Con cái thông minh từ nhỏ, đi học cấp 1 bỗng "tầm thường": Kỳ vọng là con dao hai lưỡi, cha mẹ lưu ý

Dù cho kỳ vọng đến đâu, cha mẹ cũng không nên ép con cái làm theo ý của mình cả đời, hãy cho chúng sống cuộc đời bình an và hạnh phúc.

Chi Nguyễn
08:35 16/10/2023 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Ngày nay, có không ít cha mẹ sẵn sàng chi tiêu khủng để có thể cung cấp cho con cái những điều tốt nhất. Dù có vất vả, họ vẫn kỳ vọng vào tương lai của con, và nghĩ rằng đó là điều xứng đáng. Nhưng sẽ ra sao nếu điều này lại phản tác dụng, khiến cho đứa trẻ vốn thông minh từ nhỏ lại lớn lên "tầm thường"?

Cô con gái nhà chị Tiểu Liên (Trung Quốc) sinh trưởng trong gia đình thuộc tầng lớp trung lưu. Dù bận rộn, hai vợ chồng vẫn đăng ký nhiều lớp học năng khiếu, bao gồm hội họa, khiêu vũ, diễn xuất và piano. Họ rất tự hào khi thấy con mình học tốt mọi thứ.

Nhưng khi đứa trẻ đến một trường tiểu học công lập trọng điểm, cặp vợ chồng phát hiện ra rằng những đứa trẻ cùng tuổi con đã có thể nói tiếng Anh trôi chảy, nhiều đứa trẻ thậm chí còn giành được giải thưởng trong các cuộc thi Toán học.

Lúc này, trong mắt cha mẹ, cô con gái kiêu hãnh của Tiểu Liên đột nhiên mất đi vẻ thông minh, không có gì nổi bật. Họ rất lấy làm bất mãn, rõ ràng cả hai đều rất chú trọng đến việc học hành của con, tiêu tốn rất nhiều tiền từ khi còn nhỏ nhưng rốt cuộc khi được "cọ xát", con lại trở nên thật bình thường. Một đứa trẻ từng được đánh giá xuất sắc trong mọi việc, nhưng chưa bao giờ đứng nhất khi làm bài kiểm tra, không được chọn tham gia cuộc thi và cũng không giành được bất kỳ giải thưởng nào.

ky-vong-la-con-dao-hai-luoi-cha-me-luu-y-trong-nuoi-day-con
Ảnh minh họa

Đâylà trường hợp của rất nhiều cha mẹ, và khiến họ không khỏi choáng váng trước sự thật ấy. Tại sao lại như thế? Kỳ thực, cha mẹ nên hiểu rằng, kỳ vọng của bản thân chưa chắc đã là khả năng thật sự của đứa trẻ. Trong dạy con, cha mẹ nên ghi nhớ:

Không phải đứa trẻ nào học nhiều cũng có thành tích nổi trội

Nếu bạn muốn con mình trở nên nổi bật thì giáo dục quả thực rất quan trọng, nhưng một số phụ huynh quá ỷ lại vào các lớp học theo sở thích hay dạy kèm mà bỏ qua ý nghĩa giáo dục của cha mẹ. Mọi người đều sinh ra bình thường, nhưng hầu hết các bậc cha mẹ đều kỳ vọng quá nhiều, hy vọng con mình sẽ trở thành nhà khoa học, doanh nhân, lương cao, có địa vị.

Những kỳ vọng này chẳng có gì sai cả, nhưng cha mẹ cần biết rằng, không phải kỳ vọng nào cũng biến thành hiện thực. Khi hành vi của con ngày càng khác với mong đợi, nhiều cha mẹ khó chấp nhận, không tìm ra nguyên nhân, khó hiểu, nổi nóng với con, thậm chí đánh mắng, cảm thấy kiệt quệ về thể chất và tinh thần.

ky-vong-la-con-dao-hai-luoi-cha-me-luu-y-trong-nuoi-day-con

Cha mẹ càng cố theo đuổi điều phi thường, con cái càng dễ trở nên tầm thường. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, những kỳ vọng quá giới hạn của bố mẹ so với cấu tạo não bộ của trẻ có thể khiến trẻ gặp các vấn đề về tâm lý. Mỗi hạt giống lại có cách phát triển riêng, lại nở ra một loài hoa cỏ riêng. Khai thác ưu điểm của con trẻ quan trọng hơn việc ép con đạt được kỳ vọng của cha mẹ.

Trẻ con cũng là cá thể độc lập, có chính kiến riêng

Đa phần cha mẹ hy vọng rằng, con cái sẽ trở thành hình mẫu mà họ mong muốn. Thế nhưng, họ lại quên mất rằng con cái là những cá thể độc lập, định hướng phát triển tương lai của con không nên là việc cha mẹ sắp đặt mọi thứ, làm mọi việc thay con. Cha mẹ nghĩ rằng điều đó rất tốt, nhưng nó có thể không phù hợp với trẻ.

Nhiều đứa trẻ đạt thành tích sáng chói, được xem là "con nhà người ta" nhưng bố mẹ chưa bao giờ tự hỏi liệu con có yêu thích những gì đang làm và hiểu những gì mình đang làm hay không? Những đứa trẻ có thành tích tốt luôn được sinh trưởng và dạy dỗ bởi những cha mẹ có mục tiêu cao, có sự kỳ vọng vào trẻ. Nhưng cũng có không ít đứa trẻ trở nên mất tự tin, thất bại, không tìm thấy chính mình, và điểm cuối là không thể hạnh phúc khi chúng không làm đúng như cha mẹ kỳ vọng.

ky-vong-la-con-dao-hai-luoi-cha-me-luu-y-trong-nuoi-day-con

Thay vì áp đặt thành tích, mong muốn của mình vào đứa trẻ, cha mẹ hãy dành khoảng không gian riêng cho con. Bạn có thể định hướng, nhưng hãy tôn trọng năng lực và mong muốn của con. Áp lực tốt nhất dành cho con là bản thân tự đặt áp lực cho chính mình để quyết tâm vươn lên và đạt mục đích.

Theo PNVN

Xem thêm: 5 cách dạy con đáng quý của cha mẹ Nhật Bản: Muốn trẻ nên người, nên học hỏi theo

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận