Hầu đồng là gì và trong nghi lễ đạo Phật có hầu đồng không?

Hầu đồng hoặc làm thanh đồng là hoạt động thuộc tín ngưỡng dân gian, thường được thực hiện tại các đền, miếu, phủ.

Chi Nguyễn
11:57 13/01/2021 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Hầu đồng là gì?

Hầu đồng là một nghi lễ trong tín ngưỡng dân gian, được công nhận là di sản thứ 11 của Việt Nam, là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại được UNESCO vinh danh. Hầu đồng xuất hiện trong tín người thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ, thờ Đức Thánh Trần,...

hau-dong-la-gi-trong-nghi-le-dao-phat-co-hau-dong-khong
Hầu đồng là một nghi lễ trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

Hầu đồng là hình thức người đứng giá hầu diễn xướng dựa trên việc kết hợp hát chầu văn, loại hình âm nhạc mang tính tâm linh cùng điệu múa uyển chuyển và các nghi lễ trang nghiêm. Về bản chất, hầu đồng là nghi thức giao tiếp với thần linh qua các ông đồng, bà đồng, thường được gọi chung là các thanh đồng, từ từ đưa thanh đồng vào trạng thái thăng hoa, ngây ngất với mục đích phán truyền, chữa ban phúc, diệt trừ tà mà,...

hau-dong-la-gi-trong-nghi-le-dao-phat-co-hau-dong-khong
Người đứng giá hầu diễn xướng hầu đồng được gọi chung là Thanh đồng.

Theo quan niệm, khi thần linh nhập vào các Thanh đồng thì khi đó họ không còn là bản thân mình nữa, mà trở thành hiện thân của các vị thần đã "nhập" vào họ. Các Thanh đồng là nam giới thì được gọi là "cậu", còn nữ giới thì được gọi là "cô" hoặc "bà đồng". Thông thường, Thanh đồng là những người mang tâm tính có phần khác người, nhạy cảm, dễ thay đổi, dễ xúc động. Hầu đồng có 36 vở diễn xướng, theo tục gọi là 36 giá đồng, mỗi giá kể về huyền tích của một vị thánh, làm nghi lễ nhảy, múa, ban lộc, phán truyền,... Nhiều thanh đồng cho hay, các nghi lễ hầu đồng thường được diễn ra quanh năm, đặc biệt là trong một số dịp quan trọng như dịp hầu Thượng nguyên (tháng Giêng), hầu vào hè (tháng Tư), hầu ra hè (tháng Bảy) hay hầu Tất niên (tháng Chạp)...

hau-dong-la-gi-trong-nghi-le-dao-phat-co-hau-dong-khong
Hầu đồng có 36 vở diễn xướng, theo tục gọi là 36 giá đồng.

Trong nghi lễ đạo Phật có hầu đồng không?

Cần phân biệt tín ngưỡng thờ cúng dân gian và đạo Phật, từ đó có thể xác định được trong nghi lệ đạo Phật có hầu đồng hay không. Cần lưu ý, thanh đồng hay các hoạt động hầu đồng là hoạt động thuộc tín ngưỡng dân gian, chủ yếu được thực hiện ở các đền, miếu, phủ. Hầu đồng là một nghi lễ trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ, thờ Đức Thánh Trần,..., khởi xuất từ cuộc sống nông nghiệp lâu đời của nhân dân ta, không phải là nghi lễ của Phật giáo.

hau-dong-la-gi-trong-nghi-le-dao-phat-co-hau-dong-khong
Tam phủ trong tín ngưỡng thờ Mẫu tương ứng với các miền khác nhau là Thiên phủ (miền Trời), Nhạc phủ (miền rừng núi) và Thoải phủ (miền sông nước).

Tam phủ trong tín ngưỡng thờ Mẫu tương ứng với các miền khác nhau là Thiên phủ (miền Trời), Nhạc phủ (miền rừng núi) và Thoải phủ (miền sông nước), tương ứng các vị Mẫu Thượng Thiện, Mẫu Thượng Ngàn và Mẫu Thoải đứng đầu mỗi phủ. Trong đó, Mẫu Thượng Thiện tượng trưng cho mẹ Trời, mẫu Thượng ngàn tượng trưng cho mẹ cai quản núi rừng, mẫu Thoải tượng trưng cho mẹ cai quản sông nước. Lâu dần, dân gian thêm vào Mẫu Địa phủ, là mẹ cai quản đất đai cả trên cõi dương và cõi âm, từ đó được gọi là Tứ phủ.

Sau đó, ảnh hưởng một phần của văn hóa Trung Quốc, người dân thờ thêm Thổ công, Hà Bà và Ngọc Hoàng Thượng đế. Người làm nông còn thờ thêm 4 yếu tố thời tiết là Mây - Mưa - Sấm - Chớp. Đến khi tiếp nhận thêm tín ngưỡng Đạo Phật, tín ngưỡng dân gian lại tiếp tục thay đổi và chuyển biến dưới dạng tứ pháp: Pháp Vân (Thần mây) thờ tại chùa Bà Dâu; Pháp Vũ (Thần mưa) thờ tại chùa Bà Đậu); Pháp Lôi (Thần sấm) được thờ tại chùa Bà Tướng và Pháp Điện (Thần chớp) thờ ở chùa Bà Dàn. 

Theo tín ngưỡng này, Phật Mẫu Man nương là vị cai quản chung. Đến đời nhà Lý, tín ngưỡng Tứ pháp được thay đổi thành Tứ Khí, thờ tại chùa Pháp Vân (Hưng Yên). Theo lệ làng, vào những ngày mùa hạn hán, để cầu mưa cho vụ mùa, họ thường đón tượng Pháp Vân ra khỏi chùa, đón cả các bà Pháp Lôi, Pháp Vũ ở những ngồi chùa gần đó tới chùa Ôn Xá (dân gian hay gọi là chùa Un) - là nơi thờ bà Pháp Điện để làm lễ cầu mưa.

Hầu đồng không phải là nghi lễ thuộc đạo Phật, do đó, những người Phật tử tham gia các hoạt động này là làm sai với giáo pháp. Khi bước chân vào đạo Phật, quy y Tam bảo, người đệ tử Phật đã phát lời thệ nguyện như sau: "Con nay quy y Phật-Pháp-Tăng, nguyện đời đời kiếp kiếp không quy y trời, thần, quỷ, vật; không quy y ngoại đạo, tà giáo; không quy y thầy tà, bạn xấu". Người đệ tử Phật chỉ có thể thờ phụng và làm lễ bái Tam bảo, chứ không thể tham gia thờ phụng, lễ bái, cúng vía thờ Mẫu, thờ Đức Thánh Trần,...

Bên cạnh đó, việc các thanh đồng khi làm lễ ở đền, miếu, phủ,... mặc áo hậu vàng của nhà Phật là điều không nên, là sự lạm dụng Pháp phục của chư tăng, ảnh hưởng tới thanh danh đạo Phật. Trong nội quy Ban Tăng sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tại chương X, Điều 48 đã quy định cụ thể và chi tiết về pháp phục của Tăng Ni. Áo hậu vàng là là Pháp phục của chư Tăng, do đó nếu không phải chư Tăng thì không được phép sử dụng. 

hau-dong-la-gi-trong-nghi-le-dao-phat-co-hau-dong-khong
Hầu đồng xuất hiện trong tín người thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ, thờ Đức Thánh Trần,...

Hầu đồng là một kho tàng nghệ thuật diễn xướng dân gian, có nhiều truyền thuyết, thần tích bí ẩn, hấp dẫn về thần linh, là một không gian tâm linh huyền bí của người Việt, mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam.

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận