Pháp lực là gì? 

Pháp lực là uy lực, năng lực của Phật pháp, là hạnh nguyên tu hành của chư Phật trong quá khứ, hiện tại và vị lai.

Chi Nguyễn
20:31 10/02/2021 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Pháp lực là gì?

Pháp lực (chữ Hán: 法力) có nghĩa là uy lực, năng lực của Phật pháp, là hạnh nguyên tu hành của chư Phật trong quá khứ, hiện tại và vị lai.

phap-luc-la-gi
Pháp lực là uy lực, năng lực của Phật pháp, là hạnh nguyên tu hành của chư Phật trong quá khứ, hiện tại và vị lai.

Trong Tỳ Ni Nhật Dụng Lục (tức Tục Tạng Kinh, vol. 60, no. 1114) có bài Kệ xuất Sanh rằng: "Pháp lực bất tư nghì, đại bi vô chướng ngại, thất liệp biến thập phương, phổ thí châu sa giới. Án, độ lợi ích sa ha". Câu này có nghĩa là, Pháp lực chẳng thể nghĩ bàn, đại bi không chướng ngại, bảy hột biến mười phương, ban cùng các cõi nước. Án, độ lợi ích sa ha".

Trong Pháp Giới Thánh Phàm Thủy Lục Thắng Hội Tu Trai Nghi Quỹ (Tục Tạng Kinh, vol. 74, no. 1497), tại quyển 3 có đoạn: "Duy nguyện Phật quang chiếu chúc, pháp lực đề huề, tài văn triệu thỉnh chi ngôn, tức nhiếp uy nghi nhi chí". Câu này có nghĩa là: Cúi mong hào quang chiếu tỏ, pháp lực dẫn đường, nghe thiệu thỉnh lời văn, tức giữ oai nghi mà tới.

Ý nghĩa Pháp lực

Tam lực tức là ba công đức lực dụng Pháp lực, Phật lực và Trí lực do thành tựu tu tập của hàng Thánh giả mà thành. Hợp ba lực này có thể thành tựu mọi diệu hạnh, nên cũng thường được gọi là "Minh hợp Tam lực". Trong đó:

Pháp lực, hay còn gọi là Kinh pháp lực, là năng lực từ Kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Nhờ công đức tự lợi, lợi tha ba đời, mười phương chư Phật mà thành, pháp lực theo kinh này là diệu pháp căn bản của tám vạn pháp tạng, là hạnh nguyện tu hành chư Phật trong quá khứ, hiện tại và vị lai theo hai hạnh hữu tướng và vô tướng.

Phật lực hay còn gọi là Nguyên lực, chỉ nguyên lực chư Phật mong muốn chúng sanh đạt được giải thoát. 

Tín lực là tín tâm do hành giả tự lực khởi sinh, là đối với các pháp sanh tâm tin tưởng, không nghi ngừ, với sự xuất ly sinh tử chứng đắc Bồ đề không khởi niệm xoay chuyển.

Hợp ba lực này có thể thành tựu mọi diệu hạnh, nên cũng thường được gọi là "Minh hợp Tam lực". Ngoài ra, Tam lực cũng là 3 thứ sức mạnh gồm Ngã công đức lực, Như Lai gia trì lực và Pháp giới lực, là 3 sức mạnh hộ trì kinh. Người tu tập xuất gia hoặc tại gia, thọ trì kinh điển hoặc bắt ấn, niệm kinh đều nhờ ba lực hộ vệ mình.

phap-luc-la-gi
Đức Phật đã dạy rằng, tùy theo nghiệp lực thiện lành hay ác dữ mà dẫn dắt chúng sinh đi vào những cảnh giới khác nhau.

Đức Phật đã dạy rằng, tùy theo nghiệp lực thiện lành hay ác dữ mà dẫn dắt chúng sinh đi vào những cảnh giới khác nhau. Nghiệp lành là những việc làm hướng thiện của con người, là chia sẻ, giúp đỡ, bố thí, là gieo nhân lành Phật pháp như cúng dường, niệm Phật, tụng kinh, thiền định,... Những người nhiều kiếp tích thiện nghiệp sẽ được tái sinh vào cõi người cho tới cõi Trời, hoặc là thế giới Phật.

Trong cuộc sống thường ngày, người thường xuyên cúng dường, bố thí, cũng không phạm mười tội ác của Thân Khẩu Ý, lại chuyển đổi mười nghiệp ác thành mười nghiệp thiện, dù không hướng Phật cũng có thể tái sinh vào lục đạo (sáu cõi) trong cõi Trời Dục giới. Còn người nào làm việc thiện, tu tập chuyên tâm, sống thanh tịnh, an yên trong pháp Phật, đương nhiên sau khi rời bỏ thân trần tục sẽ về thế giới Phật. 

Để có thể diệt trừ tham sân si, không phạm tội thân khẩu ý, chúng sinh nên gia công thiền định, từ bỏ thú vui trần tục, hướng về cái thanh tịnh trong tâm. Biết sống đủ là vui, diệt bỏ tâm ham muốn, sân si. Người tu tập hiểu đạo ắt có cuộc sống an vui, giải thoát, thấy ý nghĩa chân thực của cuộc sống mà tâm thanh tịnh, an yên.

Bát khổ là gì và triết lý sâu sắc của Khổ

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận