Nghịch lý người giàu thích sống giản dị, người thường ít tiền lại khoái trưng diện

Có một nghịch lý là người giàu lại thích lối sống bình dân giản dị, còn người thường ít tiền lại hay trưng diện.

Chi Nguyễn
17:00 18/07/2024 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Hẳn bạn đã từng thấy nghịch lý này: Người giàu thích sống giản dị, bình dân, không mua sắm tốn kém. Trong khi đó, người thường có chút tiền lại muốn mua sắm nhiều thứ, du lịch tận hưởng. Những người giàu như vậy chính là "người giàu bình dân".

Quản lý, điều hành cả ngàn nhân sự, thu nhập mỗi tháng lên tới 9-10 con số nhưng ban ngày vẫn uống cà phê lề đường, thay vì cầm trên tay một cốc Starbucks; vẫn đang dùng điện thoại “cục gạch” từ đời nào ấy chứ không phải sản phẩm mới ra mắt; còn trang phục thì nhìn qua, không thể biết đó là hàng bình dân hay hàng hiệu cao cấp. 

Cựu nhân viên ở Cục thuế Nhật Bản, Kobayashi Yoshitaka nhận định nghịch lý này như sau: "Người giàu tập trung nghĩ cách để kiếm tiền, khiến tiền tự 'nhân giống' hơn là tận hưởng việc tiêu xài hoang phí; còn những người không thực sự nhiều lại có xu hướng muốn chứng minh, khẳng định tôi giàu hoặc tôi không nghèo. Đó là điều làm nên sự khác biệt".

Cũng theo người này, đây là 3 tư duy khác biệt của người giàu:

Không chi tiêu cho thứ không thể hoàn vốn

nghich-ly-nguoi-giau-thich-song-binh-dan-chu-khong-trung-dien

Yoshitaka cho hay: "Nhìn bề ngoài, không ai có thể nhận ra họ là những người giàu với khối tài sản ròng lên tới hàng chục tỷ đồng. Không đeo đồng hồ hay túi xách hàng hiệu, họ mặc trang phục của những thương hiệu bình dân như Muji hoặc Uniqlo và nộp thuế thu nhập cá nhân với con số gấp 1,5 lần mức GDP của cả nước".

Nhìn chung, người giàu thích dùng tiền bạc để đầu tư và làm giàu hơn là để khoe khoang. Tất nhiên, cũng có không ít người thích mua sắm hàng hiệu, nhưng họ sẽ chọn những món đồ có giá trị lâu dài.

Luôn nghĩ tới khả năng mình có thể phá sản

Trong một lần tới một tập đoàn 15.000 nhân sự để tư vấn quyết toán thuế, Kobayashi Yoshitaka đã được gặp người đứng đầu tập đoàn này. Ông kể lại: "Họ nói với tôi rằng doanh thu 3 tháng đầu năm của họ đã giảm 0,25% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này khiến họ ăn không ngon, ngủ không yên vì phải tính toán xem nếu doanh thu tiếp tục giảm trong thời gian tới, thì bao lâu nữa họ sẽ phá sản".

Thì ra, người giàu luôn nghĩ tới khả năng mình có thể bị phá sản và tìm mọi cách để hạn chế điều đó. Họ hiểu rằng, nếu sa cơ lỡ vận, họ đang làm ảnh hưởng tới hàng ngàn con người, hàng ngàn gia đình khác.

Không ngừng học hỏi

nghich-ly-nguoi-giau-thich-song-binh-dan-chu-khong-trung-dien

Người giàu luôn đề cao tri thức, họ tìm mọi cách để học thêm điều mới và trau dồi kĩ năng của bản thân. Một người ở độ tuổi 55, đang nắm giữ chức Tổng Giám đốc của một tập đoàn tài chính từng chia sẻ với Kobayashi Yoshitaka rằng ông đang “du học từ xa” với một khóa học Quản trị nhân sự của 1 trường Đại học thuộc nhóm Ivy League (Nhóm 8 trường Đại học hàng đầu tại Mỹ).

"Ông ấy nói rằng lớp nhân sự mới quá trẻ, quá khác biệt so với thế hệ của ông hoặc những thế hệ nhân sự trước mà ông từng quản lý. Vì muốn hiểu một thế hệ nhân sự mà thậm chí bản thân không phải là người quản lý trực tiếp, ông ấy đã đi học, ở độ tuổi 55", vị chuyên gia nhớ lại.

Cuối cùng, Kobayashi Yoshitaka khẳng định để trở thành phiên bản giàu có hơn của chính mình, mỗi người cần học cách sống như thể bản thân đang không một xu dính túi. Đó là cách những vị triệu phú mà Kobayashi Yoshitaka có cơ hội gặp gỡ đã làm để thoát nghèo và trở nên thực sự giàu có.

Theo Better Aging

Xem thêm: Nghịch lý người nghèo càng cố làm việc lại nghèo đi, người giàu nhàn tênh vẫn thêm giàu: Hóa ra là do 3 lý do này

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận