Thân Khẩu Ý là gì? Thân Khẩu Ý của Phật là gì?

Thân Khẩu Ý tuy giữ ba lãnh địa khác nhau, nhưng chúng lại có mối quan hệ mật thiết với nhau.

Chi Nguyễn
18:16 13/01/2021 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Thân Khẩu Ý là gì?

Khi Đức Phật chưa xuất hiện, Ấn Độ đã tồn tại hơn 90 giáo phái khác nhau, hầu hết đều nghiên cứu về "nghiệp" rất kỹ. Họ cũng xác định Thân Khẩu Ý là nơi chi phối của nghiệp, nhưng họ cho rằng thân mới là nơi tạo nghiệp tối trọng, do đó thân phải bị hành phạt xứng đáng, như vậy mới có thể tiêu tội. Cũng bởi vậy, các giáo phái này thường xuất hiện một số pháp môn như lõa thể, đứng một nhân, khổ hạnh nhằm thanh tịnh tâm, tức thanh tịnh nghiệp.

than-khau-y-la-gi-than-khau-y-cua-phat-la-gi
Thân - Khẩu - Ý giữ ba lãnh địa khác nhau, nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau.

Thế nhưng, Đức Phật lại dạy rằng: "Chỉ có ý nghiệp mới u tối trọng để tác thành ác nghiệp, để diễn tiến ác nghiệp, thân không bằng được, khẩu không bằng được". Câu này có nghĩa là, hoạt động của thân chính là hoạt động của ý, hoạt động của khẩu chính là hoạt động của ý, nếu chỉ có tai nghe âm thanh mà không có tác động của ý, thì tai nghe không thể tỏ được âm thanh đó là gì, không phân biệt được gì, chỉ khi nào có ý tác động trở lại, thì tai mới trở thành tỷ thức, tức là có sự phân biệt.

Thân: Hình thành từ tứ đại (tức là đất, nước, gió, lửa) tạo thành một thế giới nhỏ, có thể di chuyển được (đi, đứng, ngồi, nằm,...). Dù vậy, chỉ bấy nhiêu thì chưa đủ để hướng tới thiện hay bất thiện, mà đối tượng tác thành nghiệp thiện hay bất thiện, là quá trình căn tiếp xúc trần.

Khẩu: Khẩu là một trong những bộ phận trên cơ thể, nhưng lại chiếm một vị trí khá quan trọng, tác động tới đạo đức thông qua ngôn ngữ. Nhiệm vụ của Khẩu là nói, giải thích, truyền đạt, hoạt động tại tất cả mọi hình thức ngôn ngữ, giúp mọi người cảm nhận được. Khẩu được xem là phương tiện làm lợi ích cho đời, xoa dịu nỗi đâu giúp người đời bớt sợ hãi, lo lắng, mà giúp đỡ người tức là giúp đỡ mình.

Ý: Ý là một trong sáu căn, có đủ công năng chấp ngã, chấp pháp, Ý có thể phân biệt rõ mọi sự vật, nghĩ được, nói được. Ý thức có đủ ba tính thiện, bất thiện và vô ký, ý có nhiệm vụ là điều khiển, tính toán, xúi giục, phân biệt, phạm vi hoạt động khắp thế giới.

Thân - Khẩu - Ý tuy giữ ba lãnh địa khác nhau, thế nhưng chúng lại có mối quan hệ mật thiết với nhau. Thân hành động mà ý không tác động thì hành động không có kết quả, khẩu mà thiếu ý thì thành vô nghĩa, thân và khẩu là điều kiện cho ý tạo thiện, bất thiện.

Có đoạn kinh rằng: "Ở đây có người Nigantha, bệnh hoạn, đau khổ, bạo bệnh từ chối nước lạnh chỉ uống nước nóng, nên mệnh chung này gia chủ, theo Nigantha Nataputta người ấy tái sinh chỗ nào? Bạch Đức Thế Tôn, có hàng chư Thiên đuợc gọi là Manosatta (Ý trước thiên) ở đây người ấy tái sinh. Vì người chấp trước ý nên mệnh chung".

Đoạn này ý nói, nếu ý của người ấy chấp nhận nước lạnh khi không có nước nóng, thì người ấy sẽ không mệnh chung, mệnh chung này dù có vui vẻ, hân hoan thì vẫn có thiện thú tốt đẹp hơn, tươi sáng hơn chờ đợi. Ý là nơi chi phối, ảnh hưởng tới thân và khẩu, nếu ý lợi ích thì thân và khẩu cũng lợi, ý phiền não thì ý thọ hành động của thân và khẩu, ý của tự thân và tha nhân.

Thân Khẩu Ý của Phật là gì?

Kinh Hoa Nghiêm Sớ Sao có viết: "Khi ấy đức Thế Tôn ở xứ Ma Kiệt Đà, dưới gốc cây Bồ-đề, nơi hết thảy pháp thành chính giác. Trí vào tam thế tất đều bình đẳng. Thân sung mãn tất cả thế gian. Âm thanh khắp thuận mười phương quốc độ".

than-khau-y-la-gi-than-khau-y-cua-phat-la-gi
Kinh Hoa Nghiêm ghi: “Khi ấy đức Thế Tôn ở xứ Ma Kiệt Đà, dưới gốc cây Bồ-đề, nơi hết thảy pháp thành chính giác. Trí vào tam thế tất đều bình đẳng. Thân sung mãn tất cả thế gian. Âm thanh khắp thuận mười phương quốc độ”.

Thân Phật

Trong đoạn kinh trên có câu: "Thân sung mãn tất cả thế gian", ý nói pháp thân như hư không, trí thân như ánh sáng mặt trời, hòa lẫn vào hư không. Sắc thân Phật đã Niết bàn nhưng pháp thân Phật vẫn như hư không, vẫn thường trụ. Có nghĩa là ở bất kì nơi nào, từ hạt bụi ngọn gió, Phật vẫn đang có mặt, vẫn đang sung mãn khắp pháp giới. 

Các kinh thường nói rằng: Phật trụ khắp mười phương, không đến không đi, toàn thân xứ xứ đều đầy đủ. 

Phật có 10 thân, đó là pháp thân, báo thân, hóa thân, bồ đề thân, nguyện thân, trí thân, lực trì thân, như ý thân, tướng hảo thân, phước đức thân. 

Khẩu Phật

Đoạn kinh trên giảng rằng: "Âm thanh khắp thuận mười phương quốc độ". Câu này có nghĩa là, một lời diễn nói của Ngài tất thảy chúng loài đều hiểu, một lời diễn nói của Ngài có vô biên nghĩa, âm thanh vang xa khắp mười phương đều nghe tỏ.

Ý Phật

"Trí vào tam thế tất đều bình đằng", ý nói như hư không bao gồm các sắc tướng, đối với những cảnh giới đều không phân biệt:

Phật tựa như gương lớn hiện chúng sắc tướng, có thể thấy rõ tất cả tâm niệm chúng sinh: "hành tướng sở duyên vi tế khó biết".

Đại từ đại bi, tùy chỗ chúng sinh cần dùng mà hiện ra để hóa độ. Vì không đối tượng nên coi như không phân biệt (thực chất vẫn biết rõ ràng). Lại như như không khắp cùng tất thảy, bình đẳng trong các quốc độ.

Bởi "diệu quan sát trí khéo quán các pháp tự tướng, cộng tướng" nên chuyện gì, việc gì Ngài cũng biết, trí này năng hiện, vô biên thần thông. 

Cũng trong Kinh Hoa Nghiêm có câu rằng: "Sai biệt trí (như lượng trí) thấy rõ thế gian hằng biến đổi sinh diệt, gọi là vào tam thế. Căn bản trí (như lý trí) chứng bản tính chân thường gọi là tất đều bình đẳng." Tức là, sai biệt trí là bao hàm và phổ biến, tức đại bi; còn căn bản trí là vô phân biệt và bình đẳng tùy nhập, chứng nhập Chân như. Vô minh hay hiểu biết sai lầm chính là sự tin tưởng một cách tuyệt đối, cho rằng vạn pháp đều đang tồn tại chắc thực như cách chúng ta đang nhận biết. Trí tính và sắc tính đều một pháp thân, khắp chỗ, sắc hiện ra không giới hạn. Tùy chúng sinh tâm mà Phật thị hiện ra mười phương thế giới, vô lượng hóa thân, vô lượng trang nghiêm. Chân tựa như dụng tự tại, tâm thức phân biệt của giới phàm phu tục tửu chẳng thể biết. Thế nhưng là những người có học Phật pháp, là cư sĩ, tu sĩ nhà Phật thì có thể hiểu. 

Đức Phật đã thành đạo, khám phá ra nguồn nhân sinh tử nên phát minh được phương cách giải thoát rất giản dị. Trước hết dùng ý thức quan sát, phân biệt chính - tà. Sau đó, ý thức chuyển thành Diệu quan sát trí. Khi ấy, Mạt-na thức tỉnh, thoát phiền não, thành Bình đẳng tính trí. Tạng thức không còn mê muội là Đại viên cảnh trí. 5 thức trước thay vì tạo nghiệp, từ nay làm gì cũng vâng theo Trí tuệ - Từ bi, do đó trở thành Thành sở tác trí. Nếu quay về tu 3 vộ lậu học (tức giới định tuệ) thì tất cả chúng sinh đều đầy đủ Trí tuệ Như Lai, bởi Phật tính thì chúng sinh ai cũng sẵn có.

Tam nghiệp

Nghiệp là kết quả của Thân - Khẩu - Ý (tức thân, miệng, ý), dẫn tới nhân quả. Nếu kiếp trước ta làm điều lành thì tạo nghiệp lành (thiện nghiệp), hay còn là tạo phước nghiệp. Còn kiếp này làm điều ác thì tạp nghiệp ác (ác nghiệp), tức là bất thiện nghiệp. 

than-khau-y-la-gi-than-khau-y-cua-phat-la-gi
Tam nghiệp là hành động tạo từ thân, miệng, ý của chúng sanh, dẫn tới nhân quả.

Tam nghiệp là hành động tạo từ thân, miệng, ý của chúng sanh. Thân nghiệp là hành động tạo tác của Thân như giúp đỡ người già, trồng cây gây rừng, đánh đập người,... Khẩu nghiệp là hành điộng tạo tác từ Miệng như khuyên dạy mọi người làm điều hay lẽ phải, vu oan giá họa, ý nghiệp là hành động tạo tác của Ý thức, Ý tưởng như suy nghĩ làm việc thiện, toan tính làm điều dữ,... Trong 3 loại nghiệp này, tu tập Ý nghiệp là khó khăn nhất và quan trọng nhất, bởi tâm ý chính là thứ chỉ huy, và là thứ bắt đầu, ảnh hưởng, tác động tới thân và miệng.

Nghiệp chướng là gì và làm thế nào để giải trừ nghiệp chướng?

Bởi vậy nên chúng sinh mới phải tịnh hóa tam nghiệp, tức tu sửa, thanh lọc Thân Khẩu Ý, dần dần trở nên an lạc, thuần phác. Phải diệt trừ 10 ác nghiệp, tu tập 10 thiện nghiệp, tạo thành các phương pháp tịnh hóa tam nghiệp, như vậy mới giúp chúng sinh tu tập tâm tính, thoát khỏi tam giới chịu nhiều đau khổ, rời xa cõi sinh tử luân hồi. 

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận