10 hành vi tiêu hao âm đức mỗi ngày khiến mệnh vận sút, cạn tiền tài: Ai cũng từng mắc ít nhất 3 điều

Đức là ngọn nguồn của phúc báo. Âm đức không tự nhiên mà có, tất cả do tích lũy mà ra. Ấy vậy mà vẫn có những người đang hàng ngày hàng giờ tiêu tổn âm đức vì 1 trong 10 hành vi dưới đây.

Đỗ Thu Nga
14:00 22/02/2022 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Tích âm đức không khó nhưng cũng không đơn giản. Người xưa dạy "lập công danh chẳng bằng tích âm đức", tức là lập tiếng thơm, theo đuổi địa vị cao sang chẳng bằng bồi đắp âm đức cho bản thân. Bởi đức là ngọn nguồn của hết thảy phúc báo.

Âm đức không tự nhiên sinh ra, nó cần phải trải qua quá trình tích lũy và bồi dưỡng. Thế nên bên cạnh việc tìm cách tích đức, điều quan trọng không kém là tránh xa những việc làm khiến phúc đức bị hao tổn.

Đức Phật dạy, 10 hành vi dưới đây dễ hao tổn âm đức mỗi ngày khiến phúc báo dần rời xa bạn. Vậy nên hãy tuyệt đối tránh xa:

1. Lòng dạ hẹp hòi

Phật dạy "lòng dạ lớn bao nhiêu thì phúc đức lớn bấy nhiêu". Tâm địa của một người càng bao dung, càng rộng mở thì càng hưởng được nhiều điều tốt đẹp. Người lại, tâm địa hẹp hòi, làm việc gì cũng ích kỷ, chỉ nghĩ cách tư lợi cho bản thân, so đo tính toán chi li thì phúc báo sẽ tiêu tan hết.

Trên thế gian này, có được thì có mất, có mất thì rồi sẽ có được cái khác, cho nên, chớ tức giạn, càng không cần tranh giành, đấu đá làm chi cho mất công. Người ta chỉ có thể phóng đại được tâm lượng của mình khi biết nhẫn nại, kiềm chế.

10-hanh-vi-tieu-hao-am-duc-moi-ngay-khien-menh-van-sut-can-tien-tai-9

Trong cuộc sống này, hết thảy mọi việc phát sinh đều có hai mặt chính và phản. Những khó khăn, ngăn trở tạm thời sẽ là bậc thang cho những thành công trong tương lai. Những cực khổ của ngày hôm nay có thể trở thành những huy hoàng của ngày sau.

Nếu muốn đạt được thành công nhất định phải chịu nhẫn nhục, mở rộng tấm lòng. Người có tâm lượng lớn, tấm lòng rộng mở ắt là người tài năng, đức độ, nhận về phúc báo sâu dày, được xem trọng. Người lòng dạ hẹp hòi, luôn toan tính chi ti từng tý sẽ chỉ càng khiến âm đức ngày càng hao tổn, cuộc đời thêm gập ghềnh trúc trắc là điều tất yếu.

2. Hay nóng giận

Nóng giận càng nhiều thì phước báo càng nhanh mất. Nhà Phật có câu "nhất niệm sân tâm khởi, hỏa thiêu công đức lâm", có nghĩa là: Một niệm sân tâm sinh ra, đốt trụi cả rừng công đức.

Ở dây, sân là con giận, lòng giận dữ, nóng nảy, thù hận khi không vừa lòng, không được thỏa thích như ý muốn. Bất bình vì bị xúc phạm, nhân đó làm những chuyện sai trái. 

Đây cũng là 1 trong tam độc (tham, sân, si) khiến chúng sinh tạo nghiệp bất thiện để rồi trôi nổi mãi trong luân hồi sanh tử. 

Phật dạy, nóng giận là hành vi hao tổn âm đức rất nặng. Một khi tâm sân hận, tức giận nổi lên mà ta không kiềm chế được, không khắc phục được thì dù đời trước đã tích bao nhiêu công đức, làm bao nhiêu việc thiện, chăm chỉ tụng kinh bái Phật ra sao thì giờ cũng thành vô ích. Khi đó, trăm ngàn chuyện khó khăn, đau khổ sẽ nối tiếp nhau mỗi ngày.

Cho nên, nếu muốn tích âm đức cho mình, nhất định phải xóa bỏ cơn nóng giận.

3. Bất hiếu

Bất hiếu là 1 trong những hành vi làm tiêu tán âm đức mỗi ngày nhiều nhất. Vì vậy, chúng sanh phật tử phải tuyệt đối tránh phạm. 

Phật dạy, cha mẹ là phúc đức lớn nhất của chúng ta ở đời này. Hiểu thảo với đáng sinh thành có thể nhận được phúc báo vô cùng to lớn. Bất hiếu với cha mẹ làm suy giảm âm đức trầm trọng.

10-hanh-vi-tieu-hao-am-duc-moi-ngay-khien-menh-van-sut-can-tien-tai-8

Người tử tế không bao giờ đối xử tệ bạc với cha mẹ mình. Họ có thể đối xử tệ với bản thân nhưng vì họ lương thiện nên sẽ luôn biết cách làm sao để tích âm đức, phúc báo cho con cháu.

Người hiếu thảo có thể làm gương cho con cái, họ có thể cho con cái cảm nhận được sự hòa thuận, đầm ấm của gia đình, để con cái cũng trở thành người hiếu thảo. 

4. Tà dâm, ngoại tình

Người xưa nói "vạn ác dâm vi thủ", nghĩa là trong vạn cái ác thì tà dâm đứng đầu. Chính vì thế mà tội nghiệp nó để lại cũng không nhẹ chút nào. 

Sự lạc thú từ tội tà dâm chỉ là nhất thời nhưng nghiệp báo lại rất lớn, chất chồng như núi. Một người có mệnh được hưởng phúc thọ, nhưng nếu phạm tội tà dâm thì có thể bệnh tật triền miên.

Cổ nhân cho rằng, hễ phạm tội tà dâm hay ngoại tình là đã tạo nghiệp chồng chất, từ đó mà tổn hao phúc báo, con đường nhân sinh cũng vì vậy mà gặp nhiều trắc trở. Nếu bạn muốn tích âm đức cho bản thân và con cháu đời sau, bạn phải tránh xa ngoại tình.

5. Trộm cắp

Phật dạy: "Trộm cắp sẽ gặp hai quả báo, một là nghèo khó, hai là có tiền mà không được hưởng”. 

Theo đó, trộm cắp là nghiệp cần tránh xa, nếu tâm trộm cắp sẽ phải gánh nghiệp khôn lường. Hành vi hành chỉ khiến cuộc đời mất đi phước đức, gia tản tiêu tán. Đời con cháu cũng phải chịu nghiệp báo nặng nề. 

10-hanh-vi-tieu-hao-am-duc-moi-ngay-khien-menh-van-sut-can-tien-tai-6

Quả báo của tội trộm cắp, nặng thì nghèo cùng vô số kiếp hoặc làm thân súc vật để đền trả cho người, nhẹ thì ruộng vườn, nhà cửa, tài sản bị thiên tai lũ lụt, hỏa hoạn, sóng thần, động đất phá hủy. 

Làm người hãy biết sống trong sạch, liêm chính để tạo phúc cho đời sau bởi trộm cắp chỉ khiến âm đức tổn hao nghiêm trọng, cuộc đời đi đến kết cục nghèo khó thảm hại. Ngược lại, một người thường xuyên bố thí sẽ tích được âm đức sâu dày, chiêu tới toàn là thiện quả phú quý và bình an.

6. Sát sinh, hại người

Trong hết thảy tội thì sát sinh là hành vi tiêu hao âm đức lớn nhất. Mà nặng nhất là sát hại người, giết động vật thông thường cũng sẽ tạo tội nghiệt.

Trong Phật giáo có năm giới cơ bản, đó là "sát sinh, trộm cắp, tà dâm, nói dối và uống rượu". Trong đó, sát sinh là giới cấm đứng đầu. 

Vậy nên, để âm đức sâu rộng, tuyệt đối không được phạm phải tội át sinh, hại người.

7. Khẩu nghiệp

Đức Phật dạy rằng, những việc ác con người làm ra đều do xuất phát từ thân - khẩu - ý của mỗi người. Thân có ba điều là sát sinh, trộm cướp, tà dâm; ý cũng có ba điều là tham, sân, si; nhưng khẩu có bốn điều, đó chính là nói ác, nói dối, nói thêu dệt, nói đâm thọc.

Chỉ có miệng là chiếm bốn điều ác trong mười điều ác, từ đó chúng ta đủ thấy lời nói tạo nghiệp ác nhiều như thế nào. Cho nên, chúng ta tu hành, ngoài sửa thân nghiệp và ý nghiệp, còn phải đặc biệt chú ý đến khẩu nghiệp.

10-hanh-vi-tieu-hao-am-duc-moi-ngay-khien-menh-van-sut-can-tien-tai-5

Phật dạy, khẩu nghiệp là 1 trong những nghiệp nặng nề nhất mà một người có thể tạo ra. Vết thương mà bạn gây ra trên thân thể người khác còn có ngày lành nhưng lời nói thì sẽ ăn sâu vào tâm trí, khó lành. 

Để tích âm đức, tuyệt đối không nên khẩu nghiệp.

8. Tham lam vô độ

Phật dạy: "Nguồn cội của mọi khổ đau trên đời đều từ 3 việc mà ra: tham, sân, si". Trong đó, tham đứng hàng đầu, là cội rễ của mọi tai họa. 

Tuy nhiên, phàm là con người ở đời, ai cũng có lòng tham. Từ chữ tham mới nổi lên sân hận, mới khiến con người u tối, từ đó gây ác nghiệp. 

Phật nói: “Lòng tham càng lớn, phúc đức lại càng tiêu tán”. Bởi tham lam thường đi liền với ác. Người tham muốn đoạt được thứ mình muốn, lại sinh làm điều ác để thỏa mãn cho mình.

Tiền tài vật chất rồi cũng trở thành hư vô. Vì vậy, đừng để chúng đẩy ta vào chốn tiêu tốn âm đức.

9. Không tin vào nhân quả

"Nhân quả" nghĩa là nghiệp nhân quả báo. "Nhân" tức là nguyên nhân, hay nhân duyên. "Quả" là kết quả, hay quả báo. 

Phật dạy: "Nhân duyên hội ngộ thời, quả báo hoàn tự thọ. Tức những việc ta đã làm dù trải qua trăm ngàn kiếp cũng không mất đi, chỉ chờ đủ nhân duyên, cái quả ta sẽ tự nhận lấy. 

Trong kinh Niết-bàn cũng có dạy: "Thiện ác chi báo như ảnh tùy hình; tam thế nhân quả tuần hoàn bất thất". Câu này có nghĩa là: quả báo lành - dữ như bóng theo hình, nhân quả trong ba đời xoay vần không mất. 

Cách bạn đối xử với thế giới này ra sao thì thế giới cũng sẽ hồi đáp lại bạn tương tự như thế. Mọi việc trên thế gian đều tồn tại nhân quả, tiền nhân hậu quả.

Tin nhân quả làm chúng ta an tâm. Sự hợp lý, trật tự, ý nghĩa của xã hội là do mỗi người nhận thức được và sống theo nhân quả. Và mọi lộn xộn, thậm chí hỗn loạn của đời sống một cá nhân hay của xã hội đều là do thiếu nhận thức về nhân quả và không tin, không sống theo nhân quả.

10. Tổn hại sức khỏe

Những hành vi làm tổn hại sức khỏe cũng làm suy giảm âm đức của bạn. Sức khỏe thể chất mà tạo hóa ban tặng cho mỗi người từ khi sinh ra chính là phúc đức lớn nhất trên đời.

Nếu không biết quý trọng thân thể, thường xuyên làm tổn hại thân thể, thường xuyên ăn ngủ không đúng giờ, sinh hoạt bừa bãi, âm đức của bạn sẽ dần tiêu hao mài mòn.

Cơ thể đổ bệnh cho thấy phúc báo hao tổn quá nhiều. Muốn tích thêm phúc khí thì phải học cách nâng niu thân thể, ăn ngủ, vận động thường xuyên hơn, đây cũng là một cách để tích lũy phước lành cho bản thân.

Xem thêm: Phật tử cần tích lũy phước báu thế nào để chuyển hóa vận mệnh và có được tài lộc?

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận