch sử quan trọng đã giúp vua Trần củng cố niềm tin, ba quân quyết tâm đánh giặc. Cuộc kháng chiến lần thứ 2 chống quân Nguyên Mông nhất định thắng lợi.

Quân và dân Đại Việt tiếp tục vận dụng lối đánh du kích. Tập trung vào điểm yếu của địch, đồng thời phát huy sức mạnh toàn dân một cách triệt để.

Sau một thời gian truy sát không bắt được vua Trần, quân Mông Nguyên điên cuồng đốt phá kinh thành Thăng Long, binh sĩ dần mỏi mệt, chán nản, lại không quen thủy thổ. Để tránh nguy cơ diệt vong hoàn toàn, Thoát Hoan đã quyết định rút quân khỏi Thăng Long và căn cứ Vạn Kiếp theo hai đường thủy bộ về nước. 

Thời cơ phản công, tiêu diệt giặc đã đến. Dưới sự chỉ huy của vua Trần và Hưng Đạo Đại Vương, quân và dân Đại Việt đã bố trí "thiên la địa võng" tiêu diệt đám quân thiện chiến này. 

Sông Bạch Đằng đã đánh tan thủy quân do Phàm Tiếp và Ô Mã Nhi chỉ huy. Đạo quân bộ do Thoát Hoan chỉ huy trên đường rút lui cũng liên tiếp bị tập kích, xác quân Mông Nguyên nằm rải ra trên đoạn đường dài gần trăm dặm. Thoát Hoan buộc phải mở đường máu, chui vào ống đồng mới thoát chạy về nước an toàn.

Xem thêm: Vì sao quân Nguyên Mông "bất khả chiến bại" lại thua thê thảm trước quân dân nhà Trần?

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận