Nghịch lý: Cha mẹ "ép" con làm 10 điều này, trẻ khó chịu bây giờ nhưng tương lai biết ơn vô cùng
Có một nghịch lý thú vị là, nếu cha mẹ ép con làm 10 điều này, thoạt đầu trẻ sẽ khó chịu, nhưng tương lai sẽ biết ơn vô cùng.
Dạy con sao cho khôn ngoan, tử tế là ước mong của nhiều bậc phụ huynh. William James – nhà tâm lý học người Mỹ từng nói: Gieo một hành động sẽ thu lại được một thói quen, gieo một thói quen sẽ thu lại được một tính cách và gieo một tính cách sẽ thu lại được một vận mệnh.
Có nghĩa là, vận mệnh được quyết định bởi tính cách của mỗi người, mà tính cách hình thành từ thói quen. Thói quen tốt sẽ hình thành tính cách tốt và ngược lại. Thói quen có sức mạnh rất lớn, nó có thể đưa một người lên đến đỉnh của thành công.
Vậy thói quen của con người nên được hình thành vào thời điểm nào? Câu trả lời đó là khi còn là một đứa trẻ. Chẳng thế mà ông bà ta từ xưa đã có câu: "Dạy con từ thuở còn thơ". Muốn trẻ sau này thành công, tương lai xán lạn, cha mẹ nên sớm dạy con 10 điều này:
Không để nước đến chân mới nhảy
Rất nhiều người trẻ hiện nay mắc bệnh "cao su", làm gì cũng đợi đến lúc deadline mới thực hiện. Họ không có thói quen xử lý mọi việc theo hướng sớm nhất có thể.
Do đó, cha mẹ hãy hình thành cho trẻ thói quen hoàn thành sớm mọi việc thay vì trì hoãn. Như thế trẻ sẽ có đủ thời gian để ứng phó với những việc phát sinh, từ đó hình thành nên một tâm thái ung dung tự tại, không vội vã mà hỏng việc
Sống có kỷ luật, phép tắc
Không nhất thiết phải dạy con "thiết quân luật" như trong quân đội, nhưng cha mẹ phải lưu ý thời gian biểu của con. Giờ giấc đảo lộn, thời gian ăn cơm không cố định, chơi điện tử thâu đêm… là những biểu hiện điển hình của việc thiếu khả năng tự kiểm soát bản thân.
Điều này ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và tương lai sau này của trẻ. Cha mẹ hãy giúp con hình thành nên thói quen sinh hoạt có nề nếp, quy luật. Ví dụ mỗi ngày dậy vào lúc mấy giờ, ăn cơm vào giờ nào, làm bài tập vào giờ nào, đọc sách mấy lần, mấy giờ đi ngủ…
Làm việc nhà
Phụ huynh chớ nên nghĩ rằng, trẻ còn nhỏ, không thể giúp đỡ việc nhà. Bác Hồ đã nói, tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình. Hãy để trẻ làm những việc nhỏ vừa sức trong nhà, việc này có thể giúp trẻ hình thành nên tính trách nhiệm cần thiết suốt đời.
Dám thử sức
Trên thế giới này không có một con đường nào có thể chắc chắn dẫn đến thành công. Trong cuộc sống luôn có những yếu tố tiềm ẩn, thiên biến vạn hóa không dễ dàng nắm bắt.
Do đó, muốn thành ᴄông phải có dũng khí, phải dám thử. Trong tình huống chưa thể xác định chắc chắn, tinh thần mạo hiểm sẽ là nguồn tài nguyên hiếm có пhất. Hãy cổ vũ trẻ dám thử, dám hoài nghi bằng cách bồi dưỡng sự tự tin, tinh thần dám gánh vác và tư duy độc lập.
Có sai phải sửa
Khi trẻ phạm lỗi, chớ vội nóng nảy nhưng cũng không cho phép con lặp lại lần sau. Nếu còn tái phạm sẽ không được tha thứ. Hãy chỉnh đốn sai phạm cho trẻ và dạy trẻ hình thành nên thói quen sửa sai, chú ý lời nói và hành động của mình.
Đọc sách
Có một thực tế là đa phần người giàu đều cô cùng thích đọc sách. Cha mẹ nên dạy con thói quen này từ sớm. Không nhất thiết phải giới hạn chủ đề cho con nhỏ, hãy để chúng đọc những gì mình hứng thú. Ngay cả truyện tranh cũng có những bộ "tuyệt phẩm", với vô số bài học đắt giá.
Bên cạnh đó, bố mẹ cũng nên là những người thích đọc sách, thường xuyên đọc sách cùng con, như thế sẽ tạo thêm hứng thú và động lực cho trẻ. Bởi sách là nguồn kiến thức vô hạn, từ sách trẻ sẽ có một kho từ vựng phong phú, nâng cao khả năng viết lách, mở rộng kiến thức, nâng cao khả năng diễn đạt…
Biết cho đi và giữ lại
Từ nhỏ bố mẹ nên bồi dưỡng cho trẻ khả năng lựa chọn, kiến thức về việc cho đi, giữ lại cũng như thói quen tư duy, điều này giúp con khi đối mặt với những vấn đề lớn sau này sẽ không bị bối rối, đồng thời trẻ cũng sẽ có mục tiêu rõ ràng cho mình. Người càng sớm có mục tiêu cho mình thì cơ hội thành ᴄông càng cao.
Tự giác làm việc của mình
Có nghịch lý như vậy, cha mẹ luôn cố gắng làm mọi việc cho con khi chúng còn nhỏ, rồi lại chê trách chúng lười biếng khi trưởng thành. Thực ra, nếu con trẻ quá lười biếng, ỷ lại khi lớn lên, bạn phải tự trách mình trước đã.
Con người ai cũng phải biết việc cơ bản пhất là tự chăm sóc bản thân. Cuộc sống phải tự mình trải qua, đó mới là nhân sinh. Nếu rèn luyện được tính cách này, sau này ra xã hội sẽ không bỡ ngỡ, khó khăn trước cuộc đời.
Học cách lắng nghe
Phụ huynh trước tiên hãy chịu khó lắng nghe con nói. Lắng nghe là sự tôn trọng mà bố mẹ dành cho trẻ, làm được việc пày, bố mẹ mới có thể dạy con lắng nghe mình và những người khác, hiểu cho người khác.
Hãy dạy trẻ học cách tôn trọng ý kiến của mọi người và vui vẻ giúp đỡ những người xung quanh. Việc này rất quan trọng khi trẻ trưởng thành và tham gia vào các mối quan hệ trong xã hội. Người có khí chất, thấu hiểu và chia sẻ sẽ luôn có những mối quan hệ xã hội rộng rãi.
Khống chế cảm xúc
Cha mẹ đừng nghĩ rằng trẻ nhỏ muốn khóc là khóc, muốn cười là cười, muốn cáu giận là cáu giận. Thực ra kiềm chế cảm xúc là việc mà một con người phải làm cả cuộc đời. Cảm xúc của trẻ nhỏ cũng cần có không gian để trút và cũng cần có thói quen khống chế, điều tiết.
Chẳng hạn trẻ gặp phải vấn đề khó khiến con không thể kiên nhẫn, hãy nói với trẻ rằng khi gặp khó khăn mà tỏ ra chán nản, bực dọc không mang lại lợi ích gì, thay vào đó con nên làm những việc nhỏ dễ dàng hơn, đợi khi bình tâm lại, con sẽ tiếp tục giải quyết vấn đề trước đó.
Theo Nhịp sống Việt
Xem thêm:
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận