Ai có thể tham gia hầu đồng và các nghi thức trong hầu đồng là gì?

Hầu đồng là một nét văn hóa đặc sắc trong tín ngưỡng thờ Mẫu. Về bản chất hầu đồng là một nghi thức giao tiếp với thần linh thông qua các ông bà đồng. Vậy cụ thể ai có thể tham gia hầu đồng và các nghi thức trong hầu đồng là gì?

Hoa Nguyễn
Hoa Nguyễn 11/01
Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Hầu đồng là gì?

Hầu đồng là một nghi lễ không thể thiếu trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ, tín ngưỡng Đức Thánh Trần. Hầu đồng còn được mọi người gọi với cái tên khác là hầu bóng hay lên đồng. Về bản chất đây là một nghi lễ giao tiếp với thần linh thông qua các ông bà đồng.

Người ta tin rằng, sự tái hiện hình ảnh các vị thần linh thông qua thân xác của các ông bà đồng trong trạng thái tâm linh thăng hoa có thể diệt trừ được yêu mà, chữa bệnh và ban phước cho các con nhang đệ tử. Hiện nay một số nước trên thế giới đã ghi nhận văn hóa hầu đồng là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

hau-dong-la-gi
Hầu đồng là một nghi lễ không thể thiếu trong tín ngưỡng thờ Mẫu hiện nay

Trong mỗi giá đồng, các vị thánh khác nhau sẽ nhập vào các ông/bà đồng này để làm việc quan, nhảy múa, ban lộc hoặc phán truyền,... Mỗi vị thánh nhập được gọi là một giá đồng. Trong nghi lễ hầu bóng thường có nhiều giá đồng, có thể lên tới 36 giá. Nhưng trong nghi lễ nhập đồng thì có thể ít hơn. 

Các thành phần tham gia hầu đồng

Theo văn hóa hầu đồng, những người có thể tham gia vào nghi lễ lên đồng là những Thanh đồng và các cử tọa. Thanh đồng là người đứng đầu giá hầu đồng. Nam giới sẽ được gọi là cậu còn nữ giới được gọi là cô.

Trong mỗi nghi lễ lên đồng thì thường có 2 hoặc 4 phụ đồng đi theo để chuẩn bị trang phục và lễ lạt cho các cô cậu lên đồng.

Bên cạnh đó các cử tọa là những thành phần ngồi xem buổi hầu đồng, họ thường là các con nhang đệ tử thể hiện lòng tôn kính các vị thánh mỗi khi giáng ngực và hòa theo điệu múa hát, được thánh ban lộc. Ngoài ra trong các buổi hầu đồng còn có một hình thức lễ nhạc khác gọi là hát văn. Người hát chầu căn tấu nhạc phục vụ cho buổi lễ được gọi là cung văn chính.

Nghi thức hầu đồng

Khi thần linh nhập vào thì lúc đó các ông bà đồng không còn là mình nữa mà là hiện thân của các vị thần nhập vào họ. 

Về nghi thức, trước khi hầu đồng, cắc ông bà đồng thường thông qua người chủ đền để làm lễ cúng chúng sinh và lễ thánh. Với lễ chúng sinh, đồ lễ được đặt trên mâm như quần áo tiền lá vàng, thỏi bạc, cháo và các loại bánh để cúng các vong hồn không có nơi nương tựa, không người hương khói. 

Trong các buổi trình đồng, các ông bà đồng đều có người giúp việc trong việc hầu dâng và cúng văn. Người hầu dâng thực hiện các công việc như thắp hương, dâng các trang phục, thay lễ phục sau mỗi giá đồng. Người giúp việc thường ngồi bên cạnh ông bà đồng. Trang phụ của họ nếu là nam giới thì mặc áo dài đen, quần trắng, đội khăn xếp. Nếu là nữ thì đội mũ mặc áo dài.

hau-dong-la-gi-1
Các ông bà đồng đều có người giúp việc trong việc hầu dâng và cúng văn

Các nhạc cụ không thể thiếu được trong các lễ hầu đồng đó là đàn, trống, sáo, phách,....

Nghi lễ hầu đồng thường diễn ra ở các đều, phủ diễn vào nhiều dịp trong năm, có thể lể đến như:

Hầu xông đền (sau lễ giao thừa năm mới)Lễ Hầu Thượng Nguyên (vào tháng giêng)Hầu nhập hạ (tháng 4)Hầu tán hạ (tháng 7)Hầu tất niên (tháng chạp)Lễ Hạp ấn (25 tháng chạp)

Trong một năm thường có 2 lễ hầu quan trọng nhất là vào tháng 3 và tháng 8. Trong đó, tháng 3 là ngày giỗ của Thánh Mẫu và tháng 8 là ngày giỗ của vua cha Bát Hải, Đức Thánh Trần.

Trình tự một giá hầu

Lên khăn áo: Sau khi thực hiện xong những nghi thức như hát chầu văn, hát khăn phủ thì các ông bà đồng sẽ phải thay một bộ trang phục khác bao gồm: Xống áo, khăn chầu, cờ quạt, đồ hầu dâng. Theo văn hóa hầu đồng, các bà đồng thường ăn mặc chỉnh tề, quần áo sặc sỡ, đầu vấn khăn củ ấu hoặc khăn xếp, mang theo nhiều trang sức. Những cô đồng thì ăn mặc trẻ trung, rực rỡ hơn, còn những cậu đồng thì mặc theo lối thanh niên trẻ và có khăn quấn.

Múa lễ: Sau khi thay trang phục chỉnh tề thì những bị thánh thường đứng dậy làm lễ. Đầu tiên là phải cầm hương qua một lớp bọc vải đỏ để dâng lên bàn thờ thánh mẫu và quỳ xuống làm lễ. Sau đó họ quay ra các cử tọa để thực hiện các nghi thức khác như múa quạt, múa kiếm, múa cờ,...

Phán truyền và thăng: Theo văn hóa hầu đồng, sau giai đoạn múa lễ, các vị thánh trong thân xác của các ông bà đồng thường ngồi xuống, nghe hát văn, kính và uống rượu. Còn các phụ đồng sẽ dùng quạt để che xung quanh mặt lúc bị thánh uống rượu như một cách để ngăn giữa trần tục và thánh thần.

hau-dong-la-gi-2
Một giá hầu đồng cần rất nhiều nghi thức

Âm nhạc: Âm nhạc trong hầu đồng chủ yếu dùng chầu văn với nội dung ca ngợi sự linh thiêng của thánh thần và vẻ đẹp của tiên giới. Một số giá đồng còn có cả ngâm thơ cổ.

Ban lộc: Sau khi đã múa xong, các thánh thường ngồi nghe cung văn hát, kể về sự tích lai lịch vị thánh đang giáng. Thánh sẽ biểu hiện sự hài lòng của mình bằng các động tác về gối và thưởng tiền cho cung văn. Lúc này các thánh sẽ dùng những thứ mà người hầu đồng dâng lên như: Rượu, thuốc lá, trầu, nước,... Các thứ nước thánh dùng phải làm nghi thức khai quang cho sạch sẽ. Lúc này những người ngồi xung quanh đến gần để cầu xin hoặc nghe thánh phán truyền. Lúc này thánh sẽ phát lộc. Lộc thánh gồm nhiều thứ như: Hoa quả, bánh trái, gương lược, tiền bạc, nén nhang cháy,...

Những ai có thể hầu đồng?

Đa số những người hầu đồng đều là do hoàn cảnh bản thân thúc ép, do di truyền gia tộc hoặc bản tính có căn đồng. Ai mà có căn nhưng chưa ra trình Thánh thì thường bị bệnh tật ốm đau, làm ăn thất bát. Đây là thứ bệnh âm, dùng thuốc thang không thể qua khỏi. Dân gian gọi đây là hiện tượng bị thần thánh đầy ải. Ra đồng rồi thì sức khỏe được hồi phục, làm ăn hanh thông.

Một khi đã bị Thánh "bắt lính" tức ra trình đồng rồi thì hàng năm các ông bà đồng thường phải tổ chức làm lễ lên đồng. Trong nghi lễ này, theo quan niệm của dân gian, các vị thánh từ các nơi khác nhau bay về nhập hồn vào thân xác các ông bà đồng.

hau-dong-la-gi-3
Những người hầu đồng đều là những người có căn đồng

Khi thực hiện xong nghi lễ xin nhập đồng, các thanh đồng thường phải dùng khăn đỏ để trùm lên đầu, đây gọi là nghi thức giáng đồng, hai tay chắp nén nhang, người lắc lư đến khi thánh nhập, tay của thanh đồng mới buông nén hưởnga và ra hiệu cho người giúp việc biết thánh nào đang nhập, thuộc hàng thứ bậc nào để dâng lễ, mời rượu thuốc.

Khi đó cung văn mới bắt đầu tấu nhạc và xướng cung văn phù hợp với thánh vừa nhập. Trong khi thánh giáng thường có 2 hình thức, giáng trùm khăn và giáng mở khăn.

Hầu đồng không phải là nghi lễ của Phật giáo

Hầu đồng là một nghi lễ trong tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, Tứ phủ, tín ngưỡng ngờ Đức Thánh Trần chứ không phải là một nghi lễ Phật giáo.

Phủ là đền thờ 3 vị: Mẫu Thượng Thiện – Mẫu Thượng Ngàn – Mẫu Thoải.

Mẫu Thượng Thiện biểu tượng cho mẹ Trời, mẫu Thượng Ngàn biểu tượng mẹ cai quản núi rừng, mẫu Thoải biểu tượng mẹ cai quản sông nước. Sau đó người dân thêm vào Mẫu Địa phủ cai quản đất đai ở cõi dương và cõi âm. Từ đó có Tứ phủ. Loại tín ngưỡng này khởi xuất từ cuộc sống nông nghiệp của dân ta. Về sau, khi tiếp biến văn hóa Trung Quốc, người dân thờ thêm Thổ công, Hà Bá và Ngọc Hoàng Thượng đế. Ngoài ra, xã hội nhà nông còn tôn thờ thêm các vị thần Mây - Mưa - Sấm- Chớp.

Văn hóa hầu đồng được các nhà nghiên cứu đánh giá là “bảo tàng sống của văn hóa Việt”. Nghi thức này đã góp phần tạo nên sự đặc trưng rất riêng cho nền văn hóa Việt Nam với những giá trị tín ngưỡng dân gian vô cùng độc đáo và thi vị. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp trên đây sẽ giúp độc giả hiểu thêm được về nghi thức hầu đồng nhé. 

Đọc thêm

Tứ diệu đế được coi là cốt lõi, là nền tảng của hệ thống các giáo lý trong đạo Phật. Tất cả các bài học, triết lý của nhà Phật sau này đều được phát triển và mở rộng dựa trên nền tảng của Tứ diệu đế.

Tứ diệu đế là gì? Khám phá những ý nghĩa sâu sắc của 4 chân lý trong đạo Phật
0 Bình luận

Kinh Địa Tạng (Kinh Địa Tạng Bổn Nguyện) bao gồm rất nhiều lời Phật dạy với ý nghĩa thâm sâu nói về công đức, oai lực của Bồ Tát Địa Tạng. Bộ Kinh Địa Tạng đã được Hòa thượng Trí Thịnh dịch từ tiếng Hán Tạng ra tiếng Việt.

Nguồn gốc của Kinh Địa Tạng và lợi ích của Kinh Địa Tạng Bổn Nguyện
0 Bình luận

Sinh thời, Địa Tạng Vương Bồ tát có hồng nguyên cứu độ chúng sinh trong Lục đạo luân hồi với lời thề "nếu chưa độ hết chúng sanh thì không chứng quả Bồ Đề, nếu sự thọ khổ trong địa ngục còn thì không chịu thành Phật". 

Tiền kiếp của Địa Tạng Vương Bồ tát là ai và văn khấn Địa Tạng Vương Bồ tát là gì?
0 Bình luận

Tin liên quan

Vô thường là một thuật ngữ quen thuộc trong đạo Phật, tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ ý nghĩa luật vô thường trong cuộc sống thường ngày.

Vô thường là gì? Hiểu đúng về ý nghĩa của vô thường trong cuộc sống
0 Bình luận

Chùa Ngọc Hoàng (hay chùa Phước Hải Tự) là ngôi chùa mang kiến trúc Trung Hoa vô cùng linh thiêng cho đến nay vẫn chưa có lời giải đáp. Rất nhiều người đến đây cầu tự, cầu duyên đã linh ứng.

Vì sao chùa Ngọc Hoàng là nơi cầu con, cầu duyên linh thiêng nhất Sài Gòn?
0 Bình luận

Đây là những nỗi khổ lớn nhất của đời người mà ai cũng nên biết để có thể vượt qua, sống một đời an nhiên, tự tại.

Lắng nghe lời Phật dạy về 4 nỗi khổ lớn nhất đời người ai cũng nên biết để vượt qua
0 Bình luận


Bài mới

TS Phật học Khangser Rinpoche - tác giả 'Làm chủ cuộc đời, sống hạnh phúc' đến Việt Nam

Năm 2025, TS Phật học Khangser Rinpoche trở lại Việt Nam với chỗi Pháp hội quy mô lớn nhất từ trước đến nay nhằm lan tỏa về một hành trình tràn ngập tình yêu thương và hạnh phúc.

Ngài Khangser Rinpoche thăm và giảng pháp tại chùa Bái Đính và các địa phương

Pháp Hội 2025 do Tôn sư Khangser Rinpoche chủ trì sẽ diễn ra tại nhiều tỉnh thành trên cả nước từ tháng 3 đến đầu tháng 4/2025. Đây là cơ hội quý báu để Phật tử Việt Nam được tiếp cận và học hỏi giáo lý từ một bậc thầy uyên bác.

Hội Xuân Yên Tử vùng đất linh thiêng trong kí ức của người Việt từ xưa tới nay

Theo thông tin chính thức từ Ban tổ chức, Lễ hội Xuân Yên Tử 2025 được chính thức khai hội vào ngày 10, tháng Giêng, năm Ất Tỵ (tức ngày 07/02/2025) tại Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm (xã Thượng Yên Công, TP Uông Bí) và kéo dài suốt ba tháng đầu năm.

Phật gia giảng 'tướng do tâm sinh': Tâm an thì đất bằng, không chấp cầu thì ung dung

Tướng tại tâm sinh, tâm an thì đất bằng, không chấp không cầu thì ung dung, tự tại. Đó là cái quy luật bất di bất dịch trong cuộc đời này...

Đức Phật giảng về 2 dạng người hiếm có khó tìm trên đời: Ai may mắn gặp nhất định phải học hỏi

Đức Phật nói "trên đời có hai hạng người tốt nhất. Một là hạng người không bao giờ lầm lỗi. Còn hạng thứ hai là biết mình lầm lỗi mà lo ăn năn, sám hối, tránh không tái phạm”.

Đức Phật dạy: Ngày nào tâm bình an ấy là ngày tốt

Nếu tin vào nhân quả thì ngày nào hội tụ đủ duyên lành thì đó là ngày tốt. Mỗi người luôn sống đạo đức, tạo phước thiện nhiều thì đó là ngày tốt. 

18 nhọt độc - Câu chuyện Phật giáo về luật nhân quả

Vì kiếp trước xem nhẹ mạng người vô tội nên kiếp này vị hòa thượng phải chịu nỗi đau đớn. Đó là luật nhân quả báo ứng.

Xin thầy hãy cởi trói cho con - Câu chuyện Phật giáo đáng suy ngẫm

Năm 12 tuổi, Tứ Tổ lên chùa nhờ Thiền sư Đạo Tín cởi trói. Khi nghe thiền sư nói một câu chí lý, Tứ Tổ lập tức thấy mình được giải thoát.

Đức Phật dạy: Phụ nữ só 5 nỗi khổ cần được thấu hiểu

Phụ nữ thân mang thiên chức làm mẹ nên có cấu trúc sinh lý đặc thù, làm phái yêu và dĩ nhiên có những nỗi khổ riêng khác biệt với phái mạnh.

Quy định về việc tấn phong Giáo phẩm Thượng tọa Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Tấn phong hàng giáo phẩm Thượng tọa đối với các vị Đại đức có tuổi đời từ 45 tuổi trở lên, tuổi đạo từ 25 hạ lạp trở lên, có đạo hạnh tốt, có công đức với đạo pháp và dân tộc, có đóng góp cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

3 nguyên tắc nhẩm niệm khi đứng trước Bồ Tát Quan Thế Âm để được phù hộ độ trì một đời bình an

Bạn hãy ghi nhớ 3 nguyên tắc khấn niệm Bồ Tát Quán Thế Âm dưới đây để có thể được Ngài phù hộ độ trì cho tai qua nạn khỏi, một đời bình an.

3 câu chuyện ngắn nơi cửa Phật giúp ngộ ra trí huệ thâm sâu của cả đời người

Những câu chuyện ngắn nơi cửa Phật dưới đây chứa đựng triết lý nhân sinh sâu sắc của cả đời người có thể giúp bạn ngộ ra nhiều điều.

Tổ thiện nguyện Hoa Sen: Cúng dường chư Tăng Ni mùa An cư kiết hạ

Ngày 23/6/2024, Tổ thiện nguyện Hoa Sen đã tổ chức thành công chương trình cúng dường chư Tăng Ni trong mùa an cư kiết hạ, một nét đẹp văn hoá trong Phật giáo. Đây là dịp các Tăng Ni thúc liễm thân tâm, trau dồi Tam vô lậu học (Giới - Định - Tuệ), tinh tấn tu đạo trong suốt 3 tháng.

GHPGVN kỷ luật Thượng tọa Thích Chân Quang: Cấm thuyết giảng dưới mọi hình thức trong 2 năm

Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có biện pháp kỷ luật với Thượng tọa Thích Chân Quang, trong đó có nội dung không được thuyết giảng dưới mọi hình thức trong 2 năm.

Cửa thiền sáng chữ tâm của nhà sư Thích Minh Đạo

Thiền thất của nhà sư Thích Minh Đạo là mái nhà chung của trẻ em mồ côi, lang thang cơ nhỡ...

13 hạnh đầu đà hay 12 hạnh đầu đà?

13 pháp tu hạnh đầu đà cốt để tôi luyện thâm tâm, bằng cách diệt trừ lòng tham trước đối với ba vấn đề thiết yếu của cuộc sống thường nhật là cơm nước, quần áo và chỗ ở.

Đề xuất