Bài học nhân sinh đằng sau câu chuyện Phật giáo "Thiền sư gặp đạo tặc"

Qua câu chuyện "Thiền sư gặp đạo tặc", nhà Phật muốn truyền tải đến Phật tử, chúng sanh trên đời bài học ý nghĩa về lòng vị tha. Lòng vị tha giúp chúng ta sống tích cực hơn, giúp xã hội trở nên tốt đẹp hơn.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Chuyện "Thiền sư Thất Lý gặp đạo tặc"

Một hôm Thiền sư Thất Lý đang ngồi đả tọa, một tên tặc khấu cầm dao tiến đến từ phía sau nói: “Mang hết tiền trong tủ ra đây, nếu không ta sẽ lấy mạng ngươi”.

Thiền sư Thất Lý đáp: “Tiền trong ngăn kéo, trong tủ không có tiền, ngươi hãy tự đi mà lấy, tuy nhiên hãy để lại một ít. Gạo trong bếp hết rồi, nếu ngươi lấy đi tất cả thì mai ta phải chịu đói”.

Tên đạo tặc nghe vậy nhưng vẫn cố tình lấy hết số tiền trong ngăn kéo. Khi hắn chuẩn bị bước ra cửa, Thiền sư Thất Lý nói: “Lấy đồ của người khác rồi cũng nên nói một tiếng cảm ơn chứ?”.

Bai-hoc-nhan-sinh-dang-sau-cau-chuyen-Phat-giao-thien-su-gap-dao-tac-0

Tên đạo tặc đáp: “Cảm ơn”, sau đó rời đi. Trong lòng hắn bỗng cảm thấy trống trải hư không, loại cảm giác này xưa nay hắn chưa từng trải qua, hắn bước đi như một kẻ vô hồn trong đêm tối.

Mấy hôm sau hắn đi trộm đồ nơi khác bị quan phủ bắt được, qua tra khảo hắn khai rằng đã trộm đồ ở chỗ Thiền sư Thất Lý. Quan nha phủ bèn dẫn hắn đến gặp Thiền sư Thất Lý đối chứng. Tuy nhiên Thất Lý Thiền sư đáp: “Hắn không trộm đồ của ta, mà là ta cho hắn, hơn nữa trước lúc đi hắn cũng đã nói lời cảm ơn rồi”.

Tên đạo khấu nghe Thiền sư nói vậy thì cảm động vô cùng, trước lúc bị nha phủ dẫn đi, hắn nhìn Thiền sư mà hai hàng lệ rưng rưng. Sau này đến khi mãn hạn tù đày, hắn trở lại tìm gặp Thiền sư Thất Lý, cầu xin thiền sư thu nhận hắn làm đệ tử. Lúc đầu Thiền sư Thất Lý không muốn nhận, nhưng hắn đã quỳ trước cửa 3 ngày 3 đêm, cuối cùng ngài mới nhận lời.

Bài học nhân sinh từ câu chuyện "Thiền sư gặp đạo tặc"

Người xưa nói "Nhân chi sơ, tính bản thiện" - kỳ thực mỗi con sinh đều rất lương thiện, có lòng từ bi. Chẳng qua do môi trường giáo dục và sinh sống, những thói hư tật xấu cũng từ đó mà không ngừng lớn lên.

Khi cái thiện bị yếu thế, bị che lấp bởi cái ác trong tâm hồn thì chính là lúc con người trở nên xấu xa. Nhưng nếu chúng ta dùng cái hung tàn để đối xử với cái xấu xa thì kết quả cái xấu cũng chỉ xấu hơn mà thôi.

Bai-hoc-nhan-sinh-dang-sau-cau-chuyen-Phat-giao-thien-su-gap-dao-tac-6

Nhà Phật giảng "Thiện căn" từ bi chính là phong thủy tốt nhất đời người. Khi chúng ta có thể lấy thiện lương để đối nhân xử thế, dù cho đó là cái xấu đi chăng nữa thì đó cũng chính là lúc chúng ta giúp họ khởi lên thiện niệm, khởi lên lòng trắc ẩn của chính mình, giúp họ quay về với chính đạo.

Cũng như ai đó đã từng nói: "Trong cuộc sống này, vị tha không thể thay đổi được quá khứ nhưng lại có thể thay đổi được tương lai”.

Xem thêm: Vượt qua chướng ngại chấp thủ, con đường tu tập dẫn đến giác ngộ không xa

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Nghe đến 2 thuật ngữ "duyên âm" và "duyên tiền kiếp" đã lâu nhưng có không ít người hoàn toàn không biết chúng giống nhau hay khác nhau.

Duyên âm và duyên tiền kiếp có phải là một không?
0 Bình luận

Đức Phật lý giải, có ngọn đèn sáng mãi không đắt đó là nhờ cái tâm tốt của người thắp. Người sống có đức, hay giúp đỡ người khác thì tâm lúc nào cũng sáng chói...

Vì sao ngọn đèn dầu không tắt? - Câu chuyện Phật giáo đáng suy ngẫm
0 Bình luận

Trong các nghi lễ thờ cúng hay ghé thăm đình chùa miếu mạo, ta thường cầu khấn và vái lạy, nhưng thực tế không phải ai cũng biết làm đúng.

Khi cầu cúng, đi đền chùa, nên vái lạy như thế nào mới là đúng cách?
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Gen Z: Viết lịch sử tử tế bằng 'thì hiện tại'

Là một người trẻ thuộc thế hệ Gen Z, mình ngày càng thấm thía một điều: nhân ái không phải là đặc ân do tạo hóa ban sẵn mà là quá trình nhận thức, hình thành ở nơi ngực trái của mỗi người - từ trái tim biết rung cảm trước những mảnh đời chông chênh.

Hải An
Hải An 6 ngày trước
“Cải cách” người lớn – Góc nhìn từ một Tiến sĩ giáo dục

Chính chúng ta với những kỳ vọng, áp lực và giá trị của "người lớn" mà mình đặt ra, đã định hình cách trẻ em học, cách các em sống và cả cách các em nhìn nhận để lựa chọn điều gì làm nên "thành công" hay "hạnh phúc" cho bản thân.

Hải An
Hải An 06/07
'Chú hổ' Al và những cơn 'sóng ngầm'

Chú hổ AI đang nằm sẵn trong từng chiếc điện thoại thông minh hay laptop cá nhân. Chúng có thể nuốt chửng tư duy, khả năng sáng tạo, dần dà khiến cho con người bị "thối não" trong khi vẫn tưởng mình đang lao động trí óc.

Hải An
Hải An 22/06
Phá sản vì giá sạch, thực phẩm bẩn bao giờ mới hết?

Người mua vẫn đòi hỏi những điều trái tự nhiên, không chịu chấp nhận cọng giá có rễ, miếng thịt có mỡ, trái cây có vết xù xì, thì nông dân sẽ còn chạy đua dùng thuốc, chất tạo nạc, chạy theo những cuộc cạnh tranh bất lương…Ngồi đổ lỗi cho nhau hay chờ công an vào dọn dẹp, thì thực phẩm bẩn đến bao giờ mới hết.

Hải An
Hải An 13/06
Thi giấy và nỗi sợ ChatGPT – Góc nhìn từ một giảng viên

Trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo đang phát triển nhanh chóng, ngành giáo dục đối mặt với những thách thức chưa từng có. Điều cần thiết lúc này không chỉ là những phản ứng đơn lẻ, tạm thời như rút phích cắm - ngắt kết nối internet, trở lại bài thi giấy, hay sử dụng phần mềm khóa trình duyệt, mà là một chiến lược tổng thể, được xây dựng trên sự đồng thuận và phối hợp giữa nhiều bên liên quan.

Hải An
Hải An 06/06
Hành trình khám phá và tôn vinh Xá lợi Đức Phật – Di sản thiêng liêng, nơi tụ hội của đức tin và trí tuệ

Xá lợi không chỉ là một di vật cổ mà là sự hiện diện sống động của Đức Phật. Trong từng mảnh xá lợi là sự kết tinh của đời sống thanh tịnh, đại bi và trí tuệ viên mãn, là năng lực tỏa ra từ một tâm hoàn toàn thanh tịnh.

Thanh Tú
Thanh Tú 14/05
TS Phật học Khangser Rinpoche - tác giả 'Làm chủ cuộc đời, sống hạnh phúc' đến Việt Nam

Năm 2025, TS Phật học Khangser Rinpoche trở lại Việt Nam với chỗi Pháp hội quy mô lớn nhất từ trước đến nay nhằm lan tỏa về một hành trình tràn ngập tình yêu thương và hạnh phúc.

Ngài Khangser Rinpoche thăm và giảng pháp tại chùa Bái Đính và các địa phương

Pháp Hội 2025 do Tôn sư Khangser Rinpoche chủ trì sẽ diễn ra tại nhiều tỉnh thành trên cả nước từ tháng 3 đến đầu tháng 4/2025. Đây là cơ hội quý báu để Phật tử Việt Nam được tiếp cận và học hỏi giáo lý từ một bậc thầy uyên bác.

Hội Xuân Yên Tử vùng đất linh thiêng trong kí ức của người Việt từ xưa tới nay

Theo thông tin chính thức từ Ban tổ chức, Lễ hội Xuân Yên Tử 2025 được chính thức khai hội vào ngày 10, tháng Giêng, năm Ất Tỵ (tức ngày 07/02/2025) tại Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm (xã Thượng Yên Công, TP Uông Bí) và kéo dài suốt ba tháng đầu năm.

Phật gia giảng 'tướng do tâm sinh': Tâm an thì đất bằng, không chấp cầu thì ung dung

Tướng tại tâm sinh, tâm an thì đất bằng, không chấp không cầu thì ung dung, tự tại. Đó là cái quy luật bất di bất dịch trong cuộc đời này...

Đức Phật giảng về 2 dạng người hiếm có khó tìm trên đời: Ai may mắn gặp nhất định phải học hỏi

Đức Phật nói "trên đời có hai hạng người tốt nhất. Một là hạng người không bao giờ lầm lỗi. Còn hạng thứ hai là biết mình lầm lỗi mà lo ăn năn, sám hối, tránh không tái phạm”.

Đức Phật dạy: Ngày nào tâm bình an ấy là ngày tốt

Nếu tin vào nhân quả thì ngày nào hội tụ đủ duyên lành thì đó là ngày tốt. Mỗi người luôn sống đạo đức, tạo phước thiện nhiều thì đó là ngày tốt. 

18 nhọt độc - Câu chuyện Phật giáo về luật nhân quả

Vì kiếp trước xem nhẹ mạng người vô tội nên kiếp này vị hòa thượng phải chịu nỗi đau đớn. Đó là luật nhân quả báo ứng.

Xin thầy hãy cởi trói cho con - Câu chuyện Phật giáo đáng suy ngẫm

Năm 12 tuổi, Tứ Tổ lên chùa nhờ Thiền sư Đạo Tín cởi trói. Khi nghe thiền sư nói một câu chí lý, Tứ Tổ lập tức thấy mình được giải thoát.

Đức Phật dạy: Phụ nữ só 5 nỗi khổ cần được thấu hiểu

Phụ nữ thân mang thiên chức làm mẹ nên có cấu trúc sinh lý đặc thù, làm phái yêu và dĩ nhiên có những nỗi khổ riêng khác biệt với phái mạnh.

Quy định về việc tấn phong Giáo phẩm Thượng tọa Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Tấn phong hàng giáo phẩm Thượng tọa đối với các vị Đại đức có tuổi đời từ 45 tuổi trở lên, tuổi đạo từ 25 hạ lạp trở lên, có đạo hạnh tốt, có công đức với đạo pháp và dân tộc, có đóng góp cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

PC Right 1 GIF
Đề xuất