Tư duy dạy con đáng học hỏi của người Đức: Tuy gia cảnh giàu có, nhất quyết không nuông chiều con trẻ

Người Đức tâm niệm, cha mẹ có thể tập trung làm giàu, nhưng tuyệt đối không được nuông chiều trẻ con, khiến chúng sống dựa vào mình.

Chi Nguyễn
14:15 19/09/2023 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Nước Đức là một trong những quốc gia phát triển, cuộc sống của người dân tương đối khá giả. Không chỉ nổi tiếng với bản tính chăm chỉ, cần cù, họ còn khiến nhiều người nể phục với khả năng dạy con thành tài.

Người Đức tâm niệm, cha mẹ làm giàu, nhưng nên nuôi dạy con cái kiểu nghèo. Họ cho rằng, những đứa trẻ được nuông chiều quen sẽ dễ trở nên hư hỏng, thiếu tự chủ và khả năng sống độc lập. Khi lớn lên, chúng sẽ gặp phải khó khăn trong việc thích nghi với xã hội và chúng sẽ phải đi đường vòng.

Vì thế, cha mẹ người Đức thường cho trẻ nếm trải "trái đắng" từ nhỏ, hi vọng chúng có thể trưởng thành tự lập và mạnh mẽ. Dưới đây là 4 triết lý dạy con đáng học hỏi của phụ huynh nước này:

Đừng cho trẻ em biết gia đình giàu có

Ở Đức, nhiều người giàu có đã nhận ra rằng sống trong một gia đình giàu không nhất định là một điều tốt. Nếu những đứa trẻ dễ dàng có được khối tài sản khổng lồ, chúng sẽ dễ bị đẩy đến vực thẳm sa ngã.

Vì thế, nhiều đại gia nước này quyết không để lại tài sản của mình cho con cháu, cùng lắm chỉ cho chúng thừa kế một chút. Họ cho rằng, đó là thành quả cố gắng của họ, con cái đừng mơ mà hưởng sái! Họ dạy con rằng, tài sản này là của cha mẹ, và chỉ cha mẹ mới có thể định đoạt. Nếu con muốn thành công như vậy, hãy tự lập và làm việc chăm chỉ.

Tôn trọng quy tắc chung

tu-duy-day-con-dang-hoc-hoi-cua-nguoi-duc-cho-cac-bac-lam-cha-me

Có một câu chuyện như sau:

Một người nọ sang nước Đức thăm họ hàng, lúc hạ cánh ở sân bay liền đi vào nhà vệ sinh rửa mặt đôi chút. Vừa đến cửa, một cô gái liền gọi anh ta, rồi hỏi, phiền anh xem bên trong có cậu bé nào không. Cô giải thích, đó là con trai cô, và nó đã ở trong đó rất lâu mà chưa thấy ra.

Anh chàng liền đi vào trong, và thấy một cậu bé đang đứng gần vòi nước rửa tay. Lại gần, anh hỏi cậu bé đang làm gì thì được đáp rằng: "Cháu đang xem mình nên sửa vòi nước này thế nào. Nó bị hỏng mất rồi!". Cậu bé nghĩ rằng nếu chỗ vệ sinh mà mình sử dụng không được hoàn hảo, thì người tiếp theo sử dụng sẽ không nhận được sự tốt đẹp ban đầu và đánh mất đi sự hài lòng của mình.

Người Đức tin chắc rằng xã hội là một chỉnh thể và việc tuân thủ các quy tắc giữa mọi người sẽ khiến cuộc sống hạnh phúc, hài hòa và ổn định. Mọi người, không kể người lớn hay trẻ nhỏ, đều nên tuân theo các quy tắc để tạo ra một môi trường sống tốt hơn.

Tu luyện đạo đức tự nhiên

Bố mẹ người Đức tâm niệm, dạy con về đạo đức cần phải tự nhiên, không phải là học vẹt hay ép buộc. Mục đích không phải là để trẻ em thiết lập những lý tưởng cao cả hay trở thành những anh hùng tự lập, mà là để chúng hiểu những nguyên tắc cơ bản của một người bình thường, làm thế nào để tự kỷ luật và hòa nhập với xã hội và trở thành một phần của xã hội. 

Trong mắt người Đức, sự trung thực không phải là một đạo đức biệt lập, mà gắn liền với sự tự trọng và tôn trọng người khác, tình yêu đối với cuộc sống và thiên nhiên, và rồi thông qua đó, chúng tự nuôi dưỡng được đạo đức của mình.

Khuyến khích trẻ tự lập

tu-duy-day-con-dang-hoc-hoi-cua-nguoi-duc-cho-cac-bac-lam-cha-me

Phụ huynh người Đức thường hi vọng con trẻ có thể tự lập, dù cho chúng có gặp thất bại hay khó khăn. Trong khi đó, nhiều cha mẹ ở Việt Nam lại thích chăm bẵm con tận răng, khiến chúng dần mất đi khả năng tự lập. 

Ngoài ra, khi con nhỏ đi học, cha mẹ người Đức sẽ để ý con ưa thích môn nào, có năng khiếu ở đâu và bồi dưỡng. Còn một số phụ huynh ở nước ta lại thích "cầm tay chỉ việc", muốn con làm theo định hướng hay yêu cầu của mình.

Các bậc cha mẹ đừng nghĩ rằng phương pháp giáo dục của người Đức sẽ trì hoãn con mình. Trên thực tế, nó giúp những đứa trẻ kích thích tư duy, đào tạo ra được những đứa trẻ tài năng. Ngay cả khi đứa trẻ không thông minh nổi trội, họ cũng khuyến khích con đi học nghề, miễn sao con có một tương lai ổn định.

Có thể nói, người Đức là chuyên gia trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Chỉ cần nhìn vào cách người Đức đặt nền móng cho suy nghĩ độc lập ở trẻ nhỏ và làm thế nào để những đứa trẻ lớn lên hạnh phúc, chúng ta sẽ hiểu tại sao.

Theo Nhịp sống kinh tế

Xem thêm: Lời dạy con ngược đời của Chánh án Toà tối cao Mỹ: Hi vọng con từ nay sẽ gặp xui xẻo và thất bại

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận