Học theo lời Phật dạy để được an lạc: Nhẫn nhịn là cách trị nóng giận hiệu quả
Nhiều người cho rằng nhẫn nhịn là hèn nhát, ngu ngốc, mà không biết rằng theo lời Phật dạy thì đó là phương thức trị liệu nóng giận hiệu quả.

Con người vì vô minh nghiệp lực mà che lấp sự sáng suốt, cho rằng nhẫn nhịn là bạc nhược, ngu ngốc. Họ không biết rằng, theo lời Phật dạy từ xưa, nhẫn nhịn là phương thức trị nóng giận hiệu quả nhất. Ở đời biết nhẫn ắt hưởng an lạc, tri thức ấy mấy ai hiểu.
Một thời Thế Tôn ở Ràjagaha, tại Veluvana, chỗ nuôi dưỡng các con sóc. Bà la môn Asurindaka Bhàradvàja nghe như sau: "Bà la môn thuộc dòng họ Bhàradvàja đã xuất gia với Thế Tôn, từ bỏ gia đình, sống không gia đình".

Phẫn nộ, không hoan hỷ, vị ấy đi đến Thế Tôn, sau khi đến, có những lời không tốt đẹp, ác ngữ, phỷ báng và nhiếc mắng Thế Tôn.
Ðược nghe nói vậy, Thế Tôn giữ im lặng.
Rồi Bà la môn Asurindaka Bhàradvàja nói với Thế Tôn:
Này Sa môn, Ông đã bị chinh phục. Này Sa môn, Ông đã bị chinh phục!
Thế Tôn (nói kệ):
Kẻ ngu nghĩ mình thắng
Khi nói lời ác ngữ
Ai biết chịu kham nhẫn
Kẻ ấy thật thắng trận.
Những ai bị phỉ báng
Trở lại phỉ báng người
Kẻ ấy làm ác mình
Lại làm ác cho người.
Những ai bị phỉ báng
Không phỉ báng đối lại
Người ấy đã thắng trận
Thắng cho mình cho người.
Vị ấy tìm lợi ích
Cho cả mình và người
Và kẻ đã phỉ báng
Tự hiểu, lắng nguội dần.
Bậc y sư cả hai
Chữa mình, chữa cho người
Quần chúng nghĩ là ngu
Vì không hiểu Chánh pháp.
Ðược nghe nói vậy, Bà la môn Asurindaka Bhàradvàja bạch Thế Tôn: "Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama!... Nay con quy y Tôn giả Gotama, quy y Pháp và Tăng. Mong cho con được xuất gia với Tôn giả Gotama".
(ĐTKVN, Tương Ưng Bộ I, chương 7, phẩm A la hán, phần Asurindaka, VNCPHVN ấn hành, 1993, tr.356)

Trong cuộc sống hàng ngày, nhiều người có thói quen dùng ngôn ngữ ác độc, khiếm nhã để chửi mắng, thóa mạ người khác. Họ hả hê, sung sướng và cảm thấy mình chiến thắng khi người kia im lặng, nhẫn nhịn. Họ cho rằng mình làm thế là uy quyền lắm, còn kẻ không dám đáp lại kia là nhu nhược, đớn hèn.
Thế nhưng, theo tuệ giác Thế Tôn, người biết nhẫn nhịn, không phản ứng khi bị chửi mắng, phỉ báng mới thật sự là kẻ chiến thắng. Họ hiểu rằng, đấu khẩu ắt sẽ dẫn tới xung đột, rồi cả mình và người kia đều bị thiệt hại, tổn thương.
Đức Phật cho rằng, nhờ nhẫn nhịn nên tránh được những thiệt hại về thân mạng, danh dự và tài sản không đáng có do sân si gây hấn, xung đột tạo nên. Mặt khác, sự kham nhẫn ấy là liệu pháp hữu hiệu nhất để dập tắt nóng giận nơi người kia và thức thức tỉnh họ hồi tâm.
Quả thực, nhẫn nhịn là cách thức trị nóng giận hiệu quả nhất cho mình và cho người. Đó cũng là lý do mà người xưa đã đúc kết kinh nghiệm vào câu dặn dò rằng: "Một điều nhịn, chín điều lành".
Theo Quảng Tánh/phatgiao.org.vn
Đọc thêm
Chắc chắn có rất nhiều người không hài lòng với nhận định của Đức Phật "phụ nữ ở địa ngục nhiều hơn đàn hơn". Thế nhưng, tất cả đều có căn nguyên của nó, đó là gì?
Qua câu chuyện "Thiền sư gặp đạo tặc", nhà Phật muốn truyền tải đến Phật tử, chúng sanh trên đời bài học ý nghĩa về lòng vị tha. Lòng vị tha giúp chúng ta sống tích cực hơn, giúp xã hội trở nên tốt đẹp hơn.
Trên con đường tu tập, nếu không thể bỏ đi bản tánh chấp thủ, khó mà đạt được sự giác ngộ, chứ đừng nói đến nhập Niết bàn.
Tin liên quan
Dân tình không khỏi xúc động trước hình ảnh những cô bé còn nhỏ tuổi tình nguyện hiến tóc dành tặng cho bệnh nhân ung thư.
Bài văn miêu tả trường học 20 năm sau của nữ sinh lớp 5 này không chỉ khiến dân tình xôn xao mà nhiều giáo viên cũng phải nể phục.
Cổ nhân có câu nói rằng: "Nhà cũ 3 đời không ở, mộ cũ 5 đời không rời", vậy câu này có ý nghĩa gì và vì sao người xưa lại căn dặn như thế?