Vượt qua chướng ngại chấp thủ, con đường tu tập dẫn đến giác ngộ không xa

Trên con đường tu tập, nếu không thể bỏ đi bản tánh chấp thủ, khó mà đạt được sự giác ngộ, chứ đừng nói đến nhập Niết bàn.

Chi Nguyễn
15:31 14/09/2022 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Khi tu tập nếu muốn đạt được sự giác ngộ, nhất định phải vượt qua chướng ngại lớn nhất là chấp thủ. Tu tập đúng pháp, bỏ đi tham sân si, vượt qua phiền não,... là con đường dẫn tới Niết bàn. Thế nhưng, nếu vẫn còn đó bản tính chấp thủ, nó sẽ trở thành trở ngại lớn.

Có như không có

Tu tập theo triết lý của Đức Phật, con người có thể trở về với bản thánh thật sự, xa lìa chấp thủ. Trong tâm trí, họ không còn nghĩ "cái này có, cái kia không", "cái này của mình, cái kia của mình", hoặc "cái này không phải của mình, cảm thấy khao khát nếu được là của mình"...

vuot-qua-chap-thu-con-duong-tu-tap-den-giac-ngo-khong-con-xa
Tu tập theo triết lý của Đức Phật, con người có thể trở về với bản thánh thật sự, xa lìa chấp thủ

Đức Thánh Tôn từng dạy: "Kẻ vô văn phàm phu, không yết kiến các bậc Thánh, không thuần thục pháp các bậc Thánh, không tu tập pháp các bậc Thánh, không yết kiến các bậc Chân nhân, không thuần thục pháp các bậc Chân nhân, không tu tập pháp các bậc Chân nhân. 

Xem sắc pháp, xem các cảm thọ, xem các 'tưởng, xem các hành, xem cái gì được thấy, được nghe, được cảm xúc, được ý thức, được đạt tới, được tầm cầu, được ý suy tư: 'Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi", và bất cứ kiến xứ nào đều nói rằng: 'Đây là thế giới, đây là tự ngã, sau khi chết tôi sẽ thường còn, thường hằng, sẽ trú như thế này cho đến mãi mãi; xem như vậy là cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi'".

Chính vì cái tâm chấp thủ mà ta cho rằng mọi thứ là vĩnh hằng, cố gắng níu kéo, cất giữ bằng mọi giá. Đó là môi trường để sự ganh ghét, tham lam,... phát triển,khiến tâm trí ta vẩn đục. Chấp thủ không thể khiến ta được giải thoát, mà đó là gông cùm níu kéo ta.

Không là có

vuot-qua-chap-thu-con-duong-tu-tap-den-giac-ngo-khong-con-xa
Bậc Thánh nhân hiểu rằng mọi thứ đều là không có, nên họ giữ được cái tâm an lạc, thanh thản

Đức Phật từng nói về vị Thánh đệ tử rằng: "Thái độ của vị Thánh đệ tử nghe nhiều thời khác hẳn, không những các vị này yết kiến, thuần thục, tu tập pháp các bậc Thánh, các bậc Chân nhân, các vị này đối với 5 thủ uẩn là cái này không phải của tôi, không phải là tôi, không phải tự ngã của tôi, và bất cứ kiến xứ nào nói rằng: 'Đây là thế giới, đây là tự ngã, sau khi chết tôi sẽ thường hằng, thường trú, không biến chuyển, tôi sẽ trú như thế này cho đến mãi mãi; xem như vậy là cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi'".

Xét theo tâm tính kẻ phàm phu, vì chấp niệm cái này có, cái kia có mà quên đi mất mục đích sau cuối là giải thoát. Trong khi đó, bậc Thánh nhân hiểu rằng mọi thứ đều là không có, nên họ giữ được cái tâm an lạc, thanh thản.

Diệt trừ phiền não ra sao?

Trong sách kinh có câu chuyện về con rắn và cái cưa như sau: "Một con rắn bò vào một cửa hàng bán đồ làm mộc và bò đến góc nhà. Khi bò ngang qua 1 cái cưa, nó vô tình bị lưỡi cưa làm bị thương. Lập tức, nó quay lại và cắn cái cưa. Càng cắn, nó lại càng bị thương ở miệng.

vuot-qua-chap-thu-con-duong-tu-tap-den-giac-ngo-khong-con-xa
Trong sách kinh có câu chuyện về con rắn và cái cưa, là một bài răn hay về chấp thủ

Sau đó, không hiểu chuyện gì đã xảy ra, nghĩ rằng cái cưa đang tấn công mình, nó quyết định quấn lấy cái cưa với ý định làm cho cái cưa ngạt thở với toàn bộ sức mạnh của mình. Thật không may, con rắn cuối cùng bị chết bởi 1 cái cưa vô tri vô giác.

Đôi khi, chúng ta phản ứng với sự giận dữ với ý định sẽ làm tổn thương những người đã đối xử tệ với mình nhưng thực ra chúng ta đã làm tổn thương chính bản thân mình.

Trong cuộc sống, có những lúc tốt hơn là mặc kệ sự việc có tồi tệ ra sao, là con người đừng nghĩ đến thù hận và sự đáp trả. Bởi vì hậu quả khi đã xảy ra là không thể đảo ngược và thảm khốc. Tốt hơn là luôn ứng xử với họ bằng thái độ ôn hòa, và tình yêu thương nhân hậu mặc dù phải nỗ lực rất nhiều!"...

Kinh Ví dụ con rắn quả là một bài kinh hay đã nói lên những nhận thức sâu sắc đối với những lời dạy của đức Phật về những tai hại do những chấp thủ nói trên đưa đến. Tiếp đến đức Phật trình bày 6 kiến xứ, chấp thủ 5 thủ uẩn là của ta, là ta, là tự ngã của ta; chấp thủ tự ngã và thế giới là thường còn, thường hằng sau khi chết. Chính sự chấp thủ 6 kiến xứ này đem lại sự tái sanh đời này sang đời khác, kể cả những sầu bi lo âu phiền não trong đời sống hiện tại.

Nói cách khác, chấp thủ khiến cho ham muốn sinh sôi, khiến cho ta sân hận, thù hằn. Phải tìm cách bỏ đi, giữ cho tâm an nhàn, mới có thể tu tập đến giải thoát, Niết bàn. 

Theo Thiện Minh/Phatgiao.org.vn

Xem thêm: Giác ngộ là gì? Ý nghĩa của giác ngộ trong đạo Phật

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận