Chuyện những vị tăng "cởi áo cà sa, khoác áo blouse", xông pha tuyến đầu chống dịch
Khi dịch bệnh diễn biến phức tạp, các tăng ni không ngần ngại cởi áo cà sa, khoác áo blouse xông pha lên tuyến đầu chống dịch.

Ngày 25/7 vừa qua, trong phiên thảo luận tại Quốc hội về tình hình kinh tế, xã hội 6 tháng đầu năm, phương hướng 6 tháng cuối năm và giải pháp phòng chống COVID-19, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm (đoàn Hà Nội) đã đứng lên phát biểu đầu tiên. Hòa thượng cho hay, trong suốt 2.000 năm qua, Phật giáo luôn là tôn giáo đồng hành cùng dân tộc.

Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm bày tỏ: "Khi đất nước có giặc ngoại xâm, tăng ni cởi cà sa mặc áo bào cùng đánh đuổi quân xâm lăng. Khi có thiên tai, tăng ni, phật tử khắp mọi miền tới những nơi bị ảnh hưởng để hỗ trợ người dân. Thời dịch bệnh, tăng ni cởi cà sa, khoác áo blouse, cùng xông pha vào nơi tuyến đầu chống dịch".

Ngày 19/7, Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã phát lời kêu gọi phật tử cả nước cấm túc, ở yên một chỗ tụng kinh cầu nguyện, đẩy lùi dịch bệnh. Sau đó, hưởng ứng lời kêu gọi tình nguyện lên tuyến đầu tham gia phòng chống dịch, hàng trăm tình nguyện viên là người có đạo đã sẵn sàng "cởi áo tu hành, khoác áo blouse trắng".

Nhiều chức sắc, chức việc và tín đồ Phật giáo, Công giáo và Tin lành đã xung phong tham gia thiện nguyện, trải qua khóa tập huấn và bài kiểm tra trực tuyến của Sở Y tế TP.HCM. Các tình nguyện viên đảm bảo kiến thức về kỹ năng an toàn, biện pháp 5K và những kiến thức căn bản trong việc phòng ngừa COVID-19...
Tính tới ngày 20/7, theo Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm, có hơn 600 tình nguyện viên Phật giáo, 59 tăng ni cùng 553 phật tử phát tâm đăng kí chăm sóc bệnh nhân F0 tại các bệnh viện dã chiến. Các tình nguyện viên được lựa chọn đều là người có sức khỏe tốt, trong độ tuổi từ 18-40, đang cư trú ở TP.HCM. Không ít người có kiến thức y khoa, có kinh nghiệm trong việc chăm sóc sức khỏe. Họ tình nguyện đăng ký tham gia hỗ trợ tuyến đầu phòng dịch trong 1-2 tháng, cam kết thực hiện cách ly 21 ngày sau khi kết thúc đợt tình nguyện.


Vào ngày 22/7, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam TP.HCM đã tổ chức Lễ xuất quân cho 299 tình nguyện viên các tổ chức tôn giáo tham gia phòng chống dịch. Thay mặt lãnh đạo TP.HCM, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM Tô Thị Bích Châu đã đứng ra kêu gọi các tầng lớp nhân dân thành phố, tổ chức Giáo hội các tôn giáo, tổ chức tôn giáo, tu sĩ, đồng bào,... tùy theo điều kiện và khả năng đăng ký tham gia phục vụ bệnh viện, khu cách ly mùa dịch... Bà Tô Thị Bích Châu nhấn mạnh: "Sự tình nguyện của các tình nguyện viên sẽ là động lực, là chất xúc tác mạnh mẽ để TP.HCM chiến thắng dịch COVID-19".

Đại diện tình nguyện viên tăng, ni Phật tử tham gia tình nguyện, Đại đức Thích Trung Khai ở chùa Long Hoa (quận 10) đã cam kết đồng lòng, tuân theo sự hướng dẫn của Sở Y tế cũng như Ban lãnh đạo bệnh viện. Đồng thời, quyết tâm hoạt động đầy trách nhiệm bằng cả tâm và sức, góp phần mang lại sức khỏe an toàn cho bệnh nhân.

Phong trào "tăng ni cởi áo cà sa, khoác áo blouse" lên tuyến đầu chống dịch, chăm sóc người bệnh đã và đang diễn ra sôi nổi trên cả nước. Sáng 17/8 vừa qua, Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tiếp tục tổ chức lễ tiễn 10 nhà sư thuộc Ban trị sự GHPGVN tỉnh Nam Định tình nguyện lên tuyến đầu chống dịch ở bệnh viện dã chiến tỉnh Long An. Tại buổi lễ, Thượng tọa Thích Quảng Hà chia sẻ: "Hiện có hàng trăm tăng, ni các chùa và tăng, ni sinh Trường Trung cấp Phật học của tỉnh Nam Định đã đăng ký tình nguyện lên đường cùng các tỉnh phía Nam phòng, chống dịch COVID-19. Trong đợt này, có 10 vị tăng tham gia hỗ trợ phòng, chống dịch tại tỉnh Long An".

Được biết, nhiều ngôi chùa đã xung phong trở thành bệnh viện dã chiến, chuyển hàng trăm tấn rau củ vào tâm địch dể giúp đỡ người dân. TƯ Giáo hội và Ban Trị sự Phật giáo các tỉnh, thành phố cùng tín đồ Phật tử đã ủng hộ hàng trăm tỷ đồng vào Quỹ Vaccine COVID-19. Bên cạnh đó, Giáo hội Phật giáo cũng gửi tặng rất nhiều máy thở, phòng áp lực âm và các trang thiết bị y tế thông qua TƯ MTTQ Việt Nam.
Các nghệ sĩ Việt trong đội phản ứng nhanh chung tay cứu trợ người dân mắc kẹt ở TP.HCM mùa dịch
Đọc thêm
Mới đây, vợ chồng bà Phương Hằng đã chuẩn bị 50.000 bình oxy, để tại công ty CP Đại Nam - Bình Dương và sẵn sàng phục vụ miễn phí cho bà con.
Người vợ có chồng mất trên xe lăn đã có một cái kết đẹp, sau khi xót xa chịu cảnh chia ly với người luôn đầu ấp tay gối.
Suốt gần 1 tháng qua, chàng trai Sài Gòn này đã hỗ trợ hơn 200 phòng trọ miễn phí khắp các quận cho lược lượng tuyến đầu chống dịch.
Tin liên quan
Người xưa có câu ‘nhất dáng nhì da’, chứng tỏ làn da của người phụ nữ rất quan trọng. Bởi vậy, bạn nên học cách chăm sóc da mặt trắng mịn tại nhà để xinh đẹp, tự tin hơn.
Đâu chỉ hát hay, sạch scandal, chăm làm thiện nguyện, Hà Anh Tuấn còn nổi tiếng với những phát ngôn sâu sắc. Mới đây, nam ca sĩ lại ghi điểm với quan điểm về "người đẹp".
Các nhân viên của nhà hàng đều rất xúc động và nhắc đi nhắc lại rằng món quà của vị khách thật ý nghĩa đối với họ vào đêm Giáng sinh.
Bài mới

Xung phong đi xã, được chỉ định làm Bí thư xã ở huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa), Phó giáo sư Đoàn Văn Trường (SN 1989) nguyên Phó bí thư Tỉnh đoàn Thanh Hóa sẵn sàng nhận nhiệm vụ với tinh thần nhiệt huyết: “Tôi mong muốn được phát triển, thay đổi những vùng đất khó, giúp người dân miền núi có cuộc sống tốt hơn”.

Tiến sĩ Bùi Hải Hưng là một trong những nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (Al), hiện đang là Viện trưởng Viện trí tuệ Nhân tạo VinAI Research. Năm 16 tuổi ông từng giành huy chương Olympic Toán quốc tế, lấy bằng tiến sĩ tại Úc năm 25 tuổi, giữ vị trí chuyên gia máy học tại Adobe Research và nghiên cứu cấp cao tại Google DeepMind.