Bất ngờ với ý tưởng phóng ngôi chùa lên vũ trụ của Nhật Bản

Ý tưởng phóng ngôi chùa lên vũ trụ thoạt nghe có phần kỳ lạ nhưng lại đang được một công ty Nhật Bản thực hiện nhằm "bảo vệ hòa bình Trái Đất".

Chi Nguyễn
20:31 10/02/2021 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Từ xưa đến nay, con người đã luôn tìm mọi cách để khám phá những bí ẩn diệu kỳ của vũ trụ và tìm kiếm những hành tinh có điểm tương đồng với Trái Đất để sinh sống. Với ý định "bảo vệ hòa bình Trái Đất" và hỗ trợ các hoạt động sau này của con người trong vũ trụ, một công ty tại Nhật Bản đã lên ý tưởng phóng ngôi chùa lên vũ trụ.

y-tuong-phong-ngoi-chua-len-vu-tru
Ý tưởng phóng một ngôi chùa lên vũ trụ của công ty Nhật Bản đang thu hút nhiều sự chú ý.

Đó là ý tưởng của công ty TNHH Terra Space (寺スペース株式会社), một công ty chuyên nghiên cứu và phát triển vệ tinh tại Nhật Bản. Terra Space đã hợp tác với chùa Daigoji (Kyoto, Nhật Bản) nhằm phát triển dự án "Đưa Đền Phật vào không gian vũ trụ". Dự kiến, ngôi chùa này sẽ được phóng lên vũ trụ qua một vệ tinh tư nhân vào năm 2023 tới đây.

y-tuong-phong-ngoi-chua-len-vu-tru
Sadahiro Kitagawa, CEO của Terra Space Ltd. (trái) và Trụ trì Junna Nakada của chùa Daigoji (phải).

Ngôi chùa (hoặc ngôi đền) được phóng lên vũ trụ tới đây sẽ có tên là Jotenin Gounji (浄天院劫蘊寺, Jotenin Gounji Temple, gọi tắt là Gounji) sẽ được xây dựng dựa trên trường phái Phật pháp của chùa Daigoji. Các nghi lễ thuộc đạo Phật sẽ thường xuyên được tổ chức ở chùa Daigoji, nhằm bảo vệ hòa bình vũ trụ, trong đó có Trái Đất cũng như bảo đảm an toàn cho hoạt động của con người trong vũ trụ. Những ai có nhu cầu muốn thăm viếng ngôi chùa ngoài không gian này sẽ được ghi lại lời cầu nguyện ở mặt đất, sau đó gửi dữ liệu tới ngôi chùa và lưu vào bộ nhớ.

y-tuong-phong-ngoi-chua-len-vu-tru
Dự kiến bên trong của vệ tinh IoT.

Dự kiến, chùa Jotenin Gounji sẽ chia sẻ không gian với vệ tinh truyền thông IoT, một nửa không gian bên trong bao gồm những hình ảnh liên quan tới Phật giáo, một bức tượng Phật nhỏ và một hình vẽ biểu thị vũ trụ trong cái nhìn của bậc giác ngộ Mạn đà la (tức Mandala, (sa. मण्डल maṇḍala, chữ Hán: 曼陀羅). Vệ tinh IoT cũng được sử dụng để bảo vệ và kiểm tra các di sản văn hóa ở khu vực miền núi, nơi mà kết nối Internet cũng như điện thoại di động thường không thể tiếp cận nhưng rất dễ bị ảnh hưởng bởi thiên tai.

y-tuong-phong-ngoi-chua-len-vu-tru
Chùa Gounji sẽ được bay trên quỹ đạo thấp vòng quanh Trái Đất khoảng 90 phút/lần.

Công ty Terra cho hay, chùa Gounji sẽ được bay trên quỹ đạo thấp, với độ cao từ 400-500 km, bay vòng quanh Trái Đất khoảng 90 phút/lần. Mọi người đều có thể xem bị trí của ngôi chùa đặc biệt này trên ứng dụng của điện thoại. Một cán bộ tại Terra Space cho hay: "Trước kia, mọi người có thể ghé thăm chùa chiền ở địa phương một cách dễ dàng. Thế nhưng, hiện nay người ta có xu hưởng di chuyển tới nơi khác sinh sống, cũng như sự lây lan của đại dịch COVID-19 đã khiến điều đó trở nên khó khăn. Chúng tôi muốn xây dựng một ngôi đền mà mọi người có thể dễ dàng ghé thăm."

Dù vậy, kinh phí cho việc phòng ngôi chùa lên vũ trụ đang là vấn đề chính, bởi việc phóng một vệ tinh lớn cỡ này thường tốn khoảng 200 triệu yên cho việc chế tạo và phóng. Terra Space cho biết học đang tìm kiếm các nhà đầu tư có hứng thú, đồng thời sử dụng doanh thu từ việc bán các sản phẩm liên quan đến đạo Phật như bùa may mắn và các dịch vụ khác đang được cung cấp ở chùa Daigoji.

Những phát ngôn hé lộ bí quyết thành công của tỷ phú Elon Musk - "kẻ đi bán tương lai"

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận